Bằng cách nào mà Trung Quốc lại có thể tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn cả ở trong nước và ở nước ngoài? Liệu điều này có dẫn tới Trung Quốc bị phá sản trong tương lai không?

Thử tưởng tượng bạn có 100.000 rupees vào năm 1990.

Giả sử bạn nhét tiền vào trong nệm

Rồi đến năm 2020, bạn cắt tấm nệm và lấy tiền ra

Giá trị của món tiền của bạn vẫn là 100.000 Rupee (Rs)

Sức mua của món tiền của bạn – đã giảm gần 93%

Vào năm 1990, với món tiền đó, tôi có thể mua được 2.5kg vàng, giờ đây, tôi chỉ có thể mua được 200Gram vàng

Vào năm 1990, với món tiền đó, tôi có thể mua được 336 mét vuông đất tại khu dân cư cao cấp, ngày nay với món tiền đó, tôi không thể mua nổi 112 mét vuông đất tại khu dân cư bình thường

Giờ hãy tưởng tượng nếu tôi đầu tư 100.000 rs đó, cho 100 người vay, mỗi người 10000 Rs với lãi suất 10% mỗi năm

Giả sử 20% những con nợ phá sản hoàn toàn, 20% vỡ nợ một nửa và 60% các con nợ còn lại thanh toán các khoản vay một cách hợp lệ

Giá trị của món tiền lúc này là 1.13 triệu Rupee!!!

Nếu vào năm 1990, tôi có thể mua 2.5 Kg vàng, thì nay tôi có thể mua được 2.26 Kg Vàng

Nếu vào năm 1990 tôi có thể mua được 336 mét vuông đất tại khu dân cư cao cấp, thì nay tôi vẫn có thể mua được 336 mét vuông đất tại khu vực ngoại thành

Do đó, bạn có thể thấy bằng cách cho vay tiền, hoặc đầu tư tiền, thậm chí nếu 20% các con nợ phá sản hoàn toàn và 20% không trả được nợ ở các giai đoạn khác nhau tương đương với mức vỡ nợ 50% – món tiền của tôi vẫn tăng lên cùng tốc độ với lạm phát, ngay cả trong tính huống tệ nhất

Đó là lý do tại sao Trung Quốc đầu tư và cơ sở hạ tầng

Trung Quốc có một ví tiền lớn, hoặc một cái đệm dày (để giấu tiền mặt)

Trung Quốc cần đầu tư tiền của mình để đảm bảo tiền tăng trưởng về mặt giá trị

Cách duy nhất để làm điều này là bơm tiền vào

(a) Cơ sở hạ tầng

(b) Nghiên cứu và phát triển

(c) Giáo dục

(d) Quốc Phòng

(e) Cho nước ngoài vay thông qua các dự án Cơ sở hạ tầng

Trung Quốc đưa tiền vào lưu thông thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và đồng thời đảm bảo những đồng tiền đó tăng trưởng

Tiền được đầu tư -> Công việc được tạo ra -> Lương được trả -> Tiền đến tay người lao động -> Người lao động tiêu tiền -> Tiền đến tay các nhà bán lẻ, bán buôn, nhà sản xuất -> Nhà bán lẻ, bán buôn, sản xuất đầu tư lại vào Trái phiếu -> tiền quay ngược trở lại Cơ sở hạ tầng nhưng với giá trị cao hơn

Đó là vòng luân chuyển của tiền tệ

Và ngay cả nếu 40% bị thua lỗ, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn có mức tăng trưởng về giá trị tốt hơn so với các kịch bản khác

Và ngày nay, phần lớn các dự án Cơ sở hạ tầng được cấp vốn dựa trên tài sản đảm bảo, và ngay cả nếu nó thua lỗ, thường sẽ hồi phục.

Tại sao Mỹ hoặc Nhật Bản hoặc Ấn Độ không cấp vốn cho các dự án như vậy để ngăn chặn đình trệ kinh tế?

Đầu tiên với Ấn Độ, đơn giản là Ấn Độ không dư tiền. Ấn Độ đang trong trạng thái nợ ròng và Ấn Độ cần từng đồng lẻ để đáp ứng nhu cầu của mình. Khi Ấn Độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng, không giống như ở Trung Quốc, cơ sở hạ tầng này không được tạo ra do nhu cầu mà là để phô trương hoặc để kiếm phiếu trong kỳ bầu cử. Phương pháp này không hiệu quả.

Thứ hai, với Nhật bản – Nhật Bản đã từng ở tình trạng tương tự như Trung Quốc. Thật không may, lúc đó không có ai vay tiền của Nhật Bản cả. Các quốc gia (cần vay) đều là Xã Hội Chủ Nghĩa, Mỹ và Châu u cấm mấy anh Samurai đầu tư cho đến tận đầu những năm 1990. Kết quả là đình trệ kinh tế và đồng tiền giảm giá trị. Vì vậy, Nhật đã bị đình trệ kinh tế và đang trong quá trình vượt ra khỏi đó.

Thứ ba với Hoa Kỳ – USA đã cho vay nhiều tiền hơn so với Trung Quốc rất nhiều. Tính đến nay, Mỹ đã cho vay gần 8.5 nghìn tỷ đô la tiền của mình. Và phần lớn trong số tiền đó không trở lại. Tới nay, 68.5% các khoản Mỹ cho các quốc gia khác vay đã được miễn trả nợ. Gần đây, Mỹ đã chi lên tới 600 triệu đô la cho Lithuania thông qua một khoản vay trung hạn, chỉ để Lithuania có thể đứng lên phản đối Trung Quốc và mở văn phòng đại diện ngoại giao tại Đài Loan. Tương tự như vậy Mỹ cũng đã chi 1.1 nghìn tỷ đôla cho các nước Trung Đông và 2.2 nghìn tỷ đô ở Afghanistan.

Và Mỹ đang in tiền. Không giống như Trung Quốc, Mỹ không có một cái ví đầy tiền mặt.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên và duy nhất trên trái đất sau Mỹ giai đoạn 1945–1970 có thể đầu tư vào các dự án lớn, mà việc đầu tư hoàn toàn dựa vào nhu cầu, có nghĩa là phù hợp với lực thúc đẩy của thị trường

Do đó, khả năng thất bại là rất thấp.

Khả năng thành công là rất rất lớn.

Ngoài một số gợn sóng nhỏ theo thời gian – Nền kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhiều nhờ Chi tiêu cho cơ sở hạ tầng

Một số quốc gia khác có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng dựa theo nhu cầu và đang thực hiện điều đó, và có nhiều khả năng thành công là

(a) Việt Nam

(b) Indonesia

(c) Iran

—————————–

Jiangjunling

Tôi đã làm việc ở Ấn Độ trong hơn 4 tháng hồi năm 2016. Tôi đã đi đến nhiều thành phố và một số ngôi làng ở xa xôi.

Dưới góc nhìn của một người Trung Quốc, Ấn Độ là một thiên đường cơ sở hạ tầng. Trong ba thập kỷ tới, Ấn Độ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất tốt chỉ bằng cách dựa vào cơ sở hạ tầng khổng lồ trong nước.

Vấn đề với Ấn Độ là Ấn Độ là một xã hội tiền công nghiệp, nhưng hệ thống nhà nước, hệ thống tài chính, hệ thống luật pháp và thậm chí cả thái độ của người dân đều là hậu công nghiệp.

Năng lực huy động vốn nhà nước của Ấn Độ quá yếu, cũng như khả năng thu ngân sách của chính quyền trung ương, kém hơn cả Canada, mặc dù Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Sức mạnh cưỡng chế chính phủ rất hạn chế, cộng với việc thiếu tiền, khiến Ấn Độ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Epstein Lance

“Vấn đề với Ấn Độ là Ấn Độ là một xã hội tiền công nghiệp, nhưng hệ thống nhà nước, hệ thống tài chính, hệ thống luật pháp và thậm chí cả thái độ của người dân đều là hậu công nghiệp.”

Tổng quan nghe có vẻ đúng, nhưng liệu bạn có thể giải thích kỹ hơn được không ?

Alex Cummins

“Vấn đề với Ấn Độ là Ấn Độ là một xã hội tiền công nghiệp, nhưng hệ thống nhà nước, hệ thống tài chính, hệ thống luật pháp và thậm chí cả thái độ của người dân đều là hậu công nghiệp.”

Tôi đồng ý với nhận định này. Người dân không thèm nghĩ đến việc làm những công việc “low tech”, những công việc cần thiết cho một xã hội thu nhập bình quân đầu người ở mức 2000 đô/năm. Thay vào đó họ chỉ mơ về hàng không vũ trụ, xe điện….. Cả hai loại công việc (low tech và high tech) đều quan trọng

Prakhar (प्रखर)

Bangladesh nhận ra điều này, đó là lý do tại sao phần đông dân số Bangladesh làm việc trong các ngành công nghiệp “low tech”.

Alex Cummins

Ấn Độ cần phải tạo các “công việc của thế giới thứ ba” trước. OK, công nghệ thông tin, xe điện… sẽ vẫn có chỗ đứng, nhưng hãy để những tầng lớp thấp của xã hội được hưởng thành quả từ những công việc lao trong ngành may mặc, dệt may, da giày…

—————————–

Shashank Khare

Ấn độ có các dịch vụ IT và trong tương lai gần là dịch vụ R&D (nghiên cứu và phát triển), các ngành dịch vụ đó sẽ đem về 200 tỷ đô mỗi năm. Ngần đó là không đủ để nuôi sống 1 tỷ người nhưng cũng đủ để tạo ra đủ nhu cầu để thúc đẩy các công ty Ấn Độ trên trường quốc tế. Hiện nay, Ấn Độ đang tạo một “kỳ lân” mỗi tuần. Công nghiệp quốc phòng cũng đang mở rộng. Ấn độ không nên phát triển giống Trung Quốc – phát triển một cách vô hồn, vô cơ và tàn phá môi trường.Trung Quốc đang đi theo con đường của Liên Xô trong việc chống lại phương Tây và do đó sẽ bị cô lập về tiếp cận công nghệ và thị trường. Điều đó cuối cùng sẽ phản tác dụng và Trung Quốc sẽ vẫn là một nước đang phát triển. Trung Quốc sẽ không thể tiếp cận các công nghệ quan trọng như chế tạo vi mạch và CRISPR, v.v. Không thể phát triển được công nghệ khi bị cô lập. Chiến lược tiếp cận nguồn vốn và công nghệ phương Tây của Ấn Độ là không tồi một chút nào. Trung Quốc chắc chắn đang đi sai hướng. TQ đã chống lại Ấn Độ trong những năm 60 và ngày nay trong thế kỷ 21 ở biên giới Ladhak. Thậm chí không cần phải nghĩ về biên giới. Hãy biến Đường kiểm soát thực tế thành biên giới và tập trung vào việc kinh doanh. Tài nguyên địa lý không phải là chìa khóa cho sự phát triển trong thế kỷ này. Cần tập trung hơn vào nguồn nhân lực. Tôi không biết đến bao giờ các chính trị gia mới học được những điều đơn giản này. Họ sử dụng cảm xúc để có lợi cho bản thân. Nhưng Trung Quốc và Ấn Độ cần học cách bắt các nhà chính trị gia hiểu được rằng việc làm ăn mới quan trọng chứ không phải là biên giới. Nhưng tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra trong thế kỷ này.

Epstein Lance

“Ấn độ không nên phát triển giống Trung Quốc – phát triển một cách vô hồn, vô cơ và tàn phá môi trường.”

Lại sai. Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng trong 20–30 năm đầu tiên của quá trình tự do hóa kinh tế , mối quan tâm về môi trường không nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu. Nhưng trong một thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn nhất để bảo tồn và thậm chí xây dựng lại tính bền vững của môi trường. Để giúp bạn hiểu đơn giản hơn, bạn có thể xem xét tình huống này. Giả sử sắp đến kỳ thi quan trọng. Bạn học chuẩn bị cho kỳ thi cả ngày lẫn đêm, chấp nhận hy sinh nhiều thú vui của bản thân. Giờ khi đã vượt qua kỳ thi, bạn có thể thư giãn. Mặt khác, nếu bạn bắt đầu thư giãn trước kỳ thi, bạn có thể biết rất rõ kết quả. Vì vậy, trong trường hợp đó, tôi hy vọng không cần phải nói với bạn, trường hợp nào phù hợp với quốc gia nào.

Ngoài ra, mặc dù tăng trưởng chậm hơn nhiều so với Trung Quốc, nhưng nhiều thành phố và sông ở Ấn Độ lại nằm trong số những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới.

Và bạn dường như rất ngưỡng mộ phương Tây. Vì vậy video dưới đây là dành cho bạn.

https://www.youtube.com/watch?v=6q5VsEew0ZM…

Global Capitalism: China – US’s First Real Competitor in a Century [November 2021] – Chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Trung Quốc – Đối thủ cạnh tranh số một của Hoa Kỳ trong một thế kỷ [tháng 11 năm 2021]

“Chiến lược tiếp cận nguồn vốn và công nghệ phương Tây của Ấn Độ là không tồi một chút nào”

Khi tìm kiếm địa điểm trên bản đồ, bạn sẽ mở phần mềm nào, Google map hay Bhuvan? Tóm lại tôi muốn hỏi Ấn Độ đã tiếp cận được bao nhiêu công nghệ. đơn giản là bạn đang sống trong thiên đường của những kẻ ngu ngốc. Trung Quốc không cần tiếp cận bất cứ thứ gì mà họ đã vượt quá.

Shashank Khare

Ấn Độ không có nhiều nhà máy như Trung Quốc do đó ít tác động đến môi trường hơn. Bạn lấy một số dữ kiện và khái quát hóa. Hầu hết ô nhiễm ở Ấn Độ là do xe cộ, sẽ biến mất khi ngày càng có nhiều xe điện chạy trên đường.

Sự phát triển của Trung Quốc bắt trước theo phương Tây- theo định hướng GDP. Ở Ấn Độ, mô hình phát triển dựa trên GDP này đang bị đặt câu hỏi. Ở Trung Quốc, những câu hỏi kiểu này sẽ không bao giờ nảy sinh. Ấn Độ là một quốc gia độc đáo. Ở đây mọi thứ bắt đầu bằng một câu hỏi. 

Xã hội Trung Quốc là cực đoan. Trung Quốc phải làm rất nhiều để không bị như Nga – cường quốc quân sự không để lại bất kỳ ảnh hưởng gì cho thế giới.

Epstein Lance

Một lần nữa sai lầm. Suy thoái môi trường ở Ấn Độ còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc mặc dù tỷ lệ công nghiệp hóa rất thấp. Và tôi không lấy một vài dữ kiện mỗi chỗ một tí mà đang nói về bức tranh tổng thể chung.

Và bạn nói rằng ô nhiễm do xe cộ sẽ biến mất khi lượng xe điện tăng lên. Có thật không? Delhi đã chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng chạy bằng khí nén tự nhiên từ hơn 20 năm trước và tôi tin rằng Delhi đã từng ít ô nhiễm hơn bây giờ. Có nghĩa là những gì bạn nói không là gì khác ngoài mơ tưởng. Và ngay cả ở mặt trận xe điện, Trung Quốc cũng dẫn đầu phần còn lại của thế giới.

Về việc xã hội thủ cựu, tất cả các nền văn hóa Đông Á nhiều hay ít đều thủ cựu, cũng như phần lớn các quốc gia phát triển.

Người ta có thể tranh luận rằng Ấn Độ cũng giống các nền văn hóa Đông Á, theo chủ nghĩa thủ cựu, hơn là bất cứ điều gì giả vờ mà bạn muốn nghĩ đến. Đối với việc Trung Quốc kết thúc như Liên Xô, sự thật của vấn đề là Trung Quốc đã tan rã và tái hợp nhiều lần trong lịch sử nhưng bạn có thể nói như vậy với Ấn Độ không?

Và bạn cũng sai khi dựa trên mô hình GDP của Trung Quốc không phải của Ấn Độ. Lần cuối cùng chính phủ Trung Quốc nói rằng Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ bằng cách trở thành nền kinh tế nghìn tỷ đô la là khi nào?

Chưa bao giờ

Trọng tâm và phương châm của chính phủ Trung Quốc là một quốc gia thịnh vượng vừa phải cho tất cả công dân của nó. GDP khổng lồ chỉ là sản phẩm phụ của chính sách đó

Vì vậy, tất cả các đánh giá của bạn không chỉ về Trung Quốc mà ngay cả về Ấn Độ đều đã sai.

—————————–

Sonu Agarwal

Người Trung Quốc đưa ra quyết định dựa trên tính toán thực tế để nhìn ra tương lai bằng kinh nghiệm của họ, và đó là lý do tại sao họ là trung tâm sản xuất của thế giới. GDP của TQ sẽ sớm vượt mặt US. Bạn có có thể ghét Trung Quốc nhưng không thể coi thường Trung Quốc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *