BẬN RỘN CÓ THỂ LÀ MỘT CẢM GIÁC RẤT TUYỆT VỜI

Việc thỉnh thoảng bận rộn có thể đem tới cảm giác rất tuyệt. Khi chúng ta bận rộn kiếm sống, lãnh đạo người khác một cách hiệu quả, đạt được những thành công trong học thuật hay nghệ thuật, làm tất cả những việc đem lại cho ta sự ngưỡng mộ của bạn đời, cha mẹ hay bạn bè; chúng ta cảm thấy mình thật năng suất, cảm thấy thỏa mãn và gắn kết cả về mặt tình cảm và lí trí đối với mục đích của cuộc sống. Kiểu bận rộn này nạp năng lượng cho chúng ta; còn một kiểu bận rộn khác khiến chúng ta buồn chán, cảm thấy quá tải và thất bại tràn trề. 

Dấu hiệu thường gặp của sự bận rộn này là ngày càng mệt mỏi do căng thẳng, giả bộ che giấu sự tự nghi ngờ, la hét hoặc mất kiểm soát đối với cảm xúc và lẩn tránh những khó khăn. Dấu hiệu cuối cùng đặc biệt đáng chú ý. Rất nhiều người trong chúng ta sống trong một thế giới coi bận rộn là một thứ tôn giáo, trong đó rất dễ để lấp đầy một ngày bằng cách làm việc quá nhiều và kích thích cao độ những giác quan của mình, nhằm trốn tránh những khó khăn hoặc những sự thật khó chấp nhận trong cuộc sống của mình. Nếu chúng ta không hạnh phúc, thì thật tiện khi lấy cớ rằng mình bận rộn để không phải xác định những vấn đề trong công việc hoặc trong cuộc sống gia đình. Thỉnh thoảng, tuyên bố ta bận rộn như thế nào chính là để thể hiện rằng “Tôi hẳn đã (làm ơn đi, tôi hi vọng rằng mình đã) thỏa mãn những kì vọng, bởi vì, sau cùng thì tôi đã liên tục làm việc, cho đi, phấn đấu, đạt được những thành tựu và nỗ lực hết sức mình cơ mà!” 

Và một lần nữa, đúng là ta có rất nhiều việc để làm. Con người phải ăn. Con người đau ốm và cần được chăm sóc. Chúng ta phải làm việc, phải vận hành việc kinh doanh, phải sửa chữa những vật hỏng hóc. Ngày nào cũng vậy, chúng ta có đủ những thể loại công việc – từ những việc bình thường tới những việc rất khó khăn – mà ta muốn hoàn thành. Thêm vào đó, bên cạnh lợi ích cá nhân, nhiều người trong số chúng ta còn lo lắng trước những thách thức về tài chính, môi trường và tài nguyên của cộng đồng mình, của quốc gia và cả hành tinh. Đây là những vấn đề lớn lao, gây tranh cãi và chưa có tiền lệ. Cảm nhận của chúng ta rằng có quá nhiều việc cần làm là chân thật và đáng được nhìn nhận, thậm chí cần được tôn trọng. Dù vậy, kể cả khi phải đối mặt với những thách thức vượt quá khả năng và khiến mình nản chí, tôi vẫn tin vào sức mạnh của sự “ít hơn”. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *