Bạn nuôi dạy con cái như thế nào để khiến chúng trở thành những nhà kinh doanh?

Trả lời: Asim Qureshi, nguyên phó chủ tịch tại Morgan Stanley.

Tôi dùng phương pháp khá là cực đoan.

Các con của tôi (8, 10, 12 tuổi) đều được dạy học ở nhà. Khi chúng được từ 10 đến 13 tuổi, thì đã hoàn thành các bài thi dành cho tuổi 18.

Hơi lạc đề một chút để nói về việc học tại nhà. Các con của tôi không hề kém về mặt xã hội, và tự tin hơn nhiều so với một học sinh trung học bình thường. Chúng nói được 5 thứ tiếng, và đang học tiếp ngôn ngữ thứ 6, hai đứa lớn hiện tại có thể đọc hiểu được bảng tài chính. Con trai tôi đang học lập trình để tự tạo ra ứng dụng của nó, chơi đá bóng ở cấp độ quốc gia, và là một trong những người chạy nhanh nhất cả nước ở mức 5k trong lứa tuổi của mình. Tôi tin rằng việc học ở nhà là lý do chính cho các thành tích của chúng.

Sau khi đã hoàn thành xong các bài thi dành cho tuổi 18, chúng ở trong độ tuổi từ 10 đến 13, nên dành thêm từ 6 – 12 tháng làm việc cho những công ty khởi nghiệp công nghệ để thu thập kinh nghiệm làm việc và thực tế. Từ lúc đó, thì chúng đã gần như là độc lập hoàn toàn về mặt tài chính.

Từ 11 – 14 tuổi, tôi đầu từ 20k đô vào bất cứ việc khởi nghiệp nào mà chúng muốn làm – có lẽ mấy đứa sẽ cùng làm chung trong một dự án. Nếu thất bại, thì chúng vẫn còn cơ hội. Số tiền này không nhỏ, nhưng nó sẽ mang lại cho tôi lợi nhuận, mà kể có mất trắng thì nó vẫn rẻ hơn, và tốt hơn, một khoản đầu tư vào học phí đại học.

Tôi kỳ vọng chúng sẽ trở thành những triệu phú đô la vào năm 20 tuổi, cùng với đó là việc mang lại lợi nhuận cho những khoản đầu tư của tôi. Tôi tự tin rằng chúng sẽ làm tốt vì sẽ có tôi làm người hướng dẫn, nhưng nếu như kinh doanh không phù hợp thì lúc đó vẫn chưa muộn để chúng vào đại học.

Nhưng tôi hy vọng chúng không phải vào đại học.

Tôi có đang bắt ép chúng không? Không. Tôi chỉ khuyến khích con mình theo cách mà 99% các bậc cha mẹ đang khuyến khích con cái học đại học. Chúng có thể làm mọi thứ chúng muốn – như hiện tại thì chúng đang có rất nhiều ý tưởng và đang mong chờ để được triển khai. Con đường đó là của con tôi, không phải của tôi.

Không có bằng cấp đồng nghĩa với việc chúng sẽ không có một cái vòng nguyệt quế trên đầu – chúng sẽ phải đi ra ngoài và nỗ lực – là điều mà quan trọng hơn bất kỳ tấm bằng nào. Tôi muốn con mình trở nên can đảm khi làm kinh doanh, dám chấp nhận rủi ro, và điều này bắt đầu từ việc chúng lựa chọn việc không cần bằng cấp, nếu đó là con đường chúng chọn.

Trong blog của mình, http://www.wonderyearsschool.com/, bạn sẽ thấy được chúng tôi, là một gia đình, đã tận hưởng hành trình này như thế nào…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *