Ban nhạc Queen đã thực sự thốt lên “Bismillah” trong bài hát Bohemian Rhapsody của họ à?

Câu trả lời:

Phiên bản ngắn gọn.
Đúng rồi. Đó là tiếng Ả Rập, với ý nghĩa “Nhân danh Chúa”.
Cụm từ đầy đủ là “b-ismi-llāh r-raḥmān r-raḥīm” – “Nhân danh Chúa, Đấng Từ Bi, Đấng Độ Lượng” ; Phiên bản ngắn của nó là Bismillah.

Phiên bản dài nè.

Liên quan đến một vài bình luận cũng như những gì tôi đọc được từ những câu hỏi liên quan:

Ca khúc này ‘không’ nói về việc thờ phụng quỷ dữ hay phù thủy như một số người bảo, Freddie KHÔNG thờ quỷ nhé. Ồ, tôi có xem một vài video youtube dài ngoằng nói là anh có thờ mà, xong thông tin đó được tạo ra từ những hiểu biết sai lầm về ca từ và cuộc đời của ông, cũng như những gì ông từng đùa trong một cuộc phỏng vấn: –

“Tôi thà xuống địa ngục còn hơn, cứ nghĩ đến tất cả những con người thú vị bạn có thể gặp mà coi..”

Theo quản lý của Freddie cùng nhiều người bạn gay, Bohemian Rhapsody là lời thú nhận của chàng ca sĩ. Dù cá nhân tôi cho rằng nghe có vẻ khá giống với việc ông đang phải đấu tranh với bản thân về xu hướng giới tính của mình lúc bấy giờ, và ảnh hưởng của nó với cuộc đời ông, cũng như cách mà ông cố gắng phủ nhận nó, nhưng rồi cuối cùng ông vẫn chấp nhận. (Vậy nên, khá giống với một bài hát thú nhận đó.. Tôi đoán vậy..)

Bohemian có nghĩa là ‘không tầm thường’ – và ông đã sống một cuộc đời “không tầm thường” thật mà – ông không phải là một người đàn ông “thẳng” sống với vợ cùng các con, làm một công việc văn phòng từ 9h-5h, v.v.

Câu trả lời này sẽ dài hơn rất rất nhiều so với yêu cầu đặt ra của câu hỏi, vốn dĩ chỉ cần hai chữ: “Đúng vậy”. Nhưng tôi đã đọc được rất nhiều thứ trái khoáy người ta nói về Freddie chỉ vì ông dùng tiếng Ả Rập và Parsi trong một số ca khúc mình viết nên; và vì một số câu nói đùa ông đưa ra khi phỏng vấn. Vì thế tôi sẽ dùng dịp này làm cơ hội để nói một vài điều về cuộc đời của Freddie Mercury vào thời điểm rất quan trọng này trong cuộc đời ông; và hi vọng rằng mình sẽ bác bỏ được tin đồn cho rằng ông đi thờ quỷ, v.v.

Dù câu trả lời khá dài, nhưng nó đều liên quan đến bài hát Bohemian Rhapsody và ca từ của nó, trong đó bao gồm ‘Bismillah’.

Một chút về nên tảng tôn giáo của ông.

Ông lớn lên trong một gia đình Parsi theo Hỏa giáo (Zoroastrian), môi trường đó cực kỳ đa dạng tôn giáo. Ông theo học một trường nội trú “Nhà Thờ Anh” – vì thế cũng được tiếp xúc với lịch sử công giáo, đức tin, cầu nguyện hằng ngày khi tới trường.

Có rất nhiều người theo đạo Hồi, đạo Hindu, Công Giáo, cùng nhiều tôn giáo nhỏ khác sinh sống quanh đó, và ông tiếp xúc với tất cả các tôn giáo đó cũng như những bài giảng của họ về cuộc đời – Gia đình, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, và cả những gì họ nói về cảm xúc với người cùng giới.

Tất cả các tôn giáo đó đều nói giống nhau về những người theo đuổi phong cách ‘Bohemian’ này, cũng như nơi mà họ sẽ phải đến – Địa ngục.

Bài hát và ca từ của nó

Bohemian Rhapsody sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu bạn bắt gặp ca từ của nó sau khi nghe bài “Love of my Life” được viết cho Mary, được phát hành vào năm 1975. “Bohemian Rhapsody” phát hành năm 1975 và “Mustapha” vào năm 78, cả bài “Don’t stop me now” năm 1978 nữa, sau khi ông chấp nhận xu hướng tính dục của mình và thấy thoải mái hơn với nó cũng như ‘da thịt’ của mình (tạm gọi như vậy đi).

Những ca khúc này cho chúng ta biết đôi điều về suy nghĩ của Freddie lúc đó, và cảm xúc của ông về cuộc đời. Bạn cũng nên đọc thêm về cuộc sống của ông ở nhà, ở nơi làm việc trong khoảng thời gian đó. (1974 -1976, sau đó là từ 76 trở đi)

Ông và Mary đang trải qua giai đoạn khó khăn trong chuyện tình cảm của họ. Mối tính đó kết thúc vào năm 1976 khi ông nói với bà rằng ông là người song tính. Theo lời Mary, và cả lời thừa nhận của chính Freddie, ông đã nghĩ rất nhiều về chuyện này kể từ năm 1974. Năm đó, ông trải nghiệm chuyện tình cảm đồng giới lần đầu tiên khi đang trong tour diễn ở Mỹ. Từ đó, ông và Mary bắt đầu dần xa cách khi ông cảm thấy tội lỗi vì không chung thủy với bà, cũng như mặc cảm khi chuyện đó lại xảy ra với một người đàn ông khác.

Bản thân Mary cũng biết có điều gì không ổn. Bà cho rằng ông đi yêu một người phụ nữ khác khi đang đi tour, và khi bà xem lại các thước phim về show diễn trong đó nhiều phụ nữ lao mình về phía ông. Ngoài ra, Freddie còn cố tránh mặt bà vì cảm giác tội lỗi. Ông chỉ vào phòng khi bà đã ngủ và lại rời đi trước khi bà thức giấc, đồng thời dành nhiều thời gian ở phòng thu hơn vì ông muốn như vậy, đồng thời cần thêm “không gian” để suy nghĩ mọi việc cho thấu đáo. Mối quan hệ của họ càng căng thẳng hơn.

Ông yêu Mary nhiều hơn bất cứ điều gì, bất cứ ai; nhiều năm sau ông vẫn nói không người tình nào của mình có thể thay thế Mary được, và trong tim ông, bà vẫn là người vợ hợp pháp duy nhất, chưa kể chuyện ông để lại gần hết gia tài cũng như phí bản quyền âm nhạc cho bà.

Ông còn bảo (khi bà khăng khăng không nhận gì) “Chà chà, chúng ta đã đính hôn rồi, nếu chuyện không như thế này thì đằng nào tất cả cũng là của em mà. Nên xin em cứ nhận đi”.
Vì thế, một mặt ông rất yêu Mary, song mặt khác, ông có thứ ‘nhu cầu’ mà Mary không thể giúp gì được, một vai trò bà chẳng thể đảm nhiệm – sự thèm khát với đàn ông.
Khi mọi chuyện giữa họ trở nên tồi tệ tới mức suýt chia tay, ông không muốn mất bà và đã viết ra ca khúc “Love of my life” cho bà để nói rằng ông luôn yêu bà, và muốn hàn gắn tổn thương giữa họ.
(Cứ nghe bài hát mà coi)
Ông đã trải qua hai năm vật vã vì mong muốn có được một cuộc sống với Mary và cố gắng phủ nhận tình cảm của mình dành cho những người đàn ông khác, song việc này lại càng khiến ông đau khổ và cảm thấy tội lỗi, đồng thời cũng khiến chính Mary buồn… Ông không hề muốn như vậy.

Ông cũng khổ sở vì mọi tôn giáo có vẻ đồng thuận trong chuyện này, rằng ông sẽ phải xuống địa ngục vì dám nghĩ tới những điều mình đang nghĩ, chưa kể còn dám làm những điều đó nữa. Vì thế, ông dành khoảng thời gian 74-76 để tìm hiểu xem tại sao Chúa lại coi tình yêu là sai trái, bất kể tình yêu đó được dành cho ai đi chăng nữa.

Và rồi ông hoàn thành bài Bohemian Rhapsody và tung ra vào năm 1975.

Câu đầu có thể coi như lời tự hỏi của chính mình: “Is this the real life?
Is this just fantasy?” – như thể, cuộc sống của ông với Mary là thực hay chỉ là ảo giác vì ông là bi hay gay, hoặc ngược lại, vì ông đang rất hoang mang, vì ông mới phát hành ca khúc “Love of my life” vì tình cảm dành cho Mary.

“Caught in a landslide” – vẫy vùng trong vũng lầy, ông bị lôi đi, không phương hướng, không kiểm soát được cảm xúc của mình. Và dù có cố phủ nhận cảm xúc tới mức nào, ông vẫn bị nó cuốn đi.

“No escape from reality” – Thực tại ở đây là ông yêu mến đàn ông cũng như phụ nữ, dù ông có phủ nhận tới mức nào đi nữa.

“Open your eyes
Look up to the skies and see” – Mở mắt ra và nhìn vào sự thật đi, nhìn lên bầu trời là hình ảnh về lời cầu nguyện với chúa trời và hỏi xem liệu điều gì sẽ xảy ra với mình, liệu mình có bị xét xử vì cảm xúc và suy nghĩ của mình không.

“Because I’m easy come, easy go” – Đến dễ dàng, đi nhẹ nhàng, cách ẩn dụ cho song tính khá phổ biến vào thời điểm đó.

“A little high, little low” – Lúc bay bổng, khi trầm lắng là cảm xúc của ông lúc bấy giờ.

“Anyway the wind blows, doesn’t really matter to me, to me” – lại một ẩn dụ cũ về song tính. Ý nghĩa ở đây là, ông không quan tâm đó là đàn ông hay phụ nữ.

Và rồi sau đó đến đoạn “Mama, just killed a man” – giết chết con người “bình thường” cũ rích của mình, vì đến lúc này ông đã ăn nằm với đàn ông rồi, và ông hiểu rằng ấy sẽ là dấu chấm hết cho mối quan hệ của mình với Mary. Đây cũng là dấu chấm hết cho mối quan hệ với gia đình và những gì ông muốn bản thân mình có được (một người vợ, những đứa trẻ, vv) và ông bắt đầu thành thực với chính bản thân mình rằng ông thích đàn ông và không thể phủ nhận được nữa vì việc phụ nhận sẽ làm cả ông và Mary – người ông yêu nhất trên đời – cùng khốn khổ. Ông biết rằng mình chẳng thể trông đợi Mary chấp nhận chuyện mình ăn nằm với những người đàn ông khác khi ông đã kết hôn với bà, bà sẽ đau đớn biết chừng nào khi ông gian đối đến vậy.
Vì thế, ông “giết con người đó” – bản ngã cũ của mình.

“Life had just begun” – cuộc sống với Mary có vẻ đã tiến triển bước nào, họ đính hôn, mua nhà, sự nghiệp của ông thăng hoa, họ đều đang còn trẻ… Ông có mọi thứ..

“but now I’ve gone and thrown it all away” – ông gian dối sau lưng bà, đi gặp người đàn ông khác lúc lưu diễn tại Mỹ, và rồi 2 năm sau đó cảm thấy tội lỗi và né tránh cả Mary cùng sự thật.

“Mama, oh oh Didn’t mean to make you cry” – ông biết rõ chuyện kỳ thị liên quan đến chuyện tình yêu đồng giới, và rất lo lắng cho gia đình – ông chưa từng thừa nhận mình là bi hay gay với họ. Họ muốn ông kết hôn với Mary (hoặc một cô gái xinh xắn nào đó), có những đứa trẻ…

“If I’m not back again this time tomorrow
Carry on, carry on, as if nothing really matters” – Dù ông chưa quyết định 100% rằng mình sẽ đi theo con đường nào – sau cùng ông vẫn yêu Mary, và ca khúc “Love of my Life” được phát hành cùng năm với Bohemian Rhapsody là nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đó. Bài hát nói về nỗi đau của ông. Nhưng nếu ông không thể quay lại, thì hãy cố gắng lên, vì ông vẫn là đứa con của họ… dù hơi ‘khác’ so với trước như ông sẽ phải thừa nhận.

“Too late, my time has come” – Giờ đây ông đã ‘gặp’ thêm nhiều người khác sau lưng Mary rồi và còn chấp nhận rằng thứ cảm xúc đó sẽ không tan biến đi được, đồng thời biết rằng mình phải đưa ra lựa chọn, và sâu thẳm trong tâm, ông biết lựa chọn đó là gì. (Chấp nhận rằng mình không ‘thẳng’ – tức là rời bỏ Mary).

Sau cùng thì, đó là điều gây cho ông nhiều cảm giác tội lỗi nhất – rằng ông là kẻ dối trá, rằng mình có tình cảm với đàn ông – điều mọi tôn giáo ông từng tiếp xúc coi là một tội lỗi và xứng đáng bị đày xuống địa ngục… Ông còn biết rằng mình chẳng thể phủ nhận chuyện này, rằng nếu mình chống lại cảm xúc đó, những người thương yêu của ông sẽ đau lòng lắm. Nhưng ông đã dành ra tận 2 năm cố gắng phủ nhận chuyện đó, và cả ông lẫn Mary đều buồn, và ông còn chẳng thể điều khiển được cảm xúc của mình.

“Body’s aching all the time” – ngứa ngáy vì cảm giác tội lỗi cùng những xúc cảm ông không phủ nhận nổi.
“Goodbye everybody I’ve got to go” – Con người cũ của ông phải ra đi, để dành chỗ cho người mới, cho sự hạnh phúc, và để Mary được tự do.

“Gotta leave you all behind and face the truth” – Đối diện với sự thật rằng ông thích đàn ông cũng như thích phụ nữ, và dù cố cố gắng phủ nhận nó tới đâu, cảm xúc đó vẫn ở nguyên vẹn vị trí ấy. Ông cần đối mặt trực tiếp, thừa nhận nó, ít nhất là với bản thân mình cùng Mary.

“I don’t want to die” – Ông không muốn mất Mary và cảm thấy xung đột, nhưng không thể làm được gì.

“Sometimes wish I’d never been born at all” – Quá sức chịu đựng rồi, ông mặc cảm, trở nên kiệt quệ và lo lắng mình sẽ làm tổn thương những người mình yêu mến, lo lắng cả về mặt tôn giáo nữa.

Ông biết rằng mình cần đưa ra lựa chọn công bằng và tốt nhất cho cả hai người, vì thế ông đã thú nhận với bà rằng ông là người song tính. Mary bảo bà nghĩ ông gay và rồi họ chia tay, nhưng vẫn cực kỳ gắn bó với nhau, thân thiết tới tận phút cuối.

Khi một người bạn gay hỏi Freddie về lời bài hát, ông bảo:- “Nếu biết thì đã biết rồi. Nếu không thì chẳng biết đâu”.

Sau đoạn mở đầu nói về chuyện kết thúc cuộc đời / chuyện tình cảm ở trên, bài hát nhảy tới không khí ở phòng xử án. Đây có thể coi là khung cảnh ở ‘kiếp sau’ khi những sinh linh tối cao đang quyết định xem nên cho ông đi lên… trên hay xuống dưới, vv.

Đó là lúc từ “Bismillah” xuất hiện..

“Spare him his life from this monstrosity” – Ông ước rằng mình không phải khốn khổ trong suy nghĩ như vậy, rằng cuộc đời mình đáng lẽ phải đơn giản hơn thế này.

“Easy come easy go will you let me go” – Ông là người song tính, chúa có thể tha tội cho ông được không?
“Bismillah, no we will not let you go,” – “let him go”
“Bismillah, we will not let you go,” “let him go”
“Bismillah, we will not let you go, “let me go”
“(Will not let you go) let me go (never, never let you go) let me go (never let me go) Oh oh no, no, no, no, no, no, no”

Đây là câu trả lời, “Nhân danh Chúa trời, bọn ta sẽ không tha cho ông đâu” –

Vì sự thực là nhiều tôn giáo không chấp nhận chuyện quan hệ đồng tính, và những kẻ cho suy nghĩ “bất thuần” dám thực hiện hành động như vậy sẽ phải xuống địa ngục.

“Beelzebub has a devil put aside for me for me for me” – Bởi vì trong mọi tài liệu ông đọc được, họ đều nói ông sẽ phải xuống địa ngục vì những suy nghĩ và cảm xúc khác thường đó.

Freddie KHÔNG thờ phụng quỷ dữ đâu nhé. Ông “sợ hãi” trước những kiến thức tôn giáo thôi.

TLDR: Đúng rồi! Ca khúc này có chữ Bismillah.

Về chuyện người ta dùng chuyện này để nói rằng Freddie là kẻ thờ quỷ: Việc đó không khiến ông trở thành kẻ thờ quỷ nhé. Nói vậy chẳng khác nào bảo bất cứ ai nói “Chúa”, “Nhân danh Chúa” bằng tiếng Pháp hay Đức hoặc bất cứ thứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Anh là kẻ thờ quỷ. Ngớ ngẩn.

Theo: Vũ Cường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *