Bạn đã từng vì ánh mắt của ai mà phải suy nghĩ chưa?

Là vì một bà cụ.
Tối hôm đó, chúng tôi nhận được lời kêu cứu của an ninh một ga tàu điện ngầm, họ nói rằng có một cụ bà cố gắng vào cổng mà không quẹt thẻ và đã bị nhân viên chặn lại.
Nhân viên nhà ga có hỏi gì đi nữa, bà cụ cũng không hé một lời. Khi đến nơi, chúng tôi thấy cụ bà này mặc chiếc váy hoa màu xanh, đầu quấn khăn và đeo khẩu trang to, đôi mắt lóe lên vẻ vô tội khó tả. Nhưng dù chúng tôi có hỏi câu gì, cụ bà cũng giữ im lặng, tư thế kiên quyết như những người lính ngầm kiên quyết giữ bí mật của cách mạng vậy.
“Nhà của bà ở đâu? Để tụi con đưa bà về nhé?”
“Bà có thông tin liên lạc của gia đình không?”
“Hay chúng ta tới trạm cứu hộ nhé?”
Thật ra cũng khá dễ dàng để tìm ra danh tính của bà cụ, nhưng chúng tôi chỉ tìm thấy địa chỉ thường trú của bà. Chúng tôi thử liên hệ với văn phòng đăng ký hộ khẩu ở đó. Lượng thông tin bên kia cung cấp cũng rất hạn chế. Hơn nữa, bà ấy không biết nơi tạm trú của mình ở Bắc Kinh, chúng tôi thậm chí không biết bà cụ có người thân hay bạn bè gì ở đây không.
Bà cụ cứ im lặng thế này, không chịu đến cơ quan công an. Chúng tôi không dám kéo mạnh tay nên chỉ có thể tìm một chiếc ghế để cho bà ấy ngồi tạm trong sảnh nhà ga. Kết quả là khung cảnh có trở nên hơi kỳ lạ, tất cả các hành khách đều nhìn chúng tôi đứng trước bà cụ và trông chúng tôi như thể đang phục vụ khách quý, mong chờ bà ra lệnh vậy.
Vấn đề bây giờ là: tàu điện ngầm sẽ đóng cửa sớm, chúng tôi cũng không thể để bà cụ ngồi ở đây cả đêm hay sang ngày mai, dù gì bà cũng không thể ở nhà ga tàu này cả đời được.
Nhất định bà cụ có gặp vấn đề gì đó, hoặc có bí mật nào đó.
Sau đó, chúng tôi tự hỏi liệu bà ấy có vấn đề về tâm thần không. Đây cũng là điều mà chúng tôi không muốn gặp nhất. Nếu chúng tôi nghi ngờ đây bệnh nhân tâm thần thì chúng tôi cần đưa người đó đến bệnh viện tâm thần gần nhất. Đã từng có nhiều trường hợp như vậy, nếu tình trạng của bà cụ không cải thiện, vậy thì bà ấy và gia đình có thể sẽ mất liên lạc trong một thời gian. Còn nếu trong trường hợp bà cụ sống một mình, và nếu điều này xảy ra, thì sẽ cắt đứt liên lạc của bà ấy với thế giới bên ngoài.
Nhưng chúng tôi không có cách nào tốt hơn. Trước khi chuyến tàu cuối cùng tới, tôi hỏi bà ấy lần cuối rằng liệu bà ấy có muốn đến bệnh viện với chúng tôi để chẩn đoán tâm thần không, và sau đó sẽ tìm một nơi thích hợp để ở tạm.
Không ngờ lần này bà cụ lại rũ mi, nói: “Bà vừa đi ra khỏi nhà và quên mang tiền nên không mua được vé.”
Tôi ngây ngẩn cả người: “Bà sống ở đâu?”
“…”
Bà ấy không muốn nói thì chúng tôi cũng không hỏi nữa. Trước chuyến tàu cuối cùng, chúng tôi nhờ nhân viên nhà ga tìm một vé phúc lợi và hỏi bà lão xem bà ấy có thể tự về nhà được không.
Bà cụ cầm vé, đứng dậy khỏi ghế, quẹt thẻ để vào ga rồi bỏ lại chúng tôi ở phía sau.
“Người này bị sao vậy nhỉ? Sao bà ấy không nói sớm là không mang theo tiền, đã tối như vậy rồi, làm trễ biết bao nhiêu việc.” Giọng phàn nàn của người nào đó.
“Chắc là gặp vấn đề về tâm thần.” Giọng đoán mò của người nào đó.
Tôi chợt nhớ ra một chuyện. Một người bạn cùng lớp của tôi kể rằng, vào một đêm khi anh ta đang lái xe cảnh sát đi làm nhiệm vụ và tuần tra quanh khu vực này, anh ta có thấy một cụ già đang lang thang bên lề đường. Người đó bước đi lảo đảo, vừa nhìn vào là biết đã uống rượu rồi. Bạn học của tôi sợ ông ấy gây phiền phức vào đêm hôm, vì vậy họ đã xuống xe và bước tới chất vấn ông lão. Ông lão không hợp tác cho lắm, cứ ngồi nhổm răng nói rằng ông bị đau răng một lúc rồi lại chóng mặt, rên rỉ, trông rất bất thường.
Đi bệnh viện nhé? Không đi.
Có thông tin liên lạc của các thành viên trong gia đình không? Không có.
Chứng minh nhân dân? Không mang theo.
Vậy theo tụi cháu về đồn nhé? Không đi.
Bạn học bất lực, sợ ông lão có chuyện gì nên đành cùng ông lão ngồi tạm ven đường. Sau một hồi, ông lão cố gắng đứng dậy rồi nói: “Đi thôi, tôi buồn ngủ rồi.”
Hỏi ra mới biết nhà ông ấy sống ở tòa nhà ở phía sau. Hóa ra, tối hôm đó ông lão gặp chuyện không vui nên một mình uống rượu, rồi bước xuống nhà tản bộ. Vì nhìn thấy các bạn của tôi đến bắt chuyện nên giả bộ giở tính trẻ con.
Nói trắng ra, chỉ có thể miễn cưỡng để ông ấy đi.
Khi nghĩ về câu chuyện vừa rồi, cuối cùng tôi cũng đã hiểu ra vấn đề. Nhớ đến ánh mắt của bà lão lúc nãy, căn bản là không phải là ánh mắt vô tội.
Trông ánh mắt đó giống như là sợ hãi bị ngược đãi hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *