Bạn đã học được gì từ mối quan hệ ở ký túc xá đại học ?

Cuộc sống ký túc xá được chia làm ba loại: 

1. Bạn cùng phòng đều là những người vô cùng tốt, vô cùng thân thiện, y như anh em chung một nhà với chúng ta. (loại này cực kỳ quý hiếm) 

2. Không có những xung đột lớn như đánh nhau, nhưng tâm lý chung vẫn là không muốn có mối quan hệ bạn bè thân thiết. Anh không đụng tôi thì tôi không đụng anh, mạnh ai nấy sống. (Trạng thái chung của hầu hết các sinh viên ở ký túc xá đại học) 

3. Mỗi ngày đều chiến tranh không ngừng, ngươi không chết thì ta chết, chung phòng chứ nhất quyết không chung đường. (Loại này cũng vô cùng hiếm) 

Tôi hoàn toàn đồng ý rằng điều đáng kinh tởm nhất ở các trường đại học Trung Quốc là không thể chọn bạn cùng phòng. Bạn và bạn cùng phòng không thích hợp, bất đồng quan điểm, mâu thuẫn và xung đột nghiêm trọng, nhưng nhà trường lại từ chối đổi phòng ký túc với lý do phải thắt chặt kiểm soát. Người quản lý ký túc từng nói với bọn tôi rằng, dù cho tôi và bạn cùng phòng có xung đột đánh nhau đi chăng nửa họ vẫn sẽ không đổi cho chúng tôi. Phải, một bản án tàn nhẫn như vậy được anh diễn đạt một cách cực kì nhẹ nhàng. Đồng thời anh ấy cũng kể cho tôi nghe một vài ví dụ về những sinh viên nhập viện vì đánh nhau với bạn cùng phòng. Woww, một ví dụ minh hoạ tuyệt vời giúp việc xin đổi phòng giảm thiểu xuống một cách đáng kể. =))))))))))) 

Vào đầu năm thứ nhất, mọi khoá huấn luyện quân sự và giải trí của chúng tôi đều có chung một lịch trình, mối quan hệ của tôi và bạn cùng phòng đều rất tốt. Chà, cảm xúc lúc đó nhanh chóng dâng trào mãnh liệt, tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt, và ký túc xá sẽ là thiên đường hạnh phúc dành cho những thanh niên xa nhà như tôi. Tuy nhiên, bà nó, suy nghĩ đó của tôi rất nhanh đã bị dập tắt. Lúc bắt đầu đến lớp, việc học tập của tôi rất nặng nề và tôi là người có yêu cầu rất cao đối với bản thân. Bạn cùng phòng của tôi thì chỉ nghĩ đến việc vui chơi giải trí, mượn tôi mọi bài tập về nhà và đẩy cho tôi tất cả bài tập của họ mỗi khi tôi chơi game hoặc xem TV. Thời gian biểu cũng trở nên rất lộn xộn, họ thường chơi game vào ban đêm đến tận 2 giờ sáng. Tất cả bọn họ, đều cảm thấy không có vấn đề. Nhưng tôi thì không, tôi dần xa lánh bọn họ và mâu thuẫn cũng đã tích lũy được một chút. Lúc đó, tôi đã cảm thấy giữa chúng tôi đang có vấn đề, và tôi cần tìm ra để giải quyết nó. Chà, tôi nghĩ việc này thật không tồi, tránh rạn nứt giữa tình bạn chúng tôi. Nhưng khi tôi hỏi về thời gian biểu và lịch trình của họ, không ai trong số ba người bọn họ trả lời. Họ im lặng và giả vờ không nghe thấy, không nói chuyện, không phản đối, không có ý muốn giải quyết vấn đề và bắt đầu âm thầm cô lập tôi. Họ cùng nhau chơi game, cùng nhau sinh hoạt và coi tôi như không khí. Khi ấy cuộc sống sinh hoạt của tôi thực sự rất căng thẳng. 

Trải qua hàng loạt những lần rơi nước mắt, những lần trốn khóc một mình vào buổi tối trong sự cô độc, buồn tủi, tôi đã thực hiện một số thay đổi cho phép bản thân sống thoải mái hơn, và để nhanh chóng hoà hợp với bạn cùng phòng. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi tóm tắt được: 

1. Bạn tìm cách để giải quyết vấn đề là rất tốt, nhưng nó phải đúng phương pháp, không thể nào giải quyết trực tiếp. Mà nó phải uyển chuyển và nhẹ nhàng, sau những lần thử nghiệm của tôi, nếu bạn nói anh ta chơi game nhẹ nhàng hơn một chút, ok ~ anh ấy sẽ nhẹ hơn (nhưng bỏ qua đi, cái này không đáng kể -.-). Tôi nghĩ rằng nếu thói quen của bạn không lay chuyển được bạn cùng phòng và bạn cũng không muốn cãi nhau hoặc ăn đấm, thì tốt nhất là bạn nên chịu đựng. Sau đó, hãy mua khăn trải giường mới, tai nghe và mặt nạ dưỡng da để bản thân thoải mái và thư giản hơn. Loại bạn cùng phòng không biết tôn trọng người khác này chỉ tồn tại trong 4 năm ngắn ngủi mà thôi. Cố gắng phấn đấu để phát triển và đừng tốn thời gian vào những điều vô nghĩa như vậy. 

2. Bạn cùng phòng chỉ là bạn cùng phòng, không phải bạn bè. Tốt hơn là bạn nên có kế hoạch và mục tiêu của riêng mình, luôn theo sát người khác, bạn sẽ mất phương hướng. Những nỗ lực không nhất thiết phải bổ ích, nhưng những nỗ lực sẽ không khiến bạn lãng phí cho sau này. Rồi bạn cũng sẽ tránh xa ra được những người không ra gì này. 

3. Giữ thiện chí với những người khác. Những điều nhỏ nhặt, nếu có thể bỏ qua thì hãy bỏ qua. Nhưng nếu chạm tới giới hạn, trực tiếp úp sọt cmn đi :))) hiền quá nó leo lên đầu đấy. 

4. Ký túc xá không phải nhà của bạn, không ai muốn thay phiên nhau dọn dẹp. Tự làm tốt những việc liên quan đến bản thân và đừng để ai có cơ hội nhắc nhở. Ngoại trừ ngủ, nên ở trong ký túc càng ít thời gian càng tốt, ví dụ như đến thư viện chẳng hạn. Ít gặp mặt sẽ ít xung đột hơn. 

5. Tặng họ đồ ăn vặt, thỉnh thoảng nên giúp đỡ, hỏi ý kiến và nói cảm ơn khi bạn mượn một món đồ. Đừng quá thờ ơ khi họ nói chuyện phiếm, lâu lâu nên tham gia cùng họ một vài câu, chứng minh bạn có tồn tại. Duy trì trạng thái hoà bình.

   6.  Đừng nói chuyện hời hợt, nói những lời nhảm nhí hoặc nói xấu bạn cùng phòng. Miệng của bạn cùng phòng không an toàn, không phù hợp để bạn nói lên ý kiến và suy nghĩ cá nhân. 

  7.  Đừng quá mong đợi vào mối quan hệ bạn cùng phòng (sẽ hụt hẫng đó :))), cứ bình thường đi và mong là bạn sẽ có mối quan hệ bạn cùng phòng tốt đẹp. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *