Tôi tham gia buổi họp phụ huynh cho con trai. Cô chủ nhiệm mở một đoạn ghi âm. Đã là cha mẹ thì có lẽ chỉ cần nghe một chút là sẽ nhận ra giọng nói của con mình. Cô giáo không mở video ghi hình vì để giữ lại một chút thể diện cho phụ huynh của đứa trẻ phạm lỗi.
Chuyện là trong lớp có một đứa nhỏ bị bệnh phải nằm viện điều trị. Đứa nhỏ này học tập rất tốt, lúc nào cũng đứng nhất lớp. Cô chủ nhiệm kiến nghị cả lớp mỗi bạn gửi lời chúc đến bạn học không may mắn của mình, mong bạn có thể được về lại với trường lớp sớm hơn.
Các bạn nhỏ bắt đầu lần lượt nói những lúc chúc phúc yêu thương.
“Mau khỏe lại nha, chúng ta cùng nhau chơi cờ.”
“Chúng mình đã chiếm cứ cả sân tập sau trường rồi, đợi cậu khỏe thì cho cậu vị trí thủ môn trong đội.”
“Tớ đã mua cho cậu đôi găng tay thủ môn rồi, đợi cậu quay lại thì chúng ta sẽ cùng nhau giành quán quân.”
“Mau quay lại nha, tụi mình đã nhớ những câu chuyện về vũ trụ kì thú của cậu rồi đó.”
…
Nghe được những lời này của cả lớp, mẹ của bạn nhỏ kia vô cùng cảm động.
Thế nhưng đột nhiên có một giọng nói trong đoạn ghi âm vang lên: “Nếu như cậu chết đi thì tốt biết mấy, tui sẽ giành vị trí thứ nhất của lớp.”
Toàn thể phụ huynh không khỏi bất ngờ trước câu nói này.
Giọng nói kia lại vang lên tiếp: “Tui mong bạn sẽ mãi mãi không khỏe như vậy, tui rất ghét cậu.”
Cô chủ nhiệm tắt đoạn ghi âm đi. Cô nói, cô làm chủ nhiệm đã hơn 10 năm, gặp được rất nhiều đứa trẻ dễ thương. Có lẽ những câu nói kì quái này là từ đứa trẻ được nuông chiều quá mức, cố ý nói như vậy. Nhưng, đoạn ghi âm này là để gửi những lời chúc tốt đẹp đến bạn học đang bị bệnh. Những câu nói như vậy khiến cho cô cực kì kinh ngạc.
Là đứa trẻ nào đã nói những lời vô nhân tính như vậy, bố mẹ của em đó chắc chắn sẽ nhận ra. Cô chủ nhiệm không nói đích danh, chỉ khuyên phụ huynh nên giữ gìn sự lương thiện trong con trẻ của mình.
Tôi về nhà hỏi con trai tôi là bạn nào đã nói những lời đó. Con trai bảo rằng cô chủ nhiệm không cho nói vì sợ phụ huynh sẽ cổ vũ học sinh cô lập bạn này, rồi sau đó lại dẫn đến tình trạng bạo lực học đường.
Tôi nói, “Mẹ sẽ không bắt con cô lập bạn đó.”
Thế là con trai cũng nói ra. Tôi nhớ lại dạo trước cũng xảy ra một chuyện liên quan đến cậu nhóc này, bố mẹ của nó cũng có vấn đề không kém.
Hồi trước, con trai tham gia chuyến du xuân của lớp. Mấy người phụ huynh chúng tôi sau khi đón được mấy đứa nhỏ thì rủ nhau dạo chơi ở trung tâm.
Có ông bố của một bé gái nói rằng không đi chơi cùng nên đã giao bé gái cho tôi trông nom hộ luôn. Thế là tôi dắt hai đứa nhỏ (con trai tôi và bé gái) cùng cả hội đi ăn buffet.
Bé gái ăn rất ít. Con trai tôi cứ kè kè bên cạnh bảo bạn mình ăn nhiều lên, mà phải ăn mấy thứ đắt đắt nữa chứ không thôi lại uổng tiền. Bé gái nói với tôi rằng con trai tôi quá nhiều chuyện.
Sau đó, thằng nhóc hư đốn đã nói mấy lời chúc tàn nhẫn kia ăn không hết đồ buffet thì nhả một đống xuống sàn. Tôi thấy vậy thì nói, “Con như vậy là không được! Con ăn không hết thì cũng đừng lãng phí đồ ăn chứ.”
Sau đó, mẹ nó liền nói: “Đi ăn buffet thì phải như vậy chứ, vậy mới đáng đồng tiền bỏ ra. Tôi không lãng phí như thế thì còn có người lại nhặt đồ ăn lên nữa hả? Thấy ghê! Vậy nên, theo bản chất thì chúng tôi không hề lãng phí đồ ăn.”
Con trai tôi nghe thế thì nói: “Dì ơi, dì lách luật giỏi quá! Còn sẽ báo cáo cho người khác về hành động này của dì.” Thế là hai mẹ con kia không nhả đồ ăn xuống sàn nữa.
Ăn cơm xong, cả đoàn đi dạo. Mẹ của thằng nhóc đó ghé qua nói: “Chị coi chừng con trai nhà chị, mới tí tuổi đầu là học người ta báo cáo với chả tố cáo. Như vậy thì không tốt đâu…blabla”
Tôi đáp: “Nó làm như vậy là đúng mà! Không lãng phí thức ăn cũng là một tính tốt.” Chị ta liếc tôi một cái, kéo bé gái mà tôi đang trông nom đến trước quầy bày bán những món đồ hiệu xa xỉ. Chị ta nói với bé: “Mẹ của con đã có mấy thứ này chưa?”
Bé gái nói chưa. Chị ta liền nói, “Thế thì mua cho mẹ con một cái đi.”
Bé gái nói nó không có tiền, mua không nổi. Chị ta liền nhanh nhảu: “Không sao, dì cho con mượn tiền.” Cô bé có vẻ do dự.
Con trai tôi chạy đến nói với bé gái: “Cậu đừng mua. Cậu mua không được đâu. Lỡ về nhà mẹ cậu không có tiền trả thì làm sao? Mẹ sẽ đánh cậu đó!”
Bé gái nói không mua nữa. Con trai tôi dẫn bạn mình đi mua bánh tart nó thích ăn nhất, nói với bé gái rằng món này rất ngon mà không đắt tiền, bảo bạn mua vài cái về cho bố mẹ. Bé gái kia nghe vậy cũng mua liền vài cái mang về.
Tôi quay qua nói với chị ta: “Chị rõ ràng biết nó mua không được mấy đồ hiệu này mà còn cổ vũ nó mượn tiền mua?”
Chị ta liếc tôi, “Đương nhiên là nó mua được. Chị biết bố mẹ nó kiếm được bao nhiêu tiền không? Chị tưởng làm công chức mà không tham ô sao? Người ta còn mong tôi mượn cái danh con gái người ta để tặng quà cho họ cũng không chừng. Chị nhiều chuyện làm cái gì?”
Tôi đưa hai đứa nhỏ đi khỏi, dẫn bé gái về nhà. Bố mẹ bé thấy con gái mua cho mình bánh tart thì rất vui. Bé kể lại chuyện có dì kia muốn cho mượn tiền mua túi tặng mẹ. Mẹ cô bé nói không cần túi, chỉ cần bánh tart của con gái.
Trên đường trở về, con trai kể nhiều câu chuyện “vi diệu” về thằng nhóc kia nữa. Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy thằng nhỏ này cũng tội nghiệp, bố mẹ nó có vấn đề.
Đến hiện tại khi nghe được đoạn ghi âm kia và biết được lại là thằng nhóc đó nói những lời tàn nhẫn với bạn mình, tôi mới nhận ra: Bố mẹ thế nào thì dạy con ra thế đó.
Haizz, rốt cuộc thì phải bảo vệ con trẻ thế nào để nó lớn lên nên người đây?!