Bạn có thể kể tên 3 hoạ sĩ người Nga mà không cần google không? Và nghệ thuật trực quan của họ có chút ảnh hưởng nào không vậy?

A: Dima Vorobiev, tôi từng làm việc cho bộ máy tuyên truyền Soviet.

Tôi là người Nga nên kể tên 3 hoạ sĩ thì có vẻ gian lận. Vì thế tôi đi thẳng vào câu hỏi thứ 2. 

Nghệ thuật trực quan của nước Nga có tính ảnh hưởng không?

Có. Với một ví dụ đơn giản. 

Nghệ thuật Soviet hợp nhất tầng lớp ưu tú trong xã hội, các truyền thống quý tộc của đế quốc Nga với thuyết tiến bộ cầu toàn của chủ nghĩa Mác cổ điển. Do vậy,  dưới đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật kinh điển thuộc trường phái Stalin có tên “Điểm kém nữa rồi” (1952), của Fyodor Reshetnikov. Bức tranh mô tả một gia đình Soviet thành thị đã thất vọng vô cùng trước bảng điểm của cậu con trai ở trường. Người cha dường như đã hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ 2 nên cậu con trai lớn được trông đợi sẽ là người bảo vệ gia đình khi trường thành, đó là lý do vì sao cô chị và người mẹ nhìn lo lắng ưu tư đến vậy. Còn gương mặt của cậu em trai nhỏ thì như muốn nói “Làm gì có chuyện thằng thất bại này có thể bảo vệ được ai, mọi người nên trông đợi vào con.”  Chỉ có chú chó là thể hiện sự thương cảm của mình với cậu chủ. 

Mô-típ này được lấy từ tác phẩm “Thất bại!” của hoạ sĩ Dmitry Zhukov, với cùng một thông điệp như bạn có thể nhìn thấy ở bức tranh bên dưới. Tại đây cả gia đình dường như đang ở trong một tình trạng vô cùng khó khăn, khi cô em gái bị bệnh nặng còn người mẹ thì kiếm sống qua ngày bằng công việc may vá. Chú chó thì mang dáng vẻ thuần chủng hơn, đang chỉ trích thay vì thông cảm. 

Một biến thể khác của ý tưởng này trong một ý thức hệ rộng lớn hơn được thể hiện trong tác phẩm “Cậu sinh viên lơ đãng” (1950), của Serguey Grigoriev. Tại đây, một nhóm những người Soviet trẻ tuổi và các đồng chí lớn tuổi của họ đang điều hành một buổi họp điển hình chỉ trích một cậu bé buồn bã lười nhác. 

Mô-típ này còn truyền cảm hứng cho một hoạ sĩ đương thời người Trung Quốc có tên Wang Xingwei: “Lại không đứng thứ nhất sao?” Tại đây, một người cha thành đạt đang vô cùng lo ngại rằng đứa con trai của mình, một học sinh của đảng cộng sản sẽ không thể thành đạt chói lọi như mình. 

_______

Hình minh hoạ: “Low Marks Again” (1952), by Fyodor Reshetnikov

Theo: Bùi Thu Vân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *