BẢN CHẤT CỦA VIỆC YÊU THÍCH MỘT NGƯỜI

Nguyên nhân căn bản của việc một người yêu một người khác là gì?

Vì ngoại hình của đối phương? Vì nhân cách của đối phương? Vì địa vị của đối phương? Vì giọng nói của đối phương? Vì tài sản của đối phương?

Tất cả đều không đúng! Vậy rốt cuộc là tại vì sao?

1 .

Chúng ta hãy cùng nghe một câu chuyện nổi tiếng trước:

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, người Do Thái bị Đức quốc xã đàn áp. Có hai anh em người Do Thái cùng thương lượng xem nên tìm ai đến giúp đỡ, và ý kiến của họ đã có sự không thống nhất. Người em trai chủ trương nhờ đến sự giúp đỡ từ một ngân hàng mà cha anh đã từng tài trợ, và người chủ ngân hàng này đã nhiều lần bày tỏ rằng nhất định sẽ trả ơn nếu có cơ hội. Người anh lại cho rằng nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một thương nhân buôn gỗ khác-người đã từng tài trợ cho gia tộc họ khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

Hai người không ai nhường ai, cuối cùng quyết định chia nhau ra hành động, từ đó cả hai mất liên lạc.

Nhiều năm sau, người anh trai chạy trốn sang Nhật Bản với sự giúp đỡ của một người buôn gỗ trở về nhà để tìm em trai của mình, và phát hiện ra rằng gia đình người em đã ch*t thảm ở trại Auschwitz.

Sau đó, người anh trai tìm được từ kho lưu trữ của Đức Quốc Xã bản ghi âm điện thoại đã báo cáo nơi ẩn náu của em trai mình, và người đã gọi điện thoại, lại là chính người chủ ngân hàng kia.

Người anh nhìn trời than thở: “Những người đã từng giúp đỡ ta đáng tin cậy hơn nhiều so với những người ta đã từng giúp đỡ.”

2 .

Có một ví dụ hết sức kinh điển trong ngành Marketing hiện đại. Vào thế kỷ trước, có một nhân viên của một công ty máy hút bụi Mỹ được mệnh danh là “Quán quân Marketing”

Trước khi nghỉ hưu một ngày, ông đã nói với những nhân viên còn lại: “Mấy người là đồ ngu ngốc, đi giới thiệu sản phẩm chỉ biết gõ cửa hỏi: “Xin chào quý bà! Có thể cho tôi xin 3 phút giới thiệu sản phầm của công ty chúng tôi không?” Mỗi lần như vậy, lời còn chưa nói hết thì “Rầm” một tiếng, cửa đã đóng lại rồi. Mấy người nghĩ xem đó có phải là quấy rối người ta không? Khách hàng không báo công an là đã nể mặt lắm rồi.” “

Vậy là những nhân viên còn lại liền hiếu kì hỏi: “Vậy ngài đã giới thiệu sản phẩm cho khách hàng như thế nào?” “

Vị nhân viên Marketing già mới đáp: “Tôi sẽ nói, xin chào quý bà! Tôi là một nhân viên Marketing ngang qua đây, tôi khát nước quá, có thể cho tôi xin một ly nước không?” “

Vậy là, tôi sẽ vào nhà của khách hàng, đầu tiên quan sát một lượt.

Sau đó trong khi khách hàng chuẩn bị nước cho tôi, tôi sẽ nói bâng quơ chuyện nhà chuyện của, rồi nói bóng nói gió vài câu về chiếc máy hút bụi mà mình đang muốn giới thiệu”. Khách hàng không hề có áp lực, sẽ dễ dàng tiếp chuyện.

Như vậy, khả năng tiếp thị sản phẩm thành công có thể tăng lên đến sáu, bảy mươi phần trăm. Những người khác nghe xong như tỉnh mộng, đồng loạt vỗ tay cho nhân viên già kia.

Thật ra trong ví dụ này, có một danh từ thuộc tâm lý học, gọi là:

“Hiệu ứng Franklin”

2 .

Hiệu ứng này được phát triển dựa trên một câu nói của Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập Hoa Kỳ vào thế kỷ 18.

Franklin từng nói:

“Người từng làm điều tốt với bạn sẽ sẵn sàng làm thêm nhiều thứ hơn so với người được bạn giúp đỡ”

Tại sao ông lại nói như vậy? Bởi ông đã từng làm một việc gây ảnh hưởng đến ngành tâm lý học trên toàn thế giới.

Câu chuyện này lần đầu tiên được ghi lại trong cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Carnegie, sau đó, vào năm 1993, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Eliot Aronson đã một lần nữa viết câu chuyện này vào cuốn “Social Psychology”

Câu chuyện đại khái như sau:

Năm 1736, một ngày, Franklin có bài phát biểu tại Nghị viện Pennsylvania.

Một vị Nghị sĩ khác hoàn toàn phản đối quan điểm của ông, liền phát biểu một bài diễn thuyết, phê phán Franklin một cách kịch liệt.

Franklin hơi bất ngờ và không kịp trở tay, tuy nhiên ông lại muốn giành được sự đồng tình của vị Nghị sĩ trên.

Nên làm sao đây?

Trong lúc vô tình, ông biết được nhà nghị sĩ có một bộ sách vô cùng quý hiếm. Vậy là ông đã viết một bức thư rất kính cẩn, mặt dày mày dạn hỏi mượn cuốn sách của vị Nghị sĩ này.

Không ngờ ông ta lại đồng ý, qua một khoảng thời gian, Franklin trả lại cuốn sách và trịnh trọng bày tỏ lòng biết ơn.

Vài ngày sau, khi họ một lần nữa gặp mặt tại phòng hội nghị, Franklin đã miêu tả như thế này:

“Ông ấy thậm chí còn chủ động chào hỏi tôi (trước đây chưa bao giờ), sau khi chúng tôi nói chuyện, ông ấy còn bày tỏ sẽ sẵn lòng cống hiến cho tôi bất cứ lúc nào.” “

Kể từ đó, hai người họ đã trở mặt thành bạn và duy trì tình bạn này trong suốt cuộc đời của họ.

Và những nhà Tâm lý học sau này đã rút ra kết luận:

Cách tốt nhất để một người yêu thích bạn không phải bạn giúp đỡ họ, mà là khiến họ đến giúp đỡ bạn.

Đây chính là nguồn gốc của “Hiệu ứng Franklin” nổi tiếng.

3 .

Một thế kỷ sau, Lincoln, một tổng thống Mỹ khác, được truyền cảm hứng sâu sắc từ “Hiệu ứng Franklin”.

Có một lần, Lincoln chuẩn bị nhờ đối thủ chính trị giúp một việc nhỏ. Một vị Nghị sĩ phê phán: “Tại sao ông lại phải cố gắng làm bạn với những kẻ thù chính trị? Ông nên tiêu diệt chúng. “

Lincoln lại trả lời một cách ôn hòa: “Khi họ trở thành bạn bè của chúng ta, thì chẳng phải là kẻ địch đã bị tiêu diệt rồi sao? “

Để một kẻ địch giúp bạn một việc nhỏ, đã có thể chuyển thù thành bạn. Điều này thực sự có thể sao?

4.

Năm 1969, hai nhà tâm lý học Joan Jack và David Randy quyết định đích thân kiểm tra xem “hiệu ứng Franklin” đã có đến 200 năm tuổi liệu có còn đúng trong thế kỷ 20.

Vậy là họ đã sắp xếp một cuộc thi kiến thức, để tất cả những người tham gia đều giành được một số tiền nhỏ.

Sau khi cuộc thi kết thúc, một nhân viên nghiên cứu nói với một phần ba số người tham gia:

“Ông ấy đã dùng tiền của chính mình để tổ chức cuộc thi, bây giờ ông ấy đã tay trắng, liệu có thể trả lại số tiền đó không?”

Một người thư ký nói với nhóm một phần ba người chơi khác:

“Đây là cuộc thi do Phòng thí nghiệm Tâm lý học tài trợ, hiện giờ Phòng thí nghiệm thiếu kinh phí, tôi có thể yêu cầu mọi người trả lại tiền không? “

Thí nghiệm kết thúc, tất cả những người tham gia được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi khảo sát – bảng khảo sát đánh giá nhân viên nghiên cứu và thư ký bằng điểm số.

Kết quả thí nghiệm cho thấy:

Điểm số của nhân viên nghiên cứu cao hơn hẳn so với thư ký.

Hơn nữa những người sẵn sàng trả lại tiền có xu hướng cho điểm cao hơn những người không muốn trả lại.

Cũng có nghĩa là “Hiệu ứng Franklin” vẫn đúng.

5.

Đại văn hào Tolstoy cũng hết sức tán thành với hiệu ứng này:

Ông từng viết trong cuốn “Chiến tranh và hòa bình” :

“Chúng ta không yêu người khác vì họ tốt với chúng ta, mà vì chúng ta tốt với họ. “

Và cái mà Tolstoy gọi là “tốt”, thực ra chính là sự giúp đỡ và cho đi.

Vì người buôn gỗ đã từng giúp đỡ gia đình Do Thái một khoản tiễn, nên nảy sinh ấn tượng tốt, và sẵn lòng ra tay tương trợ.

Vì khách hàng đã đưa ly nước cho nhân viên bán hàng nên anh ta có ấn tượng tốt và sẵn sàng tiếp nhận lời giới thiệu sản phẩm.

Vì các đối thủ chính trị đã cho Franklin mượn một bộ sách nên có ấn tượng tốt và sẵn sàng hóa giải hận thù.

Cũng chính vì điều này mà những người tham gia cuộc thi kiến thức đặc biệt thích nhà nghiên cứu bỏ tiền túi của họ hơn là thư ký tiêu tiền của công ty.

Trên thực tế, hơn thế nữa, hiệu ứng này còn liên quan đến một hiện tượng tâm lý khác:

Khi bạn đã giúp đỡ ai đó, ngay cả khi bạn không thích người đó cho lắm. Bộ não của bạn cũng sẽ tự động điều chỉnh nhận thức, cho bạn biết rằng người kia là người xứng đáng được giúp đỡ và bạn đang làm đúng.

Bằng cách này, bạn sẽ hình thành nguyên lý “Sự phụ thuộc lối mòn” (Path dependence) trong tâm trí.

Khi đối phương yêu cầu bạn giúp đỡ một lần nữa, bạn sẵn sàng giúp đỡ và yêu thích đối phương hơn lần đầu tiên.

Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Douglas North, chính nhờ khám phá ra định lý quán tính này của con người, đã giải thích thành công sự phát triển của hệ thống kinh tế, và đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1993.

Vậy làm sao để lý giải phản ứng tâm lý này?

6.

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên bạn phải trả lời một câu hỏi khác. Chính là:

Tại sao một người lại có thể yêu một người khác?

Vì ngoại hình của đối phương? Vì nhân cách của đối phương? Vì địa vị của đối phương? Vì giọng nói của đối phương? Vì tài sản của đối phương?

Tất cả đều không đúng! Vậy rốt cuộc là tại vì sao?

Xin các bạn đừng sốt ruột, hãy cùng lắng nghe một câu chuyện trong cuốn “Hoàng Tử Bé” của nhà văn người Pháp-Exupéry:

Hoàng tử bé sống trên một hành tinh nhỏ, và một ngày nọ, một bông hồng mỏng manh đột nhiên nở rộ trên hành tinh này.

Hoàng tử bé chưa từng nhìn thấy loài hoa nào đẹp như vậy nên ngày nào cũng quan tâm, chăm sóc cho bông hoa.

Cậu cảm thấy đây là bông hồng duy nhất trong vũ trụ, đẹp hơn hết thảy các loài hoa khác.

Rồi một ngày cậu đến trái đất và thấy rằng có 5000 bông hồng gần như giống hệt nhau chỉ trong một khu vườn.

Tại thời điểm đó, cuối cùng cậu biết rằng tất cả những gì mà cậu có chỉ là một bông hoa bình thường.

Phát hiện này khiến Hoàng tử bé rất buồn.

Nhưng cho dù như vậy, vì một lý do nào đó, trong lòng cậu vẫn không thể buông bỏ đóa hồng ấy.

Cho đến một ngày, một con cáo nhỏ nói với cậu:

“Chính là cái thời gian cậu đã tiêu phí vì bông hồng của cậu, cái thời gian ấy nó làm cho bông hồng đó trở nên quan trọng đến như thế.”

Hoàng tử bé như chợt tỉnh ngộ, cuối cùng đã hiểu ra:

Cho dù có vô số bông hoa hồng trên thế giới nhưng bông hoa hồng trên hành tinh của anh vẫn là duy nhất.

Bởi vì cậu đã tưới nước cho hoa, bảo vệ bông hoa, nói chuyện với hoa, im lặng cùng hoa … Vì vậy, đó là bông hồng duy nhất của cậu.

7.

Tương tự như vậy, những người sống trên hành tinh của chúng ta, nhiều như sao trời, như cát phù sa.

Thử hỏi: Ai trong chúng ta không phải là một người bình thường trong số hàng triệu con người? Ai trong số những người chúng ta yêu không phải một đóa hoa bình thường trong hàng triệu bông hoa?

Lý do khiến bông hồng trên tay chúng ta nổi bật không phải do bản thân bông hồng rực rỡ như thế nào, mà là vì chúng ta đã dành tất cả sự chú ý của mình cho bông hồng ấy.

Sở dĩ “người tình trong mắt hóa Tây Thi” không phải vì đối phương quyến rũ ra sao, mà bởi chúng ta đã dành hết tình cảm cho người đó.

8.

Tại sao người đơn phương thương luôn luôn lo được lo mất, mà người được yêu thương luôn không sợ mất đi?

Bởi những người ở vế trước vẫn luôn hi sinh, mà những người vế sau gần như không hề.

Tại sao cha mẹ luôn lo nghĩ, mà con cái lại thường dửng dưng?

Bởi những cha mẹ vẫn luôn hi sinh, mà con cái gần như không phải trả giá.

Tại sao đứa con ngoan ít được quan tâm, đứa con hư lại được yêu thương lo lắng?

Bởi vì đứa con hư đòi hỏi cha mẹ phải chú ý, phải hi sinh nhiều hơn. Trong khi những đứa trẻ ngoan luôn làm cha mẹ yên tâm không phải lo lắng.

Vì sao tình mẫu tử thường sâu đậm hơn phụ tử?

Vì người mẹ 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, vượt ngàn nguy hiểm, nên sự hi sinh cho đứa trẻ thường sâu sắc hơn người cha.

Hiệu ứng này có thể áp dụng tương tự cho quan hệ công sở, tình bạn hoặc các lĩnh vực khác.

Cái gọi là “Con khóc mẹ mới cho bú”, “Các mối quan hệ đều sinh ra từ phiền phức”,… đều là những quy tắc vàng được sinh ra bởi hiệu ứng này.

Do đó, sở dĩ chúng ta yêu một người, là do ta phải cho đi

Không có sự cho đi, sẽ không thể có tình yêu

Vậy nên nói đúng ra, trên đời này không hề tồn tại thứ gọi là “Tiếng sét ái tình”.

9.

Nếu ai đó nói với bạn rằng anh ấy đã yêu một cô gái trong phút chốc.

Bạn chỉ cần hỏi anh ta: “”Trong vài giây đó, anh có sẵn sàng ch*t vì cô gái đó không?” “

Anh ta nhất định không nguyện ý, cũng giống như chúng ta không nguyện ch*t vì thần tượng của mình.

Bởi vì trong một vài giây, không thể yêu một người nào đó.

Và tất nhiên, điều này cũng đúng với phụ nữ.

10.

Vậy làm thế để anh ta yêu cô gái ấy? Câu chuyện diễn biến như sau:

Sau lần gặp mặt, anh ta ngày nhớ đêm mong, thậm chí trong mơ cũng không ngừng nghĩ đến cô ấy.

Thế nên anh ta nhớ cô gái cả ngày trừ khi ngủ, có thể lên đến 16 tiếng.

Một chàng trai khác cũng có cảm tình với cô gái ấy, mỗi ngày chỉ nhớ đến cô khoảng 1 tiếng.

Chúng ta giả sử đế yêu một người cần nhung nhớ 160 giờ, vậy thì chàng trai thứ nhất chỉ cần 10 ngày, trong khi người thứ hai cần đến 160 ngày.

Đây chính là chân tướng của “Tiếng sét ái tình”

“Tiếng sét” ở đây vốn dĩ thể hiện cho thời gian, cái gọi là tiếng sét ái tình chính là hai người lần đầu gặp mặt đã có cảm tình với đối phương, nhưng cần có thời gian mới có thể trở thành tình yêu.

Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu hai người cùng cho đi, sẽ sinh ra tình yêu.

Nếu chỉ có một người cho đi, sẽ nảy sinh tình yêu đơn phương.

Mà nếu cả hai đều không hi sinh, nhiều nhất chỉ có thể coi là bạn bè.

Vì vậy, nếu bạn cho đi không đủ, bạn không thể yêu một ai đó cho dù đã quen nhau cả một thế kỷ, chứ đừng nói đến một vài giây.

11.

Tương tư, chính là sự cho đi của một người trong tình cảm.

Tất nhiên cho đi còn có rất nhiều loại: thời gian, tiền bạc, đồng hành, năng lượng…

Nhưng suy cho cùng, mọi thứ rồi cũng sẽ quy về một mối, trở thành vì yêu mà hi sinh. Bởi thời gian trôi qua, những kỷ niệm đẹp đã âm thầm hình thành, hòa vào máu thịt của bạn và biến thành một phần cuộc sống của bạn.

Trước kia có một cô gái hỏi cha mình, làm sao để một chàng trai thích cô ấy?

Người cha liền đáp: “Hãy để cậu ta mua cho con một cây kem. “

Con gái lại hỏi: “Sau đó thì sao? “

Người cha trả lời: “Để cậu ta mua cho con một cây kem nữa. “

Tất nhiên, những gì tôi đang nói ở đây chỉ là phương pháp luận, và các tình huống cụ thể cần phải được xử lý một cách cụ thể. Những người khác nhau cần sử dụng các phương pháp khác nhau, vì vậy đừng chỉ máy móc sử dụng một phương pháp.

Nói tóm lại, phương pháp tốt nhất chỉ có một câu:

”Trong lúc bạn bỏ ra, cũng phải dẫn dắt đối phương bỏ ra vì bạn.”

Người cha trong câu chuyện là một bậc thầy tâm lý, rất thành thạo “Hiệu ứng Franklin”.

Bởi việc mua kem của cậu trai kia, nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng thật ra lại là cần bỏ ra một sự tinh tế nhất định.

Chàng trai sẽ nghĩ: “Con gái thích ăn kem vị gì? Vị dâu hay vị sữa? Kem to hay nhỏ? Quán này hay là quán khác?”

Vô hình trung, chàng trai đã bỏ ra cho cô gái thời gian, tiền bạc và tâm sức.

Dần dần, cậu ta sẽ tự hỏi mình, tại sao mình phải mua kem cho cô ấy?

Vì cô ấy đáng yêu, hiểu biết, nụ cười rất ngọt ngào…Cho dù người ngoài nhìn vào chẳng thấy cô gái đó có gì đặc biệt, nhưng chúng ta có thể yên tâm.

Cho dù thế nào, chàng trai cũng sẽ tìm được cả trăm lý do tự thuyết phục bản thân.

Có thể bạn sẽ thắc mắc:

Tại sao chàng trai đó lại ngốc như vậy?

Thực ra không phải chỉ có cậu trai này, bản chất con người vốn rất ngốc nghếch.

12.

Đúng vậy, điều này một lần nữa liên quan đến một hiệu ứng tâm lý học được gọi là:

“Bất hòa nhận thức” (Cognitive Dissonance)

Nói đơn giản chính là:

Khi nhận thấy thực tế khách quan không trùng khớp với nhận thức của bản thân, con người sẽ có cảm giác khó chịu, không thoải mái.

Điều này lần đầu tiên được đề cập đến bởi nhà tâm lý học xã hội người Mỹ Leon Festinger trong cuốn sách “Khi lời tiên tri thất bại” vào năm 1956.

Bởi ông ấy phát hiện ra rằng: những thành viên của giáo phái Doomsday (Giáo phái ngày tận thế – Doomsday cult) có một niềm tin bất diệt vào những lời tiên tri.

Ngay cả khi lời tiên tri của họ về tận thế đã không xảy ra, nhưng họ không hề nghĩ rằng nhà lãnh đạo của họ đang lừa dối họ.

Nhưng suy cho cùng, sự hụt hẫng này đã gây ra sự bất hòa về nhận thức của họ, vậy phải làm thế nào?

Hi vọng bọn họ biết sai biết sửa, quay đầu là bờ? Thừa nhận là mình ngu ngốc? Đừng đùa nữa.

Việc trái lại với bản năng con người như nhận lỗi, từ xưa đến nay không mấy ai làm được. (Giải thích một chút: Nhận sai ở đây là chỉ từ nội tâm nhận định rằng tư duy của mình đã sai, không miễn cưỡng thể hiện ra ngoài.)

Vì vậy, về cơ bản, giải pháp của tất cả các tín đồ đối với sự bất đồng nhận thức này không phải là thừa nhận sai lầm của họ, mà là chấp nhận một lời tiên tri mới:

“Người ngoài hành tinh đã tha thứ cho địa cầu vì niềm tin ngoan đạo của họ.”

13.

Vậy bây giờ, ta quay lại vấn đề cũ:

Anh chàng này đầu tiên rơi vào cái bẫy “hiệu ứng Franklin”,sau đó là Sự phụ thuộc lối mòn (Path Dependency), sau đó lại đạp phải cái bẫy của “Bất hòa nhận thức”, cuối cùng còn có “Chi phí chìm (Sunk cost)” (một loại chi phí đã xảy ra không thể nào thay đổi), tất cả như hiển hiện ngay trước mắt anh ta, bạn cảm thấy anh ta sẽ dễ dàng bỏ qua người con gái mà ngày nào anh ta cũng mua kem cho không?

Gần như là không thể! Trừ khi có tình huống ngoài ý muốn xảy ra.

Ngược lại, chàng trai sẽ vì những thứ mình đã bỏ ra mà dần cảm thấy cô gái không giống như mọi người.

Ngày qua ngày, chàng trai sẽ yêu cô gái ấy trong vô thức.

Tình yêu, thật ra chỉ đơn giản như vậy.

14.

Cái gọi là yêu, là tất cả những gì mà bạn tình nguyện dâng tặng cho đối phương.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *