Bài viết này khái quát một vài nét về vị thế trung lập của Thụy Sỹ, dành cho các anh chị thích tìm hiểu.
Thụy Sỹ giữ được vị thế trung lập trong suốt hai cuộc thế chiến và phát triển rực rỡ, bền vững dù không gia nhập Liên minh Châu Âu, không tham gia NATO và chỉ mới chịu gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 2002.
1. Quá trình hình thành nhà nước Liên bang Thụy Sỹ: Rất phức tạp, đa sắc tộc, vùng miền, … không cần thiết phải tra Google vì dễ đau đầu.
2. Trung lập ở đây về cơ bản nghĩa là không can thiệp quân sự vào bất kỳ vấn đề quốc tế nào. Ai đánh nhau, Thụy Sỹ mặc kệ, nhưng đừng đụng đến “ông” là được. Điều này tạo ra lợi thế rất lớn về giao thương, thương mại, được cả 2 bên đánh nhau tin tưởng, vì thế các ngân hàng của quốc gia này luôn được tín nhiệm cao, huy động vốn dễ.
Tuy kiên quyết với chính sách không chủ động gây chiến, quốc gia này vẫn duy trì một lực lượng quân đội cho mục đích quốc phòng và yêu cầu tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 từ 34 thực hiện nghĩa vụ quân sự bán thời gian. Riêng Đội cận vệ Thụy Sỹ bảo vệ Giáo Hoàng sẽ nói ở một dịp khác.
3. Tại sao có thể duy trì chính sách trung lập: Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia khác như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp quân sự vào các vấn đề toàn cầu.
Nguồn gốc của quốc gia trung lập lâu đời nhất châu Âu và nhất thế giới này bắt đầu từ cuộc chiến tranh Pháp – Thụy Sĩ, cụ thể là sau trận Marignano vào năm 1515.
Trước trận chiến Marignano, Quân đội Thụy Sĩ đã giành được nhiều chiến lợi phẩm từ việc cướp bóc và chiếm nhiều miền Bắc nước Ý, bao gồm Milan, cứ điểm then chốt của Quân đội Pháp.
Quân đội Pháp, dưới thời vị Vua trẻ Francis, đã quyết định làm Thụy Sĩ bất ngờ bằng cách thực hiện một cuộc hành quân nguy hiểm vượt qua dãy Anpơ hiểm trở mà trước đây chưa từng có đạo quân nào sử dụng dãy núi này để tiến vào vùng đồng bằng xung quanh Milan.
Cuộc chiến này có thể ví như trận Điện Biên Phủ của Việt Nam vì quân đội Pháp sử dụng pháo binh kéo qua núi đối đầu với lực lượng kỵ binh của Thụy Sỹ. Sau thất bại này, Liên bang Thụy Sỹ đã từ bỏ những chính sách bành trướng và nỗ lực tránh xung đột trong tương lai nhằm tự bảo vệ mình.
Thụy Sĩ sau đó còn bị xâm lược bởi Pháp vào năm 1798 và trở thành một nước phiên thuộc trong đế chế của Napoleon Bonaparte, điều đã buộc quốc gia này phải từ bỏ lập trường trung lập của mình. Nhưng sau thất bại của Napoleon tại Waterloo, các cường quốc châu Âu kết luận rằng một Thụy Sĩ trung lập sẽ đóng vai trò như là một vùng đệm có giá trị giữa Pháp và Áo, qua đó góp phần vào sự ổn định trong khu vực. Tại Hội nghị Vienna năm 1815, các quốc gia này đã ký một tuyên bố khẳng định sự “trung lập vĩnh viễn” của Thụy Sĩ trong cộng đồng quốc tế.
Hình 1: Hình minh họa trận Thụy Sỹ thua Pháp trong trận Marignano, trong đó đội kỵ binh Thụy Sỹ liều chết xông vào trận địa pháo binh của Pháp.
Hình 2: Lính Đức và lính Thụy Sỹ trò chuyện với nhau trong Thế chiến II.
Bài viết và hình ảnh minh họa tham khảo, có khu chú từ các nguồn trên net. (Và có so sánh đến trận chiến Điện Biên Phủ).