Bài viết đc viết từ kiến thức bản thân tự tổng hợp lại sau khoảng 15 năm mê lịch sử …

Sơ lược về quân đội của Macedon/Greek cities/ Diadochi trong khoảng thời gian từ Alexander tới Diadochi war

Bài viết đc viết từ kiến thức bản thân tự tổng hợp lại sau khoảng 15 năm mê lịch sử Hi Lạp. các sự kiện đc đề cập có thể tìm đc trên wikipedia, trang bị cũng như cách tác chiến mình đọc từ nhiều nguồn như Osprey, wikia, cùng các sách lịch sử khác ko nhớ hết đc.

Sơ lược về quân đội của Macedon/Greek cities/ Diadochi trong khoảng thời gian từ Alexander tới Diadochi war:

Lực lượng nòng cốt thường thấy trong quân đội:
– Bộ binh:

  • Phalangites: lính cơ bản của Macedon và các Diadochi từ thời Alexander, sau này các thành bang Hi Lạp cải biên học theo cũng sử dụng, dạng hoạt động chính là pikeman, giáp trang bị là từ không có gì cho tới tầm trung, vũ khí là Sarissa chiều dài 4-6m, khác với pike TK16-17, Sarissa thường là từ 2 phần đc ghép với nhau bằng 1 khúc ở giữa là kim loại điều này giúp lính phalangites có thể tác chiến khi đang hành quân như 1 lính giáo ngắn bằng cách cầm 1 trong 2 khúc để đâm địch mà ko phải chịu trận vì chưa lắp xong vũ khí nếu bị tập kích.
  • Hoplite: lính bộ binh chuyên bảo vệ cánh cho phalangites, thường trang bị giáp cỡ trung tới nặng, vũ khí chính là giáo, vũ khí phụ là kiếm, Khiên tròn to bản 90-110cm
  • Hypaspistai/ Thorakitai/ Heavy Peltast: bộ binh hạng nặng trang bị và phong cách tác chiến giống lính Rome, hình dung như bọn Principes của LM khác biệt chủ yếu là khiên bọn này thường là khiên tròn Hoplon(90-110cm) hoặc là khiên hình ovan Thureos
  • Thureophoroi: bộ binh hạng nhẹ trang bị giống lính Rome Auxilia đi kèm lao ném nhưng vk chính là giáo chứ ko phải kiếm. Có thể coi như là phiên bản Hastati của Greek chỉ là khiên Thureos ko bằng đc Scutum nhưng bù lại cơ động cao hơn và chống kị binh tốt hơn nhờ trang bị giáo
– Kỵ binh:
  • Prodomoi/Sarissaphoroi: kỵ binh cơ bản của Macedon và các Diadochi từ thời Alexander dạng lính kỵ binh nhẹ vừa là lancer vừa đóng vai trò trinh sát
  • Tarantine: lấy theo tên 1 vùng đất nổi tiếng với kị binh ném lao ở Ý, đám này là kỵ binh có thể cận chiến là kỵ binh chủ lực trong hầu hết các đội quân Hi Lạp trang bị nhẹ cầm theo khiên, lao và giáo, kỵ binh Hi Lạp tham chiến thường dùng lao hoặc đá ném để tổn thương địch tới khi cảm thấy chắc thắng mới lao vào cận chiến. Bình thường kỵ binh Hi lạp đóng vai trò bọc lót hoặc là đuổi theo truy kích địch.
  • Thessalian: kỵ binh vùng Thessaly, kỵ binh cận chiến nổi tiếng Hi Lạp
  • Hetairoi/Companions: kỵ binh hạng nặng chuyên cận chiến
  • Cataphract: kỵ binh siêu nặng chủ yếu xuất hiện trong quân các Diadochi phía đông
  • Ngoài ra còn 1 lượng lớn kỵ binh nhẹ và cỡ trung cùng kỵ cung được chiêu mộ từ các tộc du mục chẳng hạn như Scythia
– lính tầm xa:
  • Toxotai: lính cung nổi tiếng nhất là từ đảo Crete
  • Sphendonetai: lính ném đá(slinger) nổi tiếng nhất là từ đảo Rhodes
  • Akontia/Peltast: lính ném lao thì nổi tiếng nhất là đám Thracia
– lính đặc biệt:
  • Chariot: chiến xa, hàng hiếm hầu như ko đc dùng vì bọn Hi lạp quá rành đối phó thứ vũ khí này điển hình là 2 trận Cunaxa và Arbela
  • Dromedaries: tên thuần chủng thì là lạc đà là kỵ binh nhưng đc dùng ở số lượng thấp, nghe nói là mùi lạc đà dọa đc ngựa
  • Voi chiến: cơ bản là hội Hi Lạp ko thích dùng bọn này, ngoài Pyrrhus of Epirus thì cơ bản ko còn tướng Hi Lạp nào thực sự sử dụng đám này trong lịch sử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *