Sau hơn 10 năm chinh chiến, khởi nghĩa Lam Sơn cuối cùng cũng đã giành được thắng lợi sau cùng, hoàn thành đại nghiệp võ công đánh đuổi quân Minh ra khỏi Đại Việt, tái dựng lại nền độc lập.
Lê Thái Tổ lên ngôi vua, bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước vốn đã tan hoang sau nhiều năm chiến tranh và sự vơ vét tàn khốc của quân Minh: cho lập lại sổ hộ tịch, khuyến khích nông nghiệp, dựng lại hình luật, năm 1429 Thái Tổ cho tập trận quân thủy bộ 5 đạo rồi cho 4 đạo về quê quán, ban đất cho cày cấy, chỉ giữ lại 1 đạo để phòng việc nước, giữ đúng lời hứa lúc tuyển binh.
Nhưng ngoại xâm đã định, nội loạn chưa hẳn đã êm xuôi, nhiều kẻ còn ôm lòng bất phục mưu đồ làm loạn, Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái tại Trấn Thái Nguyên, Đèo Cát Hãn ở Châu Ninh Viễn , chưa kể nhiều kẻ Việt gian còn muốn móc nối với quân Minh mưu đồ làm nội ứng để kéo chúng vào nước.
Trong 5 năm lên ngôi, thân thể Lê Thái Tổ có nhiều tật bệnh do những khắc khổ và vết thương thời chinh chiến, lắm lúc ốm nằm liệt giường, nhưng chính sự vẫn giữ được sự sáng suốt, những kẻ có mưu đồ làm loạn đều bị nghiêm trị.
Khi nghe tin Thái Nguyên loạn, Thái Tổ tuyển binh ở Bồ Đề, ra trận chiếm được Lâm Châu, giết Bế Khắc Thiệu và bắt sống Nông Đắc Thái. Riêng Đèo Cát Hãn Thái Tổ cho Lê Sát và Quận Ai Vương Lê Tư Tề đánh dẹp, Thái Tổ sau khi dứt bệnh cũng đích thân dẫn quân lên châu Ninh Viễn, thu phục Đèo Cát Hãn, đổi tên Châu Ninh Viễn thành châu Phục Lễ. Từ ấy trong nước mới yên.
Trước khi đánh, Thái Tổ tức cảnh sinh tình cao hứng làm một bài thơ, khắc vào núi đá phía tây bắc thành Na Lữ:
“Bất từ vạn lý chỉnh sư đồ,
Duy lục biên manh xích tử tô.
Thiên địa bất dung gian đảng tại,
Cổ kim thùy xá bạn thần chu.
Trung lương tự khả lương đa phúc.
Bạo bội chung nan bảo nhất khu.
Đái lệ bất di thần tử tiết;
Danh thùy vạn cổ dữ sơn câu.”
Dịch:
“Đường xa chẳng quản ngại xuất quân
Trực chỉ biên phương cứu lấy dân
Thiên địa há dung phường phản tặc
Cổ kim đâu xá tội gian thần
Trung lương ắt tự giành hậu phúc
Phản nghịch sao đòi giữ nổi thân
Sông cạn đá mòn không đổi tiết
Danh cùng non nước đến ngàn năm”
Tiền lệ đánh trận ngâm thơ của Lê Thái Tổ sau này được Lê Thánh Tông tiếp tục thừa hưởng và phát huy, biến nó thành một thói quen tao nhã đến độ các nước láng giềng xung quanh than trời than đất.
=============================
Có thể nhiều người đã trách oan Thánh Tông, không phải Ngài hiếu chiến mà chỉ vì Ngài thiếu cảm hứng sáng tác mà thôi.
Một nhà thơ vĩ đại