Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi vua Đinh Bộ Lĩnh lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng tiến hành rất nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong số những việc làm hậu đăng quang ngai vàng mà sử sách ít khi nhắc đến, đã có một sự việc đẫm nước mắt nhắm vào những “hậu nhân” của nhà Ngô có thể xem là vô cùng tàn nhẫn trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH BIẾN KẺ THÙ THÀNH NGƯỜI NHÀ CỦA ĐINH TIÊN HOÀNG:
Sau khi ổn định phần nào tình hình trong nước Đinh Tiên Hoàng đã có những quyết định được xem là vô cùng đặc biệt và cũng rất tàn nhẫn đối với vợ và con của Ngô Xương Văn để sử sách ngàn đời sau vẫn còn tranh cãi, cụ thể như sau:
Đinh Tiên Hoàng lấy Ngô Hoàng Hậu (bà chính là Dương Vân Nga và là vợ cả của Ngô Xương Văn)
Đinh Liễn (con trai lớn của Đinh Tiên Hoàng) lấy Ngô Công Chúa (là con gái của Ngô Xương Văn)
Đinh Công Chúa lấy Ngô Nhật Khánh (vị vương thứ 4 của nhà Ngô, là con của Ngô Xương Văn và là cháu của Ngô Quyền)
SÔ PHẬN CỦA 2 NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CUỘC HÔN NHÂN CHÍNH TRỊ ĐẪM NƯỚC MẮT:
Nhân vật đầu tiên là Ngô Hoàng Hậu, bà chính là Dương Vân Nga vợ cả của vua Ngô và vua Đinh, bà hiện lên như 1 nhân vật đã khiến cho con của mình là Ngô Nhật Khánh phản bội vua Đinh gây ra cảnh nồi da xáo thịt. Ngô Nhật Khánh không dễ dàng chấp nhận việc mất ngôi từ nhà Ngô sang nhà Đinh vì thế ông đã vào Champa cầu viện vua Champa để đưa quân sang đánh Đinh Bộ Lĩnh (đoàn quân này sau đó chết chìm ở cửa biển Đại Ác) vì vậy Ngô Hoàng Hậu có thể xem như một nguyên nhân khiến Ngô Nhật Khánh trả thù chứ không hẳn là 1 nạn nhân của lịch sử
Nhân vật phụ nữ thứ 2 là Đinh Công Chúa (con gái của Đinh Bộ Lĩnh), những dòng bút sử kể lại rằng sau khi cưới Đinh Công Chúa, Ngô Nhật Khánh bên ngoài thì cười cười nói nói nhưng bên trong lại đầy thù hận và luôn muốn rắp tâm trả thù những kẻ đã cướp ngôi của gia đình mình. Đến khi tức nước vỡ bờ, một hôm Ngô Nhật Khánh đã nói với vợ mình như thế này: “vì cha ngươi mà nhà ta mất ngôi, vì cha ngươi mà nhà ta mất nước, lẽ nào vì ngươi mà ta quên mối hận này”. Sau khi nói xong thì Ngô Nhật Khánh đã cầm dao rạch lên mặt của Đinh Công Chúa.
SUY NGẪM VỀ MỤC ĐÍCH CHÍNH TRỊ CỦA ĐINH TIÊN HOÀNG:
Việc đưa 2 người phụ nữ của triều đại trước phục vụ cho cuộc hôn nhân chính trị của mình có nghĩa là Đinh Tiên Hoàng đang giữ 2 con tin trong tay để đổi lấy sự ngoan ngoãn của Ngô Nhật Khánh. Đinh Bộ Lĩnh tin rằng Ngô Nhật Khánh sẽ không dám manh động hay làm bất cứ việc gì vì trong tay ông đã có mẹ và em gái của Ngô Nhật Khánh. Chắc chắn Ngô Nhật Khánh cũng biết điều đó nhưng vì lòng thù hận, sự căm thù với người đã gây ra tan thương cho gia đình mình mà Ngô Nhật Khánh đã bất chấp tất cả để đưa ra những vết dao, những vết dao tuy không tước đi mạng sống của Đinh Công Chúa nhưng đã gây ra đau đớn mãi về sau cho thân phận của một người phụ nữ.
Ở thời đại phong kiến, thân phận rẻ rúng của người phụ nữ không biết đã chịu bao nhiêu đau thương và dù ở bất kỳ thời đại nào dù là hiện đại hay phong kiến, thân thể của những người phụ nữ đôi khi lại chính là công cụ trả thù tàn nhẫn hoặc đơn giản chỉ để trút bỏ những sự bực tức, hận thù của những người đàn ông.
Nguồn:
Đại Việt Sử ký toàn thư