AVANT-GARDE / THỰC HƯ HAY ẢO ẢNH?

Thực sự thì – avant-garde là một khái niệm khá rộng và khó nắm bắt, vì nó không phải là một đồ vật, một lý thuyết cổ điển hay một tư tưởng hữu hình. Avant Garde là một trong những movements/ Bước chuyển nghệ thuật đặc sắc nhất, tiên phong và ảnh hưởng tới nhiều mảng liên quan tới art/design – bao gồm âm nhạc, kiến trúc và tất nhiên rồi, cả thời trang nữa. Avant-garde tượng trưng cho việc phá bỏ các quy tắc thông thường, liên tục thử nghiệm và sáng tạo liên tục. Fashion designer mà theo chủ nghĩa Avant-Garde hầu hết là những người sáng tạo, sẵn sàng thiết kế ra những ý tưởng nổi bật hơn, khác hơn.
Vậy – Avant-Garde có một kiểu mẫu đặc thù không (Đặc biệt là thời trang).
Khác với Haute Couture – một mảng thời trang đánh mạnh vào sự quý tộc (Luxury/ Highend clothing) và kĩ thuật may cao cấp (Tailoring/Dressmaking), Avant-Garde thiên hướng về tư tưởng nhiều hơn. Đó là gì, đó là Experimental (Sự thử nghiệm/trải nghiệm) liên tục, vượt qua giới hạn và khám phá những điều mới mẻ, những điều mà không ai nghĩ có thể làm được. Với các fashion designer được xem nằm trong avant-gared list, các sản phẩm thời trang của họ là những sự cố gắng không ngừng nghỉ, những ứng dụng mà người thường chúng ta sẽ nghĩ rằng (ơ, thế quái nào mà làm được nhỉ) mà đi kèm với nó là những tâm tư, nguyện vọng hay thông điệp của người nghệ sĩ nữa.
Tư duy của 1 fashion designer Avant-garde vượt qua sự tưởng tượng bình thường của chúng ta, đó là lí do mà sao họ trở thành những con người gạo cội. Tư duy tiến bộ, ứng dụng thông qua re-descontruction/ rebuild/cắt, xé và đắp để tạo ra một cấu trúc quần áo mới, một sự kết nối giữa các phần vải với nhau (Cái này nếu các bạn học mỹ thuật rành hơn mình, mình chỉ biết như vậy). Đó cũng là lí do khiến Avant -Garde khác biệt như thế, vì nó làm ra – không là để theo thị trường, mà khiến thị trường phải theo cái tôi, cái nghệ sĩ, các nhà thiết kế thời trang đã làm ra nó.
Những cái tên trong đại gia đình “Avant-Garde Fashion”
Hẳn nói rằng sẽ nhiều bạn biết – giờ chúng ta sẽ hiểu hơn tại sao họ được gọi là Avant-Garde Leader Fashion. Họ nổi tiếng vì đã thiết lập một phong cách thời trang riêng biệt của bản thân và phát triển lện tới mức biểu tượng. Có một điều rằng, Nhật Bản với suy nghĩ “vượt ra khỏi cái hộp” lại trở thành tiên phong trong Avant-Garde và họ đã khởi đầu một cuộc cách mạng toàn cầu.
Chúng ta sẽ biết tới Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Junja Watanabe (mỗi cụ mình đều có bài viết riêng rồi).
Nhưng không thể không nói những cái tên mà có người biết nhiều có người không như Thierry Mugler, Courreges, Boris Bidjan Saberi, Carol Christian Poell, Julius và quý ngài tóc dài Rick Owens – người được xem là thành công bậc nhất trong việc đưa Avant-Garde tiệm cận được với đa số thị trường với các collection và sản phẩm của mình.
NHƯNG ĐIỀU NÀY KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI VIỆC LÀ MẶC ĐỒ RICKOWENS LÀ BẠN ĐANG THEO STYLE AVANT-GARDE nhé.
Điều dễ dàng nhận ra trong Avant-Garde Fashion chính là sự thiếu hụt màu sắc. Đúng vậy, đa phần (Đa phần chứ không phải hoàn toàn nha các bạn) là màu đen, màu trắng hay các tone màu đơn sắc (Monochrome shades). Vì đơn sắc sẽ tôn được các vết cắt táo bạo, những đường xếp ly bất quy tắc và đánh khối lên được chúng, ngoài ra sự “Nhàm chán có chủ đích” với một tone màu sẽ khiến người ta tập trung vào detail, chất vải và thiết kế hơn là bị “xao nhãng” khi nhìn vào một món đồ 7 màu.
AVANT-GARDE thời hiện đại.
Với xu hướng phát triển ngày nay, avant-garde đã phát triển khá nhiều rẽ hướng khác nhau, tùy thuộc vào cái tôi của mỗi người. Nhưng chung quy – nó vẫn bám chung vào sự trải nghiệm ,không ngừng đổi mới và phá bỏ các quy tắc. Vì đơn giản, old-avantgarde đã thiết lập một chuẩn mực nhất định, nếu cố giữ chúng thật lâu thì một là suy tàn, hai là há chẳng theo những tiêu chí ban đầu hay sao (Tân tiến và đổi mới).
NHưng giá trị cốt lõi vẫn còn thì vẫn tồn tại một “avant-garde aethestic” ,giờ ngoài màu đen – chúng ta còn có những màu sắc khác xâm nhập vào avant-garde. Màu sắc mang đến sự tươi mới, nhưng việc điều chế các thiết kế mới, cách xử lí chất vải mới, cắt/ sắp xếp và rập theo một khuôn mẫu không hề nhất định – đó là Avant-garde thời hiện đại, chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Comme des Garcons của Rei Kawakubo.
Và như mình nói, thời đại sẽ thay đổi. Avant-garde là 1 cụm từ, 1 khái niệm vô cùng rộng và không chỉ có ở thời trang, nó còn ở film ảnh, âm nhạc và kiến trúc. Nên nó không bị chết mà xem quá trình thích nghi đối với mainstream như thế nào. Streetwear là 1 tỉ dụ, và không có 1 cái case nào hoàn hảo hơn cho việc đó với sự hợp tác giữa Yohji Yamamoto và adidas với cái tên “Y3” : Avant-garde của Street/Sportwear.

Nguồn: Facebook: Trí Minh Lê.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *