AUTOBAHN, LỊCH SỬ ĐƯỜNG CAO TỐC KHÔNG GIỚI HẠN TỐC ĐỘ CỦA NƯỚC ĐỨC

Nước Đức không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới nghĩ ra đường cao tốc, tuy nhiên đường cao tốc ở Đức (Autobahn) lại nổi tiếng nhất thế giới ở khoản không giới hạn tốc độ của phương tiện đi lại, muốn chạy tốc độ bao nhiêu cũng được.

Mặc dù lái xe nhanh không bị giới hạn tốc độ nhưng trong trường hợp xảy ra tai nạn, chủ xe phải chịu trách nhiệm gia tăng. Tòa án đã phán quyết rằng một “tài xế lý tưởng” được miễn trách nhiệm tuyệt đối cho hành vi “không thể tránh khỏi” theo luật sẽ không vượt quá tốc độ giới hạn là 130 km mỗi giờ (81 dặm / giờ) (gọi là Richtgeschwindigkeit}.

KHỞI ĐẦU CỦA AUTOBAHN

Ý tưởng xây dựng autobahn lần đầu tiên được hình thành vào giữa những năm 1920 nhưng việc xây dựng rất chậm do vấn đề kinh tế và thiếu hỗ trợ chính trị. Việc xây dựng đoạn đầu tiên (Cologne-Bon) bắt đầu vào năm 1929 theo ý tưởng của Konrad Adenauer, người sau này trở thành lãnh đạo nước Đức thời hậu Thế chiến II. Vào ngày 6 tháng 8 năm 1932, con đường cao tốc đầu tiên của Đức từ Cologne tới Bonn đã được khánh thành. Con đường này hoàn toàn dành cho việc sử dụng xe hơi và xe mô tô, không có đường giao nhau và các phương tiện chậm hơn như xe ngựa kéo bị cấm sử dụng. Mặc dù chưa phải là “autobahn” hoàn chỉnh, nó là khởi đầu của hệ thống đường cao tốc quốc gia.

Khi Hitler nắm được quyền lực năm 1933, ông đã tiếp quản chương trình này và thúc đẩy nó lên một tầm cao mới. Các chiến dịch quân sự của ông cần một hệ thống đường bộ đủ khả năng để di chuyển người và vật liệu chiến tranh ra khắp châu Âu. Ngoài ra, Hitler nhìn thấy tiềm năng của những con đường tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia và ông tích cực thúc đẩy chiến dịch xây dựng Reichsautobahnen, hệ thống đường cao tốc autobahn của Đệ tam Đế chế. Những con đường này là những con đường cao tốc đầu tiên trên thế giới vào thời điểm đó.

Đoạn đường hoàn thành đầu tiên giữa Frankfurt và Darmstadt được khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1935 và 1.000 km đầu tiên (620 dặm) được hoàn thành vào ngày 23 tháng 9 năm 1936.

Vào đầu Thế chiến II ở châu Âu, hệ thống autobahn đã chứng tỏ là một lợi thế quan trọng của quân đội Đức. Chiến thuật Blitzkrieg (“chiến tranh chớp nhoáng”) là chìa khóa cho chiến thắng của Đức trước Ba Lan năm 1939, Pháp, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan năm 1940, Liên Xô vào năm 1941 và mạng lưới đường cao tốc là chìa khóa cho các chiến thắng đó, nó cũng tăng cường khả năng điều động lực lượng chiến đấu của Đức trên hai mặt trận – châu Âu ở phía tây, Liên Xô ở phía đông. Tuy nhiên công việc xây dựng Reichsautobahnen gần như phải chấm dứt vào cuối năm 1941 vì Thế chiến II diễn ra ngày càng khốc liệt và nhân công thiếu hụt.

Vào thời điểm lực lượng Đồng minh đến Đức đầu năm 1945, họ có thể tận dụng tối đa lợi thế của autobahn. Một kỹ sư cầu đường cao tốc của quân đội Mỹ là E. F. Koch, một nhân viên của Cơ quan Quản lý Đường bộ Công cộng Hoa Kỳ (PRA) đã quan sát autobahn vào năm 1944-45. Ông và đơn vị kỹ thuật của mình đã phải trải qua mùa đông lạnh lẽo trên những con đường ở Bỉ, Luxembourg và Hà Lan để bảo trì những đoàn xe quân sự đã ở trong tình trạng hư hại khủng khiếp. Mọi thứ đã thay đổi khi họ đến lãnh thổ Đức. “Sau khi băng qua sông Rhine và vào các khu vực của Đức có Autobahn, mọi khó khăn bảo trì của chúng tôi đã kết thúc. Gần như tất cả phương tiện giao thông (của Đồng Minh) đều sử dụng Autobahn và không cần phải bảo trì nữa.”

AUTOBAHN NGÀY NAY

Có những đoạn đường trên Autobahn có giới hạn tốc độ, trong khi những đoạn đường khác cho phép lái xe điều khiển xe mà không cần quan tâm đến tốc độ tối đa. Mặc dù vậy, Autobahn cũng đưa ra tốc độ đề nghị là 128 km/h, nhưng lái xe có thể tự do di chuyển ở bất kỳ tốc độ nào họ cảm thấy phù hợp.

Những con đường trên cao tốc Autobahn luôn được bảo trì liên tục nhằm đảm bảo các phương tiện an toàn khi lưu thông ở tốc độ cao. Nếu bề mặt đường của Autobahn không hoàn hảo, nó có thể dẫn đến những vụ tai nạn nguy hiểm vì những chiếc xe luôn di chuyển với tốc độ cao.

Vào năm 2009, cao tốc Autobahn được nhiều người biết đến hơn nhờ vụ tai nạn liên hoàn. Tổng cộng 259 chiếc xe đâm vào nhau trong vụ tai nạn liên hoàn này cùng với nhiều thương tích được báo cáo. Nguyên nhân của vụ va chạm này là do mưa lớn đã làm cho con đường trở nên trơn trượt. Quản lý cao tốc Autobahn đã tuyển dụng 340 nhân viên cứu hộ để dọn dẹp vụ tai nạn, chi phí ước tính cho những nhân viên này khoảng 1,5 triệu euro.

Người Đức sử dụng Autobahn như một đường băng thay thế trong trường hợp sân bay chính bị Liên Xô ném bom. Họ đã chuẩn bị sẵn toàn bộ hệ thống phục vụ đường băng như đường ray bảo vệ hay tháp kiểm soát không lưu, những thứ này có thể di chuyển nếu có nhu cầu.

Lý do giúp cho Autobahn tồn tại qua nhiều năm mà không xảy ra bất kỳ hư hỏng nghiêm trọng nào là vì người Đức sử dụng hỗn hợp bê tông không đông đặc giúp ngăn ngừa bề mặt Autobahn bị nứt. Hỗn hợp này cho phép bề mặt đường Autobahn trở nên dẻo hơn và ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Loại bê tông này có chi phí khá đắt, bù lại chi phí bảo trì đường cao tốc về lâu dài sẽ thấp hơn.





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *