Ask: Dù chung thể chế một Đảng, nhưng tại sao Việt Nam lại không bị các nước phương …

Dù chung thể chế một Đảng, nhưng tại sao Việt Nam lại không bị các nước phương Tây công kích nhiều như là Trung Quốc?

Dù chung thể chế một Đảng, nhưng tại sao Việt Nam lại không bị các nước phương Tây công kích nhiều như là Trung Quốc?

Answer: Csaba Molnar, sống tại TP Hồ Chí Minh.

Người dịch: bài dịch thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả
Source: https://qr.ae/pNAzxc
{——————————————–}
Tôi đã sống ở Việt Nam hơn 10 năm và tôi cũng thích thú với các vấn đề về chính trị và ngoại giao. Vì thế tôi nghĩ là tôi có thể đóng góp một vài ý tưởng cho câu hỏi này.
Việt Nam là một quốc gia một Đảng, và kêu gọi việc thay đổi chính phủ là chuyện nhảm nhí. Chính phủ kiểm soát nặng nề phía dưới, kể cả báo chí, blog hay các hội nhóm khác kêu gọi dân chủ. Đây có thể là một lý do chủ yếu mà Việt Nam bị công kích (vì hạn chế quyền tự do biểu đạt), nhưng điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc thì chỉ đến đây thôi.
Một số lý do mà phương Tây đối xử với Việt Nam không hề giống với Trung Quốc:

Chính sách đối ngoại

Việt Nam có Chính sách “Ba Không” nổi tiếng đó chính là: Không liên thủ với một quốc gia nhằm chống lại quốc gia khác; Không có căn cứ quân sự ở ngoại quốc và Không sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực trong Ngoại giao Quốc tế. Việt Nam là một quốc gia trung lập. Đất nước này nằm giữa các siêu cường phương Tây và Trung Hoa. Đến hiện tại thì việc này được thực thi khá thành công.

Thành tựu trong nước

Việt Nam cực kì thành công trong việc giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công dân. Từ một quốc gia đói kém kiệt quệ sau hai cuộc chiến tranh, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu hạt điều (cashew nuts) lớn nhất, một trong những nhà xuất khẩu lớn cà phê cũng như là đầu mối của nhiều sản phẩm nông nghiệp.
Cải thiện chất lượng giáo dục cũng thu hút nhiều nhà đầu tư công nghệ cao, điển hình là các công ty như Intel hay Samsung. Còn nhiều lĩnh vực công nghiệp khác (sản xuất xe hơi chẳng hạn) mà Việt Nam đang dần dà đạt được những thành công nhất định cũng như chiếm vị thế cạnh tranh.
Vì những chính sách kinh tế hợp lý và cởi mở với đầu tư từ phương Tây, các siêu cường này đối đãi với Việt Nam như là một đối tác có giá trị.

Tự do không gian mạng

Trái ngược với Trung Quốc, người dân Việt Nam không bị cấm sử dụng các dịch vụ và nền tảng phương Tây. Việc sử dụng Facebook khá thịnh hành, đến cả Chính phủ cũng có trang Facebook riêng cập nhật một ngày nhiều lần (giữa đại dịch COVID-19 thì hàng giờ được cập nhật thông tin cho dân chúng liên tục).
Gần như toàn bộ dịch vụ của Google được sử dụng mà không có cấm đoán. Tốc độ đường truyền mạng nhanh và đáng tin cậy dù cho bạn ở những vùng quê xa hẻo lánh.
Ở Việt Nam cũng có sự cấm đoán, đặc biệt là các trang người lớn hay trang tuyên truyền chống chính phủ. Các dịch vụ liên kết xã hội được dùng để tháo gỡ những trang đăng thông tin chống phá chính quyền. Tuy nhiên so với Trung Quốc, thì mặt bằng chung Internet ở Việt Nam khá tự do, mọi người sử dụng dịch vụ tương đương như ở phương Tây.
Tóm lại, người Việt được hưởng nhiều tự do hơn người hàng xóm Trung Hoa. Đặc biệt là khi kể đến các dịch vụ trên mạng. Việt Nam đang cố gắng trung lập giữa Trung Quốc và phương Tây. Chính phủ Việt cũng đã tiến hành đổi mới nền kinh tế vào đầu những năm 90 không chỉ cải thiện cuộc sống của người dân rất nhiều, nhưng mà còn cởi mở với các nguồn đầu tư đến từ phương Tây vì những lợi ích chung.
Chỉnh sửa: ở phần bình luận Trần Danh có lưu ý, chính sách Ba Không trở thành Bốn Không. Nguồn tôi tìm thấy cho sự thay đổi này là ở đây: Vietnam releases defense white paper, reaffirming no military alliance .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *