Dù đã có nhiều thông tin cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại đối với sức khỏe nhưng do thiếu hiểu biết hoặc nghe theo những lời mách bảo thiếu căn cứ mà nhiều người vẫn dùng lá lộc mại để ăn hoặc sắc uống, khiến cho các vụ ngộ độc lá lộc mại vẫn xảy ra.
Cá biệt, có trường hợp người bệnh bị ngộ độc dẫn đến nguy kịch do tan máu cấp, thiếu máu nặng, rối loạn nhịp tim. Trường hợp đến bệnh viện quá muộn, có nguy cơ tử vong.
Mới đây, khoa Nội hô hấp tiêu hóa – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận người bệnh nữ K.T.T, 31 tuổi, ở Vĩnh Phúc vào viện vì lý do mệt mỏi, tiểu sẫm màu sau khi ăn lá lộc mại ngày thứ 4.
Người bệnh cho biết có tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện bệnh lý gì. Cách vào viện 4 ngày, người bệnh có ăn lá lộc mại kèm với thịt chó cùng với gia đình.
Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền về men rất phổ biến ở người. Trên thế giới có trên 400 triệu người mắc bệnh này.
Đây là bệnh lý di truyền do nhận gen bất thường trên nhiễm sắc thể X. Men G6PD được màng hồng cầu trong máu sản xuất, bình thường giúp bảo vệ hồng cầu khỏi tấn công bởi các chất oxy hóa.
Khi thiếu men này, hồng cầu dễ bị phá hủy do các chất oxy hóa có trong các loại như các loại đậu, các loại thuốc, lá cây…
Sau khi ăn xong, người bệnh mệt mỏi nhiều và tiểu sẫm màu. Tình trạng ngày càng tăng, đến ngày thứ 4 tình trạng trở nên nặng, người bệnh được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh vàng, không nôn, đại tiện phân vàng, nước tiểu sẫm màu. Người bệnh được sơ bộ chẩn đoán: Shock mất máu – Thiếu máu nặng, nghi tan máu cấp.
Người bệnh được xử trí đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, truyền dịch, truyền máu và làm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.
Từ kết quả các xét nghiệm chuyên sâu, người bệnh được chẩn đoán xác định: Shock mất máu – Tan máu cấp – Thiếu men G6PD.
Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định và được ra viện và được tư vấn thêm bởi bác sĩ chuyên khoa Huyết học về bệnh thiếu men G6PD.
Bác sĩ Bùi Mạnh Cường – Trưởng khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết: cây lộc mại (hay còn gọi là lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi..) là một loại cây thảo dược, thân gỗ, thuộc họ thầu dầu, có độc tính rất cao.
Sau 8 ngày điều trị, sức khỏe người bệnh đã ổn định và được ra viện và được tư vấn thêm bởi bác sĩ chuyên khoa Huyết học về bệnh thiếu men G6PD.
Bác sĩ Bùi Mạnh Cường – Trưởng khoa Nội hô hấp – Tiêu hóa (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết: cây lộc mại (hay còn gọi là lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi..) là một loại cây thảo dược, thân gỗ, thuộc họ thầu dầu, có độc tính rất cao.
Trong Đông y, cây có tác dụng chữa táo bón, kiết lỵ cấp tính hoặc dùng ngoài da chữa lở ngứa, nhưng cần dùng với liều chuẩn, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc, nếu không dễ dẫn đến ngộ độc.
Khi dùng với số lượng lớn lá cây lộc mại có thể gặp tình trạng đau bụng, đầy bụng, rối loạn nhịp tim, người mệt yếu, da xanh, tiểu màu đỏ… và có thể gây ra tan máu cấp.
Nguy cơ ngộ độc nặng có thể xảy ra với một số trường hợp mắc các bệnh lý về máu, bệnh lý di truyền như người bệnh thiếu men G6PD giống trường hợp người bệnh T.
Bác sĩ Cường khuyến cáo, người dân không nên tự ý sử dụng lá lộc mại hay các loại lá cây khác để ăn hoặc chữa bệnh theo những kinh nghiệm dân gian hay truyền miệng không có căn cứ vì dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Khi có biểu hiện ngộ độc, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ để xác định các bệnh lý tiềm ẩn cũng như các bệnh lý di truyền, để được theo dõi quản lý bệnh, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.