…mặc dù bạn không có bệnh lý gì?
Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng đều có điểm chung đó chính là cortisol.
Cortisol là gì? Là một hooc môn được tiết ra để phản ứng với stress.
Cortisol có 3 chức năng chính:
1) Kích thích sản xuất glucose (đường) từ chất đạm và chất béo.
2) Kiểm soát cân bằng muối và nước = kiểm soát huyết áp một phần.
3) Giúp cơ thể chống lại căng thẳng và giảm phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra, cortisol sẽ loại bỏ tất cả những chức năng không cần thiết hoặc gây bất lợi cho việc đối phó với nguy hiểm và tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể. Nên cortisol có thể ức chế quá trình tăng trưởng, quá trình tiêu hoá, hệ thống sinh sản và giảm hệ miễn dịch. Rối loạn hooc môn lâu dài với nồng độ cortisol cao bất thường, có thể mang lại nhiều vấn đề về sức khỏe. Ví dụ: trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt, tăng tốc độ lão hóa, xuất hiện các đốm nhiều sắc tố, mất khả năng sinh sản, suy giảm sức đề kháng, nâng cao lượng đường huyết và đặc biệt là béo phì trung tâm. Tuy nhiên, tạm thời chỉ quan tâm đến vấn đề cuối vì cortisol sẽ tích tụ mỡ ở phần trung tâm cơ thể như là bụng, lưng, ngực, nhưng chân tay lại ít mỡ.
Chẳng cần hỏi, hàng ngày bạn và tất cả chúng đều có đủ thứ gây áp lực nên cortisol thường được tiết ra rất nhiều. Việc nâng lượng glucose khi không cần chạy trước một con hổ chẳng có ích gì mà kết quả vẫn sẽ bị tích thành mỡ, hơn nữa lại có rất nhiều hiệu ứng xấu. Nên điều chúng ta muốn là giảm lượng cortisol đi.
Những thói quen khiến cortisol tăng cao bạn nên bỏ dần:
1. Sử dụng các chất kích thích (bia, cà phê, rượu, thuốc lá,…). – Những chất này có thể giúp bạn giảm cơn thèm ăn, đồng thời sẽ tăng cortisol và tác động đến cả những hooc môn khác, nhưng việc đó cũng không hề tốt. Ví dụ: những người bỏ thuốc lá sẽ rất dễ tăng cân vì họ đã bị kháng insulin (hooc môn liên quan đến đường máu => đái tháo đường).
2. Thay đổi chế độ ăn liên tục và ăn uống không đều đặn mỗi ngày. Ăn quá ít hoặc quá nhiều.
3. Sử dụng điện thoại và tiếp xúc với đèn trước khi ngủ. – Điều này sẽ giảm chất lượng của giấc ngủ.
4. Suy nghĩ tiêu cực, đọc và tiếp xúc với quá nhiều thứ tiêu cực. (Có cả hít drama nhé.)
5. Không hút thuốc nhưng sử dụng kẹo nicotine vì chính nicotine cũng tác động đến lượng cortisol (và insulin).
6. Tư thế phòng vệ. – Chúng ta có thể thấy tư thế này ở mức độ hơi thái quá so với người thường ở những vận động viên boxing. (Ví dụ: cổ đổ về phía trước, gù lưng, vai được đưa ra trước, vv.)
Những điều bạn nên làm:
1. Ăn uống đầy đủ, điều độ và đều đặn. Có thể bổ sung thêm các chất chống oxy hóa.
2. Ngủ đủ giấc, đều đặn và chất lượng.
3. Vận động thường xuyên. (ví dụ tối thiểu: 10 000 bước mỗi ngày.)
4. Thư giãn – đơn giản có thể là nằm ngửa ra 5 phút và thở thật sâu vào bụng.
5. Tự ý thức và giữ tư thế chuẩn nhất có thể. – Tư thế sẽ ảnh hưởng đến hô hấp và tâm lý của bạn.
6. Hạn chế những thứ khiến bạn bị stress nếu có thể. (Ví dụ: game, vận động quá sức và quá lâu,…)
Tóm tắt lại, cortisol sẽ khiến bạn tích mỡ nhiều hơn, tích mỡ vùng trung tâm (có cả mỡ nội tạng), tăng nguy cơ bị tất cả các bệnh liên quan đến béo phì như đái tháo đường, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ,… Giai đoạn đầu có thể bạn chỉ bị béo bụng, nhưng về lâu dài, nếu không thay đổi lối sống, bạn sẽ bị béo phì, một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của thế kỷ.
Béo phì và COVID-19:
1. Những người bị béo phì có nguy cơ phải nằm viện cao hơn 113%.
2. Nguy cơ tử vong cao hơn 48%.
Nếu chưa bị béo phì thì cũng không nên làm những điều dẫn đến bệnh này làm gì, ngược lại, hãy thay đổi lối sống, sống thật tích cực để khỏe mạnh.
Theo: KPTG