(I’m back , bài này giới thiệu lướt qua cho mọi người biết về nhân vật Amin al-Husseini thôi nên còn khá sơ sài, quan hệ của ông với Đức Quốc Xã thì kể tới mai cũng chưa hết).
Amin al-Husseini sinh ra trong một gia đình quý tộc Hồi giáo ở Jerusalem, được coi là hậu duệ của Husayn ibn Ali, cháu ngoại của Muhammad. Ông được thừa hưởng nền giáo dục tốt nhất của Ottoman ngay từ nhỏ, và từng phục vụ cho quân đội nước này trong Thế chiến 1.
Khi chiến tranh kết thúc, ông tham gia vào phong trào thành lập Vương quốc Ả Rập tại Syria. Sau chiến tranh Pháp-Syria và sự sụp đổ chính phủ Hashemite tại Damascus, ông dần chuyển từ phong trào liên Ả Rập sang ủng hộ giành độc lập cho người Palestine, al-Husseini trở về Jerusalem để chống chủ nghĩa phục quốc Do Thái.
Ông sau đó cùng Rashid-Ali mở một cuộc đảo chính ở Baghdad vào tháng 4 năm 1941, gây ra cuộc chiến tranh Anh-Iraq. Trong đó al-Husseini sử dụng ảnh hưởng và fatwa của mình để kêu gọi người Ả Rập nổi dậy chống Anh. Đồng thời đến xin Hitler và Musolini đưa lực lượng không quân đến hỗ trợ. Việc này dẫn tới cuộc thảm sát người Do Thái đầu tiên ở Iraq trong 1 thế kỷ, khiến thù hận giữa Ả Rập và Do Thái ngày càng sâu thêm.
Sau khi cuộc đảo chính thất bại và bị quân Đồng Minh truy nã, al-Husseini cùng Rashid Ali bỏ trốn sang Ba Tư vào ngày 30 tháng 4 năm 1941, nơi ông được chính phủ Nhật và sau đó là Ý trao cho quyền tị nạn. Vào ngày 8 tháng 10, sau khi quân Đồng minh chiếm đóng Ba Tư và Shah Mohammad Reza Pahlavi cắt đứt quan hệ ngoại giao với phe Trục, al-Husseini được Servizio Informazioni Militari (SIM, cơ quan tình báo của Ý) bảo vệ và được đưa sang lánh nạn ở châu Âu).
Al-Husseini đến Rome vào ngày 10 tháng 10 năm 1941. Ông sau đó đề xuất các yêu cầu của mình cho Alberto Ponce de Leon. Với điều kiện các nước phe Trục phải “công nhận nguyên tắc thống nhất, độc lập và chủ quyền của các nước Ả Rập, bao gồm Iraq, Syria, Palestine và Tranjordan”, ông sẽ hỗ trợ cho cuộc chiến chống lại Anh và tuyên bố sẵn sàng giúp phe Trục trong các vấn đề ở “Jerusalem, Lebanon, Kênh đào Suez và Aqaba.”
Bộ Ngoại giao Ý đã chấp thuận đề nghị của al-Husseini, cung cấp cho ông một triệu lire, al-Husseini sau đó đã họp với Benito Mussolini vào ngày 27 tháng 10 về vấn đề Do Thái.
Trước đây vào mùa hè năm 1940 và vào tháng 2 năm 1941, al-Husseini đã đệ trình lên chính phủ Đức Quốc Xã các bản dự thảo tuyên bố hợp tác Đức-Ả Rập. Vào ngày 6 tháng 11, al-Husseini đến Berlin để thảo luận về các lời hứa của mình với Ernst von Weizsäcker và các quan chức Đức khác. Vào ngày 20 tháng 11, al-Husseini đã họp với Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop và chính thức họp với Adolf Hitler vào ngày 28 tháng 11. Chính bản thân Hitler khi chiến tranh nổ ra đã thay đổi cách nhìn người Ả Rập là “nửa người nửa vượn” của mình và nói Husseini mang dòng máu Aryan có được từ tổ tiên là người La Mã.
Husseini sau này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc diệt chủng Holocaust và giúp Đức tuyển người Hồi giáo Bosnia vào Waffen-SS. Mặc dù có dính líu đến Holocaust, tìm cách chặn đường tị nạn của người Do Thái, ví dụ khi al-Husseini can thiệp ngày 13 tháng 5 năm 1943 vào Bộ ngoại giao Đức và khuyên Himmler chặn hết đường tị nạn của người Do Thái sang Bulgaria, Hungary, Romania, và Palestine sau khi ông nhận thông báo có hơn 4000 trẻ em và 500 người lớn dân Do Thái bỏ trốn khỏi Đức sang Palestine, từ đó chặn hết đường sống của các trẻ em Do Thái. Tháng 6 năm 1943, ông yêu cầu gửi thư cho Ngoại trưởng Hungary, yêu cầu nước này gửi hết tất cả người Do Thái ở Hungary đến các trại tập trung ở Ba Lan, chứ không được giúp họ tránh nạn tại Palestine. Ông đứng đằng sau nhiều cuộc đánh phá và khủng bố của Đức ở Iraq, Transjordan và Palestine, đồng thời nhiều lần xin Hitler ném bom Tel Aviv mặc cho có thể làm nhiều người Hồi giáo vô tội thiệt mạng.
Mặc dù dính líu đến nhiều tội ác chiến tranh và bị chính phủ Thuỵ Sĩ từ chối cho tị nạn, sau khi cuộc chiến al-Husseini bị quân Pháp bắt giữ, mà Pháp lại muốn được lòng các thuộc địa Ả Rập của mình nên thả al-Husseini mặc kệ phản đối quyết liệt từ Anh và Mỹ, nên al-Husseini hoàn toàn không phải chịu bất cứ hình phạt gì như các quan chức Đức khác.
Năm 1945, ông trở thành một trong những lãnh đạo cấp cao của Uỷ ban Cấp cao Ả Rập (Arab Higher Committee) mới thành lập, đi đầu trong phong trào Palestine, sau này al-Husseini đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập PLO/Fatah cùng với Yasser Arafat và nhiều người khác. Ông còn được Tổng thống, “anh hùng dân tộc” Ai Cập Abdel Nasser long trọng tiếp đón khi đến thăm Cairo năm 1948.
Al-Husseini sau đó trải qua nhiều thăng trầm với các chính phủ và phong trào Ả Rập khác trước khi qua đời vào năm 1974.