Ai nói người có gia đình là à người hạnh phúc nhất. Có lẽ nó chỉ đúng ở một góc độ nào đó. Áp lực lớn nhất lúc nào cũng đến từ gia đình cả. Họ cho lời những lời xúc phạm, miệt thị đụng đến lòng tự trọng của những đứa trẻ là hành vi dạy dỗ. Họ đâu biết rằng trẻ con cũng có trái tim, nó cũng biết đau, nó cũng biết suy nghĩ về những lời nói đó. Lời nói tựa như con dao găm từng khúc từng khúc vào trái tim nó vậy. Mọi người nói nó là một đứa cứng đầu, một đứa lớn gan nhưng đâu ai biết rằng nó đã phải chịu đựng bao nhiêu. Nó cố tỏ ra mạnh mẽ, nó cố tỏ ra quen thuộc, nó cố tỏ ra không quan tâm đến những lời nó đó – những lời cay đắng thốt ra từ chính miệng mà người nó yêu thương nhất. Nhiều lúc nó cảm thấy, nó vô dụng, nó bất tài, nó chỉ là đứa ăn bám cho cái gia đình đó, nó ước gì nó chưa từng được sinh ra. Có thể người ta sẽ nghĩ rằng chỉ bị chửi vài câu mà đòi sống đòi chết rồi khóc lóc nhưng chỉ ai trải qua rồi mới hiểu… nó chẳng có ai bên cạnh, nó chẳng biết tâm sự với ai, nó chỉ biết ngồi và khóc, lặng lẽ khóc trong âm thầm với lớp bảo vệ mạnh mẽ mà mọi người thường thấy. Ngày qua ngày, nó cứ phải gánh chịu sự xúc phạm từ chính người thân nó. Nhiều lúc nó cứ đếm ngày để được đi khỏi nhà khi mà nó đủ lớn. Áp lực ngoài kia có lớn bao nhiêu thì chỉ cần có gia đình có thể xoa dịu nỗi đau đó nhưng chính gia đình cũng không tin tưởng, không ủng hộ, không chia sẻ thì quả là kẻ đáng thương. Nó chỉ biết khóc với bản thân mình, nó cố gắng hết sức làm mọi người vừa lòng nhưng nó chỉ là một đứa trẻ thôi. Nó không tuyệt vời, không hoàn hảo và cũng chẳng muốn hoàn hảo. Nó chỉ muốn có người hiểu nó, có người đồng cảm với nó và có người thương nó …”