Ai Cũng Biết Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn Nhưng… Chúa Bầu Là Ai? | Chúa Bầu Lập Riêng Một Bờ Cõi Cùng Thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh
Trong suốt thời kỳ Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh, nhiều cát cứ nổi lên các nơi. Nhiều người biết đến chúa Trịnh, chúa Nguyễn, thế nhưng chúa Bầu trấn giữ cả vùng Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái suốt 2 thế kỷ thì không phải ai cũng biết.
Câu chuyện bắt đầu từ Vũ Văn Uyên vốn là một võ sĩ quê ở làng Ba Động, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Vào thời vua Lê Chiều Tông đất nước loạn lạc, giặc giã nổi lên khắp nơi, Vũ Văn Uyên phạm phải tội giết người nên trốn đến trấn Đại Đồng, Tuyên Quang.
Bấy giờ tù trưởng ở Đại Đồng không được lòng dân, dân oán thán khiến tình hình rất lộn xộn. Là người giỏi võ nghệ, Vũ Văn Uyên giúp đỡ người dân chống cường hào, dần dần được nhiều người đi theo, Vũ Văn Uyên đánh bại và tiêu diệt tù trưởng, làm yên lòng dân, làm chủ cả một vùng rộng lớn gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang ngày nay.
Lúc này tại triều đình rất rối ren, Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ, Trần Chân làm phản. Vua Lê Chiêu Tông ở thế suy yếu, muốn có thêm thế lực ủng hộ mình, nên phong cho Vũ Văn Uyên làm Khánh Bá Hầu.
Vũ Văn Uyên chọn vùng đất Nặm Ràng (tức Phố Ràng, tỉnh Lào Cai ngày nay) là nơi quy tụ các đầu mối giao thông để xây dựng căn cứ. Năm 1527 Vũ Văn Uyên huy động người dân trong vùng xây thành Nghị Lang (còn gọi là thành Bầu hay phủ Bầu), thành được xây trên đỉnh đồi Tấp giữa thung lung Phố Ràng.
Đến năm 1533 thì thành được xây dựng xong, biến nơi đây trở thành căn cứ kinh tế, quân sự vững chắc lúc bấy giờ.
Trong thành có lầu chỉ huy, có xưởng rèn vũ khí, có xưởng đúc tiền, có trại lính, có khu gia binh, trường học…
Đặc biệt trong thành có chùa Phúc Khánh với quy mô lớn nhất vùng sông Chảy, trở thành trung tâm tín ngưỡng, giáo hóa và nâng cao chuẩn mực đạo đức, đời sống tinh thần cho người dân.
Ngoài thành Nghị Lang, Vũ Văn Uyên cho xây dựng một số thành khác như thành Trung Đô (Bảo Nhai – Bắc hà ngày nay), thành Bảo Hà, thành Nghĩa Đô…. tạo thành một hệ thống phòng thủ vững chắc.
Trong khi Vũ Văn Uyên xây dựng được một một “vương quốc riêng” để người dân yên vui an cư lạc nghiệp, thì tại triều đình, các phe phái vẫn tranh đoạt quyền lực. Đến năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua lập ra nhà Mạc. Vũ Văn Uyên cát cứ cả vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa không theo nhà Mạc.
Trong số những người trung thành với vua Lê, không theo nhà Mạc có Hữu Vệ Điện Tiền Tướng quân An Thanh Hầu Nguyễn Kim. Ông tìm được con cháu nhà Lê là Lê Duy Ninh tôn làm làm Vua, hiệu là Lê Trang Tông.
Nguyễn Kim qua Ai Lao (Lào ngày nay) mượn đất Sầm Châu chiêu mộ quân sỹ. Vũ Văn Uyên ủng hộ đưa quân đến giúp đỡ, thế nhưng quân nhà Mạc lúc này rất mạnh, Vũ Văn Uyên phải cho quân rút về Đại Đồng để củng cố lực lượng.
Vua Mạc cho quân ngược sông Hồng tiến đánh Đại Đồng. Vũ Văn Uyên không giao chiến vội, cho quân Mạc vào sâu rồi mai phục tiêu diệt, giành được chiến thắng. Nhà Mạc thất bại phải đồng ý cho Vũ Căn Uyên cát cứ cả vùng đất này.
Thời kỳ Nam – Bắc triều, Nguyễn Kim xây dựng quân đội ngày càng mạnh, làm chủ vùng phía Nam, đem quân tiến đánh nhà Mạc. Vũ Văn Uyên cùng em mình là Vũ Văn Mật đưa quân phối hợp tiến vào Thăng Long đánh nhà Mạc.
Năm 1557 Vũ Văn Uyên qua đời mà không có cón nối dõi, em trai là Vũ Văn Mật lên thay, xưng là Gia Quốc Công.
Vũ Văn Mật dời căn cứ từ thành Nghị Lang sang xây thành đắp lũy trên gò Bầu. Từ đó nhân dân thường gọi ông là “Chúa Bầu” hoặc “Vua Bầu”.
Từ đó các đời sau hùng cứ một vùng ở thành Bầu đều được gọi chung là chúa Bầu.
Còn tiếp phần 2… (Xem video để nghe kể chi tiết, xem thêm tại YouTube nhiều câu chuyện khác nhé!)