Máy bay A-10 Thunderbolt thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày năm1972, khi chiến tranh ở Việt Nam vẫn đang diễn ra. Lầu Năm Góc nhận ra sự cần thiết của một máy bay yểm trợ hỏa lực ở cự ly gần để hỗ trợ cho các lực lượng bộ binh. Không quân không muốn chi tiền để phát triển một dòng máy bay di chuyển chậm chạp và ép F-4 Phantoms và F-111 phải làm nhiệm vụ này nhưng cả hai loại trên đều không hoạt động tốt ở tốc độ thấp, vì vậy sau đó chiếc A-1 Skyraider lỗi thời của những năm 1940 được đưa ra chiến trường.
Phải đến ngày 10 tháng 2 năm 1976 A-10 cuối cùng cũng được đưa vào dây chuyền sản xuất. Vũ khí chính của A-10 là General Electric GAU-8 / A Avenger , một khẩu pháo tự động 7 nòng kiểu Gatling 30mm điều khiển thủy lực nặng 4.029 pound. Được thiết kế đặc biệt cho vai trò chống tăng, Avenger có thể nã đạn 30 mm với tốc độ bắn cực nhanh.
Máy bay có khả năng cơ động vượt trội ở tốc độ và độ cao thấp còn hệ thống vũ khí của nó có độ chính xác cao. A-10 có thể lảng vảng gần các khu vực chiến sự trong thời gian dài và hoạt động trong điều kiện tầm nhìn thấp vào ban đêm khiến nó trở thành một trong những vũ khí được ưa thích nhất của quân đội Mỹ và đồng minh trong các cuộc chiến kéo dài ở Trung Đông.
Một ưu điểm khác của A-10 là lớp giáp cực dày của nó. Phi công A-10 được bảo vệ bởi 1.200 pound giáp titan. Máy bay có thể sống sót sau các cuộc tấn công trực tiếp từ đạn xuyên giáp và đạn nổ 23 mm.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, những chiếc A-10 đã tàn phá các binh đoàn thiết giáp của Iraq trên sa mạc. Warthogs đã phá hủy hơn 900 xe tăng, 1.200 khẩu pháo và 2.000 phương tiện quân sự khác đồng thời cũng trực tiếp bắn hạ hai trực thăng Iraq. Trong một ngày, một cặp A-10 đã phá hủy 23 xe tăng bằng cách phóng tên lửa Maverick cũng như pháo GAU-8, pháo 30 mm. Quân đội Iraq gọi A-10 là “Thập tự tử thần” vì hình dạng cánh và hỏa lực của nó.
Từ khi được đưa vào biên chế, A-10 Thunderbolt là người bạn đồng hành không thể thiếu của các binh sĩ Hoa Kỳ trên khắp các chiến trường Iraq, Balkan, Afghanistan, Libya và Syria
Một đặc điểm làm nên huyền thoại về A-10 chính là khả năng sống sót kỳ diệu của nó trước hỏa lực đối phương. Đầu thàng 4 năm 2003, chiếc A-10 của nữ Đại úy Kim Campbell khi đó bị thiệt hại nghiêm trọng bởi phòng không Iraq trong một phi vụ yểm trợ hỏa lực trên bầu trời Baghdad. Khi hệ thống điều khiển thủy lực bị hư hại, cô chuyển sang hệ thống dự phòng điều khiển bằng các trục và dây cáp cho phép phi công tiếp tục lái máy bay dưới sự điều khiển cơ học.
“Đó là cơ hội cuối cùng của tôi để thử và khôi phục máy bay hoặc tôi sẽ phải nhảy dù xuống trung tâm Baghdad,” cô nói sau đó trong một cuộc phỏng vấn.
Cô ấy đã có thể điều khiển máy bay ngay lập tức và với sự giúp đỡ của đồng đội, đưa chiếc A-10 trở về căn cứ của cô ấy một cách an toàn với hàng trăm lỗ đạn ở phía mạn phải của thân máy bay và đuôi thì bị xé nát.
Không quân đã cố gắng thay thế A-10 bằng chiếc F-35 đẹp hơn, nhanh hơn và tàng hình hơn. Nhưng Warthogs sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội mặt đất của Hoa Kỳ trong vài thập kỷ nữa. Các kế hoạch hiện tại là giữ bảy phi đội A-10 cho các đơn vị Vệ binh Quốc gia đang hoạt động, dự bị và Không quân, cho đến năm 2040.