TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P2-b)

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P2-b)

Phần này nói về mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực. Nếu các bạn hiểu rõ phần trước thì phần này không có gì mới và khó hiểu. Nhưng sang các phần tổng thống chế và bán tổng thống chế sẽ quan trọng hơn.

P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị.

Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
“Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial“, México, 2000

Chúng ta cùng đi đến phần sau của phần 2 nhé!

Phần 2: Đại nghị chế ở Anh Quốc (tiếp)

Những cơ chế của chế độ Đại nghị không quy tụ những đặc điểm cần thiết của một nền dân chủ. Ta chỉ có thể nói rằng chế độ chính trị Anh quốc có đặc tính dân chủ bắt đầu từ thời điểm Quyền bầu cử (Voting right) được mở rộng cho tất cả dân chúng. Ở một khía cạnh khác, Đại nghị chế dân chủ cũng bắt đầu từ khi quyền lực của Viện Quý tộc hay Thượng viện suy giảm. Viện Quý tộc chia sẻ quyền lập pháp với Viện Thứ dân, nhưng không thể giải tán Nội các, bởi Nội các chỉ chịu trách nhiệm trước Viện Thứ dân, nơi được bầu cử. Với Đạo luật Nghị viện năm 1911 và 1949, (Parliament Act), quyền lực của Viện Quý tộc giảm một cách đáng kể. Viện Quý tộc giờ đây mất quyền phủ quyết (veto) đa số các đạo luật. Thay vào đó, Viện có thể kéo dài thời gian thông qua một đạo luật trong 1 năm (delay). Tuy vậy, Viện vẫn có quyền sửa đổi (Amend) các đạo luật, trừ các luật liên quan đến tài chính.

3. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện (thực chất là Hạ viện) bởi Chính phủ được
hình thành từ Nghị viện (Hạ viện). Người đứng đầu nhà nước, về mặt hình thức và người đứng đầu chính phủ, trên thực tế, có quyền giải tán Nghị viện. Chính phủ trong Đại nghị chế thường được gọi là Nội các (Cabinet), tên này bắt nguồn từ căn phòng mà các Bộ trưởng của Nhà vua nhóm họp để tranh luận. Chính phủ có trong tay quyền hành pháp, thi hành các chính sách của mình, tuyên bố một vấn đề là vi hiến (unconstitutionality), quản lí các vấn đề dân sự và quân sự, khởi thảo luật, và có trách nhiệm thi hành các bộ luật.

Thông thường mỗi Viện trong Nghị viện có từ 400 đến 700 thành viên. Viện Thứ dân ở Anh có 650 thành viên, với nhiệm kì là 5 năm và có thể bị giải tán giữa chừng. Nghị viện có chức năng chính là bỏ phiếu thông qua luật, hình thành chính phủ và kiểm soát hoạt động của nó.

Ở Anh Quốc, hệ thống bầu cử là hệ thống đa số – người về đích đầu tiên (First Past the Post – FPTP) với chỉ một vòng bầu cử. Trong thời gian bầu cử, Vương quốc Anh sẽđược chia thành nhiều đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử bầu cho một Nghị sĩ trong Hạ Viện theo tiêu chí lấy từ trên xuống. Điều này có nghĩa là ứng cử viên nào có số phiều cao bầu cao nhất ở mỗi đơn vị thì trúng cử.

Ở Ý, hệ thống bầu cử lại là Đại diện tỉ lệ theo danh sách (List proportional representative – List PR) theo 2 vòng. Các đảng phái chính trị đưa ra một danh sách các ứng cử viên cho các cuộc bầu cử ở mỗi đơn vị bầu cử đa danh. Cử tri bỏ phiếu cho đảng phái chính trị và các đảng nhận được số ghế đại diện tương ứng với tỉ lệ với sốphiếu bầu của mà họ nhận được. Ứng cử viên thắng cử được chọn ra từ danh sách của đảng theo thứ tự của họ trong danh sách đó. Đảng nào dành được 40% sẽ dành được đa số ghế trong Hạ viện. Nếu không có đảng nào được 40%, sẽ diễn ra vòng 2 với sự tham gia của hai đảng có số phần trăm cao nhất ở vòng một. Đảng chiến thắng vòng này sẽ được đa số. Các đảng thất bại (phải đạt ít nhất 3%) chia nhau số ghế còn lại theo tỉ lệ phiếu dành được. Sau cuộc cải tổ năm 2017, Ý áp dụng hệ thống hỗn hợp.

Ở Đức cũng áp dụng hệ thống này, Đại diện tỉ lệ hỗn hợp (Mixed Member Proportional
– MMP). Với lá phiếu “đầu tiên” (“Erststimme”) cử tri chọn ứng cử viên mà anh ta ưng ý nhất. Nước Đức được chia thành 299 khu vực bầu cử – mỗi khu vực tương ứng với 250,000 cư dân. Mỗi đảng có thể đưa một ứng cử viên vào một khu vực bầu cử. Và ứng viên độc lập cũng có thể tham gia, nếu họ thu thập được ít nhất 200 chữ ký từnhững người ủng hộ. Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ chiến thắng (đầu phiếu đa số tương đối). Có 589 ghế ở Quốc hội liên bang Đức, và “lá phiếu đầu
tiên” nhằm làm đầy một nửa số ghế này, đảm bảo mỗi quận đều có đại diện. “Lá phiếu
thứ 2” (“Zweitstimme”) là để bầu cho một đảng phái chính trị. Lần này là để xác định mặt bằng chung tổng thể của hạ viện: phần trăm số ghế mà mỗi đảng có được (đại diện tỉ lệ) Trong đại hội đảng, các đảng phái sẽ lập danh sách ứng cử viên cho mỗi bang của liên bang. Bang nào có dân số đông hơn sẽ được gửi nhiều đại biểu quốc hội tới hạviện hơn các bang khác.

Viện Quý tộc Anh bao gồm các Nghị viên thừa kế (Hereditary peers), Nghị viên tâm linh(Lords Spiritual), Nghị viên thế tục (Life peers) và các Nghị viên độc lập (Independent Peers). Viện Quý tộc không thể bị giải tán. Quyền lực của Viện bao gồm việc tham gia quá trình phê chuẩn pháp luật, mặc dù quá trình này viện Thứ dân có quyền lực cao hơn hẳn, hay nói cách khác, Viện Quý tộc không có chức năng ngang hàng với Viện Thứ dân trong vấn đề phê chuẩn pháp luật. Ngoài ra Viện Quý tộc cũng có quyền kiểm soát các hoạt động của Chính phủ, nhưng không có quyền hình thành Chính phủ.

Trong hệ thống Đại nghị chế có một sự phụ thuộc qua lại giữa Người đứng đầu nhà nước và Nghị viện, thông qua Nội các, và giữa nhánh hành pháp và tư pháp, thông qua Thủ tướng. Thủ tướng là người vô cùng quyền lực, nhưng bị giới hạn và kiểm soát bởi Nghị viện, đặc biệt là các đảng đối lập. Thủ tướng thường là người đứng đầu đảng cầm quyền (đảng chiếm đa số) hoặc một liên minh chiếm đa số. Sự kỉ luật của các đảng phái cũng là một nguyên tắc (sự kỉ luật của đảng phái đã giải thích ở phần 2-a). Thông thường, thủ tướng sẽ trình diện trước Nghị viện, trước đảng cầm quyền và đảng đối lập để trả lời các câu hỏi của các nhà lập pháp, nhưng không có quyền điều khiển nhánh
này.

Khác với Ý và Đức, Anh và Tây Ban nha là quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến), ởđây có sự kết hợp giữa đa đảng chính trị với bản chất Nghị viện của nền quân chủ. Người đứng đầu nhà nước là Vua, biểu tưởng của sự thông nhất và trường tồn của quốc gia

Sự giám sát qua lại giữa các nhán quyền lực cho phép kiểm soát Chính phủ và quản lý. Sự kiểm soát đối với Chính phủ là sự kiểm soát chính trị (Political control), nói cách khác, Chính phủ phải dựa vào sự tín nhiệm của Nghị viện trong các hoạt động chính trịcủa mình. Việc thiếu tín nhiệm hoặc yêu cầu trách nhiệm của Chính phủ có thể thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Các cách thức kiểm soát Chính phủ có thể nhắc đến các phương tiện truyền thông, quyền bắt buộc chính phủ cung cấp thông tin, quyền lập ủy ban điều tra,…

Ở Anh quốc, tồn tại một ´´Nội các bóng đêm´´ (shadow cabinet). Mặc dù nó là một Nội các song song, nhưng không thi hành các công việc của Chính phủ. Nội các bóng đêm tạo ra một Nội các đối lập, thường được biết tới như Phe đối lập trung thành của Nhà vua (Majesty´s loyal opposition), tập hợp bởi những người đứng đầu của các đảng đối lập. Tuân theo nguyên tắc Lưỡng viện truyền thống và được hình thành từ thế kỉ trước, nhưng mãi đến Đạo luật của các Bộ trưởng Hoàng gia 1937 (Ministers of the Crown Act), Nội các bóng đêm mới mang tính chất pháp lý. Thông thường, khi một chính phủthua trong cuộc bầu cử, nó sẽ giữ Nội các cũ cho đến khi có thay đổi bên trong cơ cấu của Đảng. Khi Chính phủ mới lên nắm quyền, mỗi bộ trưởng mới sẽ bị kiểm soát trực tiếp bởi một bộ trưởng cũ (bộ trưởng bóng đêm). Nên nhớ rằng Chính phủ được tạo ra bởi Đảng chiếm đa số. Nếu Đảng đó thua nghĩa là Đảng đối lập lên thay, và chiếm đa số lại, Chính phủ mới sẽ thuộc Đảng đối lập. Chức năng của Nội các bóng đêm này, ngoài đối lập công khai với Chính phủ, mà còn là một kênh thông tin cho các cử tri, cung cấp
một cách hệ thống thông tin về các vấn đề, hoạt động của Chính phủ, chuẩn bị cho các
tình huống xảy ra liên quan đến hoạt động của Chính phủ. Nếu đảng thiểu số thắng cuộc bầu cử mới, thông tin thành viên Nội các mới thường không có gì bất ngờ. Người
đứng đầu Nội các bóng đêm sẽ là Thủ tướng, các thành viên trong Nội các bóng đêm
sẽ là các Bộ trưởng. Chức năng khác của Nội các này là đảm bảo sự hữu hiệu cho tính
chất Đa đảng (Pluralism) và đối lập chính trị (Political opposition), cũng như trong các
cuộc khủng hoảng hoặc đối đầu quân sự, lúc cần sự đoàn kết quốc gia, nó sẽ cung cấp ngay
lập tức các lời khuyên cho Chính phủ hiện tại.

(Hết phần 2)

Tài liệu tham khảo

Espinoza Toledo, Ricardo. Sistemas Parlamentario, Presidencial Y Semipresidencial. México, 2000

Hoàng Thu Trang, ´´Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay´´, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2015

Dạ Lãm, trong www.google.com/amp/s/www.luatkhoa.org/2016/02/3701/amp/

Chú thích ảnh
Thủ tướng Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Boris Johnson trong cuộc họp Nội các về vấn đề Brexit

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *