Đâu là tác gia Việt Nam tuyệt vời nhất?

Đâu là tác gia Việt Nam tuyệt vời nhất?

Trả lời: Bảo Trung Nguyễn, Nghiện phim, Cổ động viên bóng đá nhiệt thành, Yêu lịch sử, Người Việt Nam
Link gốc: https://qr.ae/pNANeO
Phải thừa nhận rằng, dù là người Việt Nam, tôi không dành quá nhiều thời gian trong việc đọc những tác phẩm văn học Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, có 3 cái tên đặc biệt đáng được nhắc đến trong vòng 30 trở lại đây:
Hồ Anh Thái: Cõi người rung chuông tận thế (2002), Đức Phật, nàng Savitri và Tôi (2007),etc.
(Mình đã đọc 3 tác phẩm của Hồ Anh Thái là: Cõi người rung chuông tận thế, SBC là Săn bắt chuột Dấu về gió xóa. Cảm nhận cá nhân thì Cõi người rung chuông tận thế thực sự là một tác phẩm hay và ám ảnh, không khí trong tác phẩm rất u buồn nhưng Dấu về gió xóa là thì khá tệ với cái kết ngây thơ như một giấc mơ trẻ con còn SBC thì đầy rẫy sự châm biếm.)
Bảo Ninh: Nỗi buồn chiến tranh(1990)
(Đỉnh cao thực sự, có một ít siêu hư cấu, truyện lồng truyện, như một giấc mơ nhưng lại cực kỳ tỉnh táo)
Nguyễn Ngọc Tư: Cánh đồng bất tận(2005), Đảo (2014)
(Không cần phải nói về cô Tư Cà Mau, tuy nhiên Sông của cô thực sự hơi í ẹ.)
Mong rằng sẽ có những câu trả lời cụ thể hơn từ những người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này.
Trả lời: Thư Nguyễn, học Dược tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2019)
Link gốc: https://qr.ae/pNANeP
Tác gia tôi thích gồm:
1. Vũ Trọng Phụng, một trong những tác gia châm biếm bậc nhất. Hầu hết những nhân vật của ông đều nằm giữa lằn ranh yêu-ghét. Thật đó, mấy tác phẩm của ổng cực kỳ hài hước. Một trong những tác phẩm của ông, Số Đỏ, đã được dịch sang tiếng Anh.
2. Tú Xương, lại một tác gia châm biếm khác, nhưng sống tại nửa sau thế kỷ 19. Cuộc đời ông khá cơ cực, và ông dùng sự cơ cực của mình để viết những bài thơ châm biếm về xã hội thực dân Pháp thời bấy giờ. Tác phẩm của ông hài hước nhưng cũng bi thương.
3. Hồ Xuân Hương, tên bà có nghĩa là giải phóng dục tình(?). Một trong những nữ tác gia xuất sắc nhất mọi thời đại.
4. Nguyễn Du (một cách miễn cưỡng). Tôi chưa bao giờ thích Truyện Kiều, nhưng nó được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học xuất sắc nhất lịch sử Việt Nam. Vậy đó! Truyện Kiều cũng là tác phẩm Việt Nam đầu tiên đặt câu hỏi về nữ quyền.
(Cá nhân mình thích: Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, giàu lòng nhân và rất hợp để nghe hay đọc trong tiết Vu Lan)
5. Nam Cao. Tác phẩm của ông lấy bối cảnh hiện thực, hay cụ thể hơn, cuộc sống bần cùng của người nông dân Việt Nam dưới cách đô hộ thực dân. Không dành cho những trái tim yếu đuối. Tôi nhớ rằng mình đã khá đau đớn khi đọc đoạn văn miêu tả cái chết của Lão Hạc hồi còn ngồi trên ghế nhà trường.
6. Nguyễn Trãi. Bình Ngô Đại Cáo. Không cần nói gì thêm.
7. Hồ Chí Minh. Okay, nhiều nhà phê bình văn học chỉ ra rằng những tác phẩm của Bác khá bình thường và không có gì đặc biệt; nhưng nó bắt tai, dễ nhớ, có nhiều biểu tượng và ẩn dụ và được viết bằng thể thơ tôi thích.

Một số cái tên khác mà mình yêu thích như: Cụ Nguyễn Xuân Khánh với tác phẩm: Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn hay Trư Cuồng (tái bản với tên :Chuyện Ngõ Nghèo), Thuận (tác phẩm Phố Tàu của cô thực sự đỉnh cao), Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nguyễn Bình Phương (tác phẩm của Nguyễn Bình Thương thực sự rất khó hiểu rất ma mị, ông là nhà văn dám thử nghiệm những góc nhìn của nhân vật khác nhau, thử nghiệm phong cách tiểu thuyết khác nhau, rất thách thức người đọc cũng như cuốn hút người đọc.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *