r/explainlikeimfive

Tại sao mọi thứ lại hấp dẫn hơn hẳn khi chúng ta trì hoãn?

Tại sao mọi thứ lại hấp dẫn hơn hẳn khi chúng ta trì hoãn?

Mỗi khi cố gắng tập trung làm việc, bất cứ thứ gì khác tôi có thể nghĩ đến đều trở nên thú vị và kích thích đến lạ. Nhưng nếu tôi liệt kê chúng thành một danh sách để có thể làm sau khi tôi xong việc thì đột nhiên chúng lại chẳng còn vui nữa.

Có lý giải gì về mặt khoa học thần kinh của chuyện này không?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/hboki8
_____________________

u/PunkerWannaBe (1.4k points)
Dopamine là nguyên nhân chính.
Thay vì học, chúng ta thích lướt mạng xã hội với kỳ vọng rằng sẽ bắt gặp thứ gì đó thú vị. Đó là lúc dopamine làm việc. Ví dụ, dopamine sẽ được tiết ra khi bạn đang trông chờ được thấy một post cười ỉa, chứ không phải khi bạn đang thực sự đi tìm nó.
_____________________

u/jraz84 (165 points)
Nói một cách ngắn gọn, rất nhiều trong số các quyết định và dự định của chúng ta sẽ bị chi phối bởi 2 phần sau đây của bộ não và các chức năng mà chúng đảm nhiệm.

– Hệ viền có nhiệm vụ xử lý dữ liệu cảm xúc, các phản ứng căng thẳng cấp tính (flight or fight), kích thích nhu cầu ăn/ngủ/tình dục, tìm kiếm khoái hoạt và tránh xa đau đớn tổn thương (dopamine), vân vân.

– Vùng vỏ não trước trán có vai trò trong học tập bậc cao, khả năng xây dựng kế hoạch và mục tiêu, nhận biết kết quả, đạo đức, khả năng siêu nhận thức, vân vân.

Thời kỳ đầu trong quá trình tiến hóa của nhân loại, chúng ta chỉ phụ thuộc vào hệ viền và các kích thích cơ bản của nó để duy trì các sinh hoạt thường ngày.

Nhưng qua thời gian, bộ não của con người phát triển, vùng vỏ não trước trán cho phép chúng ta đặt ra những mục tiêu mà tổ tiên thậm chí còn không nhận thức được, sáng tạo nên những nền văn minh mà ở đó những tòa nhà chọc trời, văn chương nghệ thuật, lập trình app, huy chương vàng Thế vận hội đều khả thi.

Nhưng vấn đề là, bộ não của chúng ta vẫn phần lớn được “lập trình” để cả ngày chỉ ăn ngủ đụ ỉa (tức tìm kiếm khoái hoạt/dopamine) và tránh xa bất cứ thứ gì có thể gây stress hay bất tiện (tức tránh xa đau đớn tổn thương). Mà cái đống “gây stress hay bất tiện” đó lại bao gồm những công việc đòi hỏi sự cần cù chăm chỉ, có thể giúp ích chúng ta trong tương lai.

Bàn về vấn đề này có cuốn sách nói “Neuro-Discipline: Everyday Neuroscience for Self-Discipline” của Peter Hollins, ông ta giải thích hay hơn tôi nhiều.

Link tải đây nhé:
https://www.mediafire.com/…/Peter_Hollins_-_Neuro-Disc…/file
_____________________
Bài đăng của bạn Dực Viên trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/579756902934522
[Illustration: freepik]
Edited by https://rvnweb.site

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *