#tuduydotpha

Đôi khi mình thấy người ta hay lấy đúng sai ra để bảo vệ cho cái bất toàn chính bên trong con người họ

#trainghiemsong

Đôi khi mình thấy người ta hay lấy đúng sai ra để bảo vệ cho cái bất toàn chính bên trong con người họ

Bên trọng họ chưa tốt – họ thấy buồn, giận, trách… và họ cho rằng người khác, hoàn cảnh bên ngoài khiến cho họ như vậy.

Họ cho người khác, hoàn cảnh bên ngoài có lỗi với họ. Mà họ ko, hoặc hiếm khi nhìn vào trong để trả lời câu hỏi: phải chăng mình cảm thấy buồn, ko vui là do chính bên trong bản thân mình, phải chăng là do mình suy nghĩ sai chỗ nào đó, nên mình không vui.

Nhưng thật ra ít ai chịu nhìn vào bên trong như vậy. Nên họ đỗ lỗi, họ mong hoàn cảnh thay đổi, và hoàn cảnh hiếm khi theo ý họ, và rồi họ cứ tự cho phép mình buồn: buồn hết ngày này sang ngày khác, buồn hết trong hoàn cảnh sống này đến hoàn cảnh sống khác

Và đó là lý do khiến họ khổ hay buồn rất lâu. Họ muốn nhìn thấy thế giới màu hồng, họ đi tô sơn hết chỗ này chỗ khác (dạng cải tạo thế giới), hay họ đi tìm môi trường màu hồng (dạng mưu cầu hạnh phúc đâu đó xa xăm),

Nhưng ít ai chịu thấy một vấn đề đơn giản:

Đeo kính hồng vào mắt, là thế giới sẽ màu hồng. Đơn giản vậy thôi.

Thay vì thay đổi cả thế giới để bản thân bạn thấy hạnh phúc, thì hãy để bạn hạnh phúc – và dùng cặp mắt hạnh phúc đó để đi soi ra thế giới – như thế đơn giản hơn, và thật ra dễ làm hơn.

Nhưng cái khó ở đây. Khiến loài người nói chung ko chịu nhìn ra, lý do mang tên: Bản ngã.

Bản ngã tinh vi. Nó luôn dùng sự phân tích của não để bào chữa cho vấn đề của nó. Bản ngã rất khôn. Nó luôn khiến bạn nghĩ là bạn quan trọng, bạn phải là người được chú ý, bạn phải trên thiên hạ, bạn phải là người tốt, còn có vấn đề gì, người khác mới là vai phản diện. Bản ngã luôn khiến bạn có suy nghĩ đó.

Và khi bị chi phối như vậy. Hấu hết con người đều bị bản ngã này chi phối. Nên họ thích, và thường, và có xu hướng tìm ra điều bất toàn của người khác, của thế giới, mà hiếm khi: nhìn vào chính do sự bất toàn của mình, mà mình khổ hay buồn như thế nào. Chính sự bất toàn của mình khiến mình không vui. KHắc phục được nó mình sẽ vui.

————

Vấn đề mà nhiều người, xã hội cho là bình thường, được phép giận, được phép khổ:

Mình lấy nó làm ví dụ cho dể hiểu:

Ngoại tình.

Tại sao khi bồ, hay vợ (chồng) ngoại tình mình thấy buồn. Đó là do mình, do nhu cầu của mình, do tính sở hữu.

Người có tính sở hữu càng cao, thì càng dễ ghen tức, ghen tuông, bực dọc. Đặc biệt là khi người khác ngoại tình. Xã hội lên án, nhưng xã hội thật ra, tiêu chuẩn của xã hội cũng được xây dựng bởi con người: bởi bản ngã của con người. Và ai cũng có bản ngã to, nên hợp lại, họ tạo ra điều luật từ đó. Và đem giá trị bản ngã đó áp dụng cho người khác, cho toàn xã hội

Do bạn muốn sở hữu người khác, nên người khác làm gì tự do, thoát ra khỏi vòng kiểm soát của bạn. Bạn nổi điên. Bạn nổi điên, chính là do cái tính thích kiểm soát của bạn. Không hẳn là do người khác.

Bạn có thể là vợ, là chồng, nổi điên lên khi không sở hữu được người mà pháp luật cho phép bạn sở hữu thông qua hai chữ: hôn nhân.

Bạn có thể là cha, mẹ, không sở hữu được con khi bạn muốn nó làm điều gì đó, mà nó không nghe lời bạn, không sống theo ý bạn.

Bạn có thể là bạn bè, khi người ta chơi ko theo tiêu chuẩn của bạn. Bạn từ bỏ người ta, vậy thì ngay từ đầu bạn đâu có thương người ta mà chơi với họ. Bạn đâu thương người ta vì chính người ta. Mà bạn chỉ đem giá trị của bạn, bản ngã của bạn phóng chiếu lên người khác. Và ai hợp với bản ngã, tôn vinh bản ngã của bạn lên, bạn thích chơi với họ. Vì khi chơi với họ, bạn thấy bản thân bạn, bản ngã của bạn được tô son lên…. chứ không hẳn là bạn chơi với người ta, tốt với người ta vì chính người ta.

Nếu hiểu ra điều này, thật ra cuộc sống rất dễ dàng.

Ai đó làm bạn buồn. Bạn nên xem lại bản thân mình. Chính cái giá trị bạn giữ lại khiến bạn buồn. Và bạn thà buồn, còn hơn bỏ bớt những giá trị, lề lối, nguyên tắc của bạn (mà chính bản ngã của bạn xây dựng bên trong con người bạn).

Thay vì bỏ đi bản ngã, bạn bỏ đi người khác 🙂 thay vì bỏ đi nỗi buồn, bạn thà buồn còn hơn là bỏ đi bản ngã.

Nên đơn giản. Mỗi khi bạn buồn, hãy tự hỏi lại mình những vấn đề đó. Mà thay đổi đi để bạn khỏi buồn.

Có thể thay đổi môi trường, thay đổi con người, đối tượng bạn giao du sẽ khiến bạn đỡ buồn trong ngắn hạn (dạng mì ăn liền cứu đói tạm thời)… – cái này cũng ko hẳn là sai, nhưng nó chỉ tạm thời thôi. Vì sau đó (sớm thôi) bạn sẽ rơi vô môi trường tương tự, gặp những con người tương tự khiến bạn buồn. Do bản ngã bạn xưa nay vẫn vậy, nó vẫn đi tìm kiếm những mối quan hệ nó muốn, môi trường nó muốn – bản ngã vẫn cũ, vẫn cố chấp, và cho là nó ko có gì sai… rồi bạn sẽ lại gặp lại vấn đề cũ trong môi trường mới đó (sớm thôi)….

Nên cách giải quyết triệt để hơn: là thay đổi bản thân bạn đi, cách suy nghĩ của bạn, hiểu ra vấn đề đi.

Và cách để làm việc đó, đầu tiên qua tầng lý trí, nhưng mình cố gắng viết ở đây, và có một tầng sâu hơn: tâng phi lý trí, tầng của trái tim và cảm giác. Vì nhiều khi lý trí bạn bị thuyết phục, bạn hiểu ra bạn sai, nhưng trái tim bạn vẫn là bệnh cũ: Tham, sân, si…

Nên có một cách giải quyết triệt để hơn tầng của lý trí, đó là:

Thiền.

Thiền cách nào, thiền ra sao để hợp hơn với mỗi cá nhân… đó là lại một vấn đề dài hơn, mình sẽ nói thêm ở chủ đề sau…

Nhưng thiền chỉ có một cách, ngồi im, bất động, hay ngồi tư thế hoa sen như mọi người hay hiểu hay thấy. Nó chỉ là 1, hoặc 2, hay 3 kiểu trong hơn 112 phương pháp Thiền mà các tôn giáo trên thế giới khác nhau áp dụng. Mỗi cách phù hợp với mỗi cá nhân khác nhau.

Mình sẽ nói thêm cụ thể sau.

Good luck.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *