BÍ MẬT VỀ CÁCH ĐÀO TẠO SAMURAI NHẬT BẢN CỔ ĐẠI:
Vào thời phong kiến, các samurai Nhật Bản đã gần như trở thành huyền thoại với danh tiếng về sự dũng cảm và dẻo dai trên chiến trường. Các phương pháp tập luyện cho samurai rất đa dạng, nhưng một số nguyên lý đào tạo vẫn không đổi theo thời gian. Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Samurai gần như có liên hệ đến từ “phục vụ“, nghĩa là người võ sĩ đạo là người phục vụ, phục tùng các lãnh chúa (daimyo).
Tổng quan:
Trong giáo dục võ sĩ, điều quan trọng nhất không phải là dạy võ mà là dạy tính cách. Tạo được khí chất của một người võ sĩ còn quan trọng hơn việc học được kiến thức, tài ăn nói hay năng lực suy nghĩ. Cái kiềng 3 chân nâng đỡ bộ khung của Võ Sĩ Đạo chính là “Trí“, “Nhân“, “Dũng” tương ứng trong tiếng Nhật là Chi, Yin, Ju hay trong tiếng Anh là Wisdom, Benevolence, Courage. Bản chất của con người Võ Sĩ là hành động, còn về hiểu biết thì chỉ cần nắm được các tri thức liên quan tới chức trách của người đó là được.
Chuẩn bị tinh thần:
Mối quan tâm chính của Bushido là nhiệm vụ: nhiệm vụ đối gia đình, chủ nhân và đồng đội. Mối quan tâm thứ hai là chuẩn bị cho cái chết. Samurai được hướng dẫn để sống như thể họ sẽ chết trong phút tiếp theo, do đó đảm bảo rằng hành vi hiện tại của họ không để lại tiếc nuối. Samurai được khuyến khích ngồi thiền thường xuyên để chuẩn bị tâm lý cho sự khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và chiến tranh.
Phần lớn kỷ luật của samurai bắt nguồn từ Bushido (Võ Sĩ Đạo) nếu bạn muốn tham khảo về hệ thống đạo đức này có thể tham khảo cuốn sách Võ Sĩ Đạo – linh hồn của Nhật Bản của tác giả Inazo Nitobe, một bộ quy tắc ứng xử tương đối gần với các võ sĩ giác đấu của châu Âu.
Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố: trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối, có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng hành động của các samurai.
Điều kiện cơ thể:
Samurai tự điều chỉnh và tập luyện sự dẻo dai về thể chất bằng cách chiến đấu với nhiều yếu tố. Thực tiễn như đứng khỏa thân trong tuyết sâu hoặc ngồi bên dưới thác nước lạnh là hai ví dụ phổ biến về thực hành tập luyện samurai. Nhiều người cũng thực hành tự nguyện đi bộ liên tục mà không ăn, uống nước hay ngủ. Ở một phạm vi cực đoan khác, uống rượu mạnh cũng là một trò tiêu khiển được yêu thích để tăng sức sống.
Chiến đấu tay không:
Nhiều samurai được huấn luyện về kỹ năng chiến đấu tay không, hầu hết là trong phong cách bujutsu và sau đó là karate, judo và aikido. Các samurai nghiên cứu chiến đấu tay không để chuẩn bị cho bản thân về mặt thể chất và để hiểu rõ hơn về chiến đấu vũ trang. Họ cũng sử dụng kata, các bài tập thực hành chính thức, như là một hình thức thiền.
Chiến đấu vũ trang
Theo truyền thống, samurai được huấn luyện sử dụng kiếm, cung và vũ khí giống như giáo được gọi là naginata. Trong giai đoạn đỉnh cao của thời kỳ phong kiến, những người hướng dẫn nổi tiếng đã mở các trường học dưới sự bảo vệ của vua, người sẽ khuyến khích các samurai của mình tập luyện ở đó. Trong khi đào tạo, samurai sẽ sử dụng vũ khí bằng gỗ để luyện tập với nhau, sau đó là những thanh kiếm thật với hình nhân hoặc người rơm. Samurai cũng thường luyện tập kỹ thuật vũ khí của họ chống lại nô lệ và tù nhân.
Vậy người ngoại quốc có thể trở thành Samurai ?
Lịch sử thế giới ghi nhận 4 người đàn ông phương Tây được “phong” làm samurai là: nhà thám hiểm William Adams, đồng nghiệp của William là Jan van Joosten Lodensteijn, lính hải quân Eugene Collache và nhà buôn Edward Schnell. Trong số những samurai ngoại quốc trên, võ sĩ đạo Adams là người đầu tiên và có ảnh hưởng nhất tại Nhật Bản.
Nhiều người nghĩ rằng, samurai giống như một lực lượng tinh nhuệ gồm những thành viên thiện chiến, cừ khôi như lính đặc nhiệm SEAL của Mỹ hay binh sĩ đặc nhiệm Spetsnaz của Nga. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn chính xác. Hầu như mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đều có cơ hội trở thành võ sĩ đạo. Trên thực tế, vào thời kỳ đỉnh cao của samurai, trên 10% dân số nước này là võ sĩ đạo. Với số lượng đông như vậy, tầng lớp võ sĩ đạo có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của quốc gia này trong suốt thời gian dài.