LIÊN XÔ VÀ TỘI ÁC NĂM 1945

LIÊN XÔ VÀ TỘI ÁC NĂM 1945

(Lưu ý: bài viết này có thể gây dị ứng và khó chịu đối với một số người)

▪️Cách đây 75 năm trước, trên con tàu huyền thoại của Hải quân Mỹ USS Missouri, người Nhật đã kí văn kiện đầu hàng và khép lại cuộc Thế chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại. Nhưng những di chứng tồn đọng của nó về sau này ảnh hưởng sâu vào tiềm thức của nhân loại, về sự bi hùng, đau thương và tội ác. Tuy nhiên, người ta nhắc đến tội ác thời Thế chiến luôn gắn liền với những tên phát xít, những trại tập trung ở Đông Đức, vụ th.ảm s.át Nam Kinh 1937,… Chí ít thì người Mỹ bị lên án “sương sương” trong việc ném bom nguyên tử những điều đó chỉ chiếm thiểu số trong cộng đồng đam mê lịch sử.

Quân Đồng minh được nhắc đến trong SGK và nhận thức của nhiều người là những “chiến sĩ cứu tinh con người khỏi khổ ải và tội lỗi”. Song dù chiến tranh có phi nghĩa hay chính nghĩa đi chăng nữa đều có sự không khoan nhượng trong rất nhiều trường hợp. Những trang tài liệu, hồ sơ cùng với những nhân chứng sống cộng hưởng với thời gian sẽ dần bóc trần lớp vỏ che đậy những ẩn khúc lịch sử bị bịt kín, qua đó ngoài những công lao ngoài sáng được bàn bạc trên các diễn đàn hay quán trà đá vỉa hè thì tội ác trong tối cũng dần được đưa lên bàn luận. Nhưng trong bài viết này chỉ đề cập đến một phần nhỏ của khía cạnh này.

Tháng tư năm 1945, hình ảnh người lính Liên Xô cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức được nhìn nhận như khoảnh khắc vinh quang vĩ đại nhất của cuộc chiến tại Châu Âu. Và cũng tháng tư ấy, phụ nữ Đức đang hứng chịu những điều mà các “phát xít ers gốc Aryan” đã làm với dân tộc khác.

Các số liệu: Những cuộc h.ãm h.iếp phụ nữ Đức đã bắt đầu khi Hồng quân tiến sang lãnh thổ của Đệ Tam đế chế. Theo phương Tây, ước tính có khoảng trên 2 triệu phụ nữ Đức bị h.ãm h.iếp, độ tuổi dao động từ 8 đến 80. Tại các tỉnh miền Đông Đức và ranh giới Phổ, có gần 1,4 triệu phụ nữ là nạn nhân, đối với Berlin là 100 nghìn người, còn các tỉnh khác xấp xỉ nữa triệu. Rất nhiều trường hợp 1 nạn nhân bị t.ấn c.ông t.ình d.ục tàn nhẫn từ 10 lính trở lên với hơn 70 lần h.ãm h.iếp. Khoảng 10% phụ nữ chết vì tự sát, tổn thương cơ thể nghiệm trọng, hoặc bị g.iết ngay sau đó. Việc h.ãm h.iếp phụ nữ được xem như là chiến tích, và để đàn áp tinh thần dân tộc Đức. Nếu một cô gái Đức có thai, cô ta sẽ bị ép cấm phá thai đem tăng thêm phần sỉ nhục. Bởi vì tư tưởng phát xít giáo dục rằng dòng máu Aryan thuần chủng thượng đẳng không được phép bị vấy bẩn bởi chủng loài thấp kém bẩn thỉu. Tuy nhiên theo sử gia người Anh Norman Naimark, “Hồng quân Xô Viết đã h.ãm h.iếp cả phụ nữ Nga, Ba Lan, Do Thái, Belarus, Hungary, Áo, Ukraine hay bất cứ sinh vật giống cái nào họ tìm được khi giải phóng các trại tập trung.” Và dĩ nhiên, phía Moscow bác bỏ những “thông tin phi thực tế” này.

Phân tích nguyên nhân:

* Một số ý kiến từ phương Tây:

• Trong bài phân tích của Norman Naimark về các động cơ đằng sau các vụ h.ãm h.iếp rộng lớn của Liên Xô, ông nêu ra “tuyên truyền sự căm thù, những kinh nghiệm cá nhân về những sự tàn phá tại quê nhà, và có lẽ những hình ảnh làm mất phẩm giá phụ nữ Đức trên báo chí, chứ chưa kể đến giữa những người lính với nhau” là một phần của lý do cho các vụ cưỡng hiếp xảy ra. Naimark cũng cho là có lẽ văn hóa phụ quyền của người Nga, và của các xã hội Á Châu thuộc Liên Xô, nơi các ô nhục trong quá khứ được trả đũa bằng cách h.ãm h.iếp những phụ nữ của kẻ thù. Việc người Đức có điều kiện sống cao hơn trông thấy, mặc dù đất nước bị tàn phá, “có thể đã góp phần vào cảm giác tự ti mặc cảm giữa những người Nga”. Suy nghĩ cần lấy lại thanh danh do mặc cảm này tạo nên, cùng với ước muốn trả thù lính Đức, có lẽ là lý do nhiều phụ nữ bị h.iếp trước công chúng hay trước mặt chồng mình trước khi cả hai bị g.iết ch.ết.

• Theo như Antony Beevor, trả thù không phải là lý do duy nhất của những vụ h.iếp d.âm thường xuyên; một lý do quan trọng khác do là quân đội Liên Xô có cảm giác là họ được lấy tất cả những chiến lợi phẩm, kể cả đàn bà. Beevor chứng minh khám phá này với thí dụ là quân đội Liên Xô cũng h.ãm h.iếp gái Liên Xô và Ba Lan được giải phóng từ những trại tập trung Đức Quốc xã cũng như những người bị cưỡng bức lao động tại các nông trại và các hãng xưởng.

• Còn theo như Alexander Statiev, trong khi binh lính Liên Xô trọng nể công dân của mình và của những quốc gia thân hữu, họ cảm thấy họ là những kẻ chinh phục hơn là giải phóng ở những vùng thù địch. Họ xem bạo động chống lại thường dân là một ân huệ cho kẻ chiến thắng sau khi trải qua bao hiểm nguy ở chiến trường. Statiev dẫn chứng thái độ của một người lính Liên Xô để chứng minh cái hiện tượng này, hiện tượng mà một nhà văn nói tiếng Nga có tác phẩm được nhắc đến trong Tiếng Việt 6, rằng: “Báo thù! Bạn là một người lính báo thù!… giết người Đức, và nhảy xổ lên đàn bà Đức! Đó là cách một người lính ăn mừng chiến thắng!”

• Richard Overy, một sử gia từ King's College London, đã chỉ trích cái nhìn của người Nga, quả quyết là họ từ chối không biết đến Tội ác chiến tranh của Liên Xô trong thời chiến, “một phần vì họ cảm thấy đó là sự báo thù xác đáng chống lại một kẻ thù mà đã gây những tội ác còn tệ hại hơn nữa trên đất nước họ, và một phần vì là những kẻ thắng cuộc tự viết lịch sử.”

* Phản bác của sử gia Nga:

• Theo như Oleg Rzheshevsky, chủ tịch của hội sử gia Nga về thế chiến thứ hai, có 4.148 sĩ quan và “một số đáng kể” binh lính Hồng Quân đã phạm những tội ác này.

• Makhmud Gareyev, Chủ tịch Học viện Khoa học Quân sự, cho rằng các tội ác như bạo lực tình dục là những sự việc không tránh khỏi trong chiến tranh, và rằng các binh lính của các quân đội Đồng minh khác (Anh, Mỹ, Pháp…) cũng mắc phải tội ác này. Tuy nhiên, nói chung, ông ta nói, quân đội Liên Xô đã đối xử nhân đạo với người Đức.

Và rồi, năm 2015, các cuốn sách của Antony Beevor đã bị cấm tại một số trường học và đại học Nga.

Bằng chứng thép:

• Bức tượng tại công viên Treptower, ngoại vi Berlin.

Bức tượng cao 12 mét, mô tả một người lính Xô Viết một tay cầm gươm, tay kia bế một bé gái người Đức và chân đạp lên hình chữ thập ngoặc bị đập vỡ.

Đây là nơi yên nghỉ của 5 ngàn trong số 80 ngàn binh lính Xô Viết đã ngã xuống ở chiến trường Berlin trong thời gian từ 16/4 đến 2/5/1945.

Những phần cột của tượng đài cho thấy mức độ mất mát. Đứng từ những bậc thang trên cùng bạn có thể nhìn xuống đế tượng, nơi được thắp sáng như một đền.

Một tấm bia ghi dòng chữ những người lính Xô Viết đã cứu nền văn minh Âu châu khỏi chủ nghĩa phát xít.

Nhưng một số người thì gọi đài tưởng niệm này là Ngôi mộ của Những kẻ h.iếp d.âm vô danh.

• Nhật kí của Trung úy Hồng quân:

Vladimir Gelfand, một trung úy người Do Thái từ miền trung Ukraine, đã viết cực kỳ thẳng thắn từ 1941 cho tới khi kết thúc cuộc chiến, bất chấp việc quân đội Liên Xô cấm viết nhật ký vì cho đó là vấn đề an ninh.

Bản viết tay tới nay vẫn chưa được xuất bản, nó đã vẽ nên một bức tranh về sự xáo trộn trong các đạo quân, từ khẩu phần ăn thiếu thốn, dịch chấy rận, cho tới nạn trộm cắp, với cảnh binh lính trộm ủng của nhau.

Trong tháng Hai 1945, Gelfand đồn trú cạnh đập sông Oder, chuẩn bị cho cuộc tiến sau cùng tới Berlin. Ông mô tả các đồng chí của mình đã bao vây và chiếm thế áp đảo ra sao trước một đội quân các chiến binh là phụ nữ.

“Những phụ nữ Đức bị bắt tuyên bố họ báo thù cho chồng họ đã tử trận,” ông viết. “Phải tiêu diệt họ không thương xót. Lính của tôi xin được đâm lưỡi lê vào bộ phận s.inh d.ục của họ, nhưng tôi chỉ ra lệnh xử tử.” Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

Một trong những đoạn nhật ký của Gelfand được ghi ngày 25/4, khi trung uý Gelfand đã tới Berlin.

Gelfand đi xe đạp loanh quanh ở sông Spree trong lần đầu tiên ông thử đi xe đạp, và bắt gặp một nhóm các phụ nữ Đức đang mang theo va ly, đồ đạc.

Bằng thứ tiếng Đức câu được câu chăng, ông hỏi họ đi đâu, vì sao mà bỏ nhà bỏ cửa ra đi.

“Với nét mặt hoảng sợ, họ kể cho tôi nghe về những gì đã diễn ra trong đêm đầu tiên Hồng Quân tràn vào,” ông viết.

“Họ thúc vào đây,” một cô gái Đức xinh đẹp vén váy lên giải thích, “suốt đêm. Họ già rồi, một số người đầy mụn nhọt, tất cả đều leo lên người tôi và thúc vào – không dưới 20 người đàn ông,” cô bật khóc nức nở.

“Họ h.ãm h.iếp con gái tôi ngay trước mặt tôi,” người mẹ cô gái nói thêm, “và họ sẽ trở lại, h.ãm h.iếp nó lần nữa.” Điều này khiến tất cả cũng hoảng sợ.

“Hãy ở lại,” cô gái bỗng nhiên quăng mình vào tôi, “hãy ngủ với tôi! Ông có thể làm bất kỳ điều gì ông muốn, nhưng chỉ mình ông thôi!”

Vào lúc này, những người lính Đức đã bị kết tội t.ình d.ục cùng các tội ác khủng khiếp khác tại Liên bang Xô Viết từ suốt gần bốn năm, và Gelfand nhận thức được mọi thứ trong quá trình tiến vào Berlin.

“Ông ấy đã đi qua nhiều ngôi làng, nơi phát xít Đức g.iết c.hết tất cả, kể cả trẻ nhỏ. Và ông ấy đã nhìn thấy bằng chứng các vụ h.ãm h.iếp,” con trai ông là Vitaly nói.

• Nhật ký của một phụ nữ Berlin:

Một cuốn nhật ký thời chiến khác, lần này là do hôn thê của một quân nhân Đức cất giữ, cho thấy một số phụ nữ đã phải thích nghi với hoàn cảnh khốn khổ để có thể tồn tại.

Bắt đầu từ ngày 20/4/1945, 10 ngày trước khi Hitler tự sát, tác giả ẩn danh của cuốn nhật ký này, cũng giống như Vladimir Gelfand, đã ghi lại một cách chân thực tới mức tàn nhẫn những gì xảy ra.

Trong khi chờ đợi Hồng Quân tới, họ nói đùa với nhau “thà người Nga ở trên người còn hơn là người Mỹ trên đầu” – bị h.ãm h.iếp còn hơn là bị bom ném trúng tan xương nát thịt. Thế nhưng khi lính tới căn hầm và lôi những người đàn bà ra, họ đã cầu xin người viết cuốn nhật ký là hãy dùng vốn tiếng Nga của mình để khiếu nại lên viên chỉ huy người Nga.

Can đảm vượt qua sự hỗn loạn và những đống đổ nát trên đường phố, cô đã tìm được tới một viên sỹ quan cao cấp. Ông ta nhún vai. Bất chấp việc Stalin ban bố nghị định cấm có hành động bạo lực đối với dân thường, ông ta nói, “Nó vẫn diễn ra thôi.”

Viên sỹ quan quay lại căn hầm cùng cô và quở trách những người lính, nhưng chẳng ai bận tâm.

“Ông nói có ý gì? Người Đức đối xử với phụ nữ của chúng ta thế nào?”, ông ta gào lên “Chúng đưa em gái tôi đi và…” Người sỹ quan trấn an người lính và đưa họ ra ngoài.”

Nhưng khi người viết nhật ký bước ra ngoài hành lang xem họ đã đi chưa, thì những người lính đã nằm chờ sẵn và tóm ngay lấy cô. Cô bị h.ãm h.iếp dã man và gần như chết ngạt. Những người hàng xóm kinh hoàng, mà cô gọi là “những cư dân sống trong hang” đã đóng chặt cửa hầm.

“Cuối cùng cánh cửa sắt mở ra. Mọi người nhìn tôi chằm chằm,” cô viết. “Tất vớ tôi tụt xuống sát giày, tôi vẫn còn đang nắm chặt phần sót lại của thắt lưng nẹp tất. Tôi gào lên “Các người thật khốn kiếp! Chúng nó hãm hiếp tôi ở đây hai lần và các người bỏ mặc tôi nằm đây như một đống rác!”

Rốt cuộc người viết cuốn nhật ký nhận ra rằng cô cần tìm một “sói dữ” để giúp tránh được “lũ đàn ông thú dữ” và các vụ h.ãm h.iếp tập thể.

Mối quan hệ giữa kẻ tấn công và nạn nhân dần trở nên bớt bạo lực, và chuyển sang có tính thỏa thuận, dàn xếp hơn. Cô đã ngủ với một sỹ quan cao cấp từ Leningrad và cùng nói chuyện văn học và ý nghĩa cuộc sống với nhau.

Nhiều người hàng xóm của cô cũng có những mối quan hệ tương tự với những người đang tới chinh phục Berlin đổ nát.

Khi cuốn nhật ký được xuất bản tại Đức hồi 1959 với tiêu đề “Một phụ nữ ở Berlin”, những thừa nhận thẳng thắn về cách chọn tồn tại của cô đã bị công kích nặng nề là “bôi nhọ danh dự” phụ nữ Đức. Không ngạc nhiên gì khi tác giả đã không đồng ý cho tái xuất bản cuốn sách cho tới sau khi mình qua đời.

Tác giả Catherine Merridale bình luận rằng: “H.ãm h.iếp và c.ướp b.óc không phải là điều là của chiến tranh. Nhưng điều đáng nói là sự khác nhau giữa khẩu hiệu, lý tưởng mà những người Bolsheviks đã nói và những gì Hồng quân của họ đã làm.”

/Khi một sĩ quan than phiền về vấn đề trên, Stalin đã trả lời rằng: “Ông không hiểu nổi à? Lính của ta đã vượt qua hàng nghìn dặm, cả máu và lửa, h.iếp d.âm và ă.n c.ướp một chút xíu có sao đâu? (?! khá nghi vấn)/

Mãi đến những năm 1948, những sĩ quan Liên Xô bắt đầu kiểm soát binh lính gắt gao hơn nên đã làm giảm một phần tình hình. ️Tuy nhiên, cũng có nhiều tài liệu quyển hồi ký của Hồng quân phản bác những vụ h.ãm h.iếp này:

• Makhmut Gareev, tiểu đoàn trưởng một đơn vị Hồng quân, cho biết ông ta không nghe tới về những bạo động t.ình d.ục. Ông ta cho là “những việc tàn bạo, bao gồm về t.ình d.ục, đã xảy ra”, nhưng chúng “không thể không có sau những việc Đức Quốc xã đã làm ở Liên Xô”, nhưng ông cũng cho biết “những trường hợp đó bị ngăn chặn và trừng phạt nghiêm khắc” và “chúng không xảy ra nhiều.” Ông lưu ý là các lãnh đạo quân đội Liên Xô đã ký một lệnh hành chính vào ngày 19 tháng 1 năm 1945 mà đòi hỏi ngăn ngừa đối xử tàn bạo với dân chúng địa phương. Ông kể lại rằng một người Đức dẫn hai cô gái đến lấy lòng ông nhưng ông đã đuổi họ về vì cho rằng nó quá “vô đạo đức”.

• Nhiều sử gia Liên Xô cho rằng phương Tây loan tin về các vụ h.ãm h.iếp cướp bóc là phóng đại sai sự thật, nhằm mục đích chính trị trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Bởi vì thực tế số trẻ em sinh ra không biết cha là ai có rất ít. (nhưng lại không có số liêu cụ thể !?)

• Theo tác giả Stuart Britton, ông viết rằng: “Các bằng chứng từ 2 phía dân thường và cựu binh Nga cho biết chỉ có lực lượng tiếp quản đi sau mới phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo quá mức đối với dân thường. Nhiều người trong số họ vốn là tù nhân hoặc dân thường sống trong vùng tạm chiếm bị quân Đức đối xử tàn bạo được gom vội vào Hồng quân. Sự giáo dục và kỉ luật trong các đơn vị lính phần lớn là tân binh nghĩa vụ này cũng thấp hơn nhiều những cánh lính cựu phục vụ tái các đơn vị tuyến đầu.”

• Trong tháng 5 năm 1945, Nguyên soái G. K. Zhukov đã ký ba quyết định quan trọng về đảm bảo đời sống cho
nhân dân Đức ở khu vực do quân đội
Liên Xô chiếm đóng. Đó là Quyết định
số 063 ngày 11 tháng 5 năm 1945 về
việc cung cấp lương thực cho người
dân ở Berlin, Quyết định số 064 ngày
12 tháng 5 về việc khôi phục vào bảo
đảm hoạt động bình thường của các
ngành dịch vụ công cộng tại Berlin và
Quyết định số 080 ngày 31 tháng 5 về
việc cung cấp sữa cho trẻ em ở Berlin. Ông cũng đề nghị Chính phủ Liên Xô khẩn cấp chuyển đến Berlin 96.000 tấn ngũ cốc, 60.000 tấn khoai tây, gần 50.000 gia súc, hàng vạn tấn thực phẩm khác như mỡ động vật, đường. Theo lệnh của ông, tất cả các đơn vị quân đội Liên Xô đóng tại nước Đức, các ủy ban quân quản đều phải tập trung vào việc ổn định đời sống cho nhân dân Đức. Ông yêu cầu các quân nhân dưới quyền phải thực hiện đúng phương châm: “Căm thù chủ nghĩa phát xít nhưng phải tôn trọng nhân dân Đức”.

Chiến tranh đã qua đi là để lại nỗi đau hằng sâu. Thời gian có thể chữa lành vết thương nhưng không thể xóa nhòa vết sẹo. Vết sẹo ấy là bao hố bom, bao chất nổ nhân tạo vùi sâu cùng đống xương tàn trong lòng đất, là những chiến hạm mãi yên nghỉ dưới lòng biển, là những chiếc nhẫn cưới lấy ra từ ngón tay người lính đã chết. Thế chiến thứ hai là trang sử buồn của nhân loại, nó đã chấm dứt và để lại cho chúng ta nhiều câu chuyện để tranh luận. Còn về tội ác này đã mãi ám ảnh đâu đó kí ức của Châu Âu. Về ảnh hưởng xã hội của việc bạo động tình dục này, Naimark ghi nhận:

“Trong mọi trường hợp, cũng như một người bị h.iếp d.âm sống sót phải chịu ảnh hưởng của tội ác này cho tới khi ch.ết, nỗi đau khổ tập thể cũng khó mà chịu đựng nổi. Tâm lý xã hội của đàn bà và đàn ông trong vùng Liên Xô chiếm đóng đã bị đánh dấu bởi tội ác h.iếp d.âm từ những ngày đầu bị chiếm đóng, qua thời thành lập DDR vào mùa thu 1949, cho tới, cho dù có tranh cãi, hiện tại.”

Dẫn nguồn tham khảo:

-Wikipedia.

-https://www.bbc.com/…/…/2015/10/151019_ussr_berlin_mass_rape

-http://www.usm.maine.edu/crm/faculty/jim/raphael.htm.

-http://www.h-net.org/reviews/showrev.cgi?path=12108851401777

#nhp




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *