Hỏi: làm sao mà Việt Nam lại có quân đội mạnh hơn In-đô?

Làm sao mà Việt Nam lại có quân đội mạnh hơn In-đô?

(How can Vietnam have a stronger military than Indonesia although Indonesia has 4 times bigger in economic size?)

Trả lời: Phan Nhật Tuyên

Nguồn: https://qr.ae/pNYgd8

Bởi vì Việt Nam có mục tiêu rõ ràng khi làm chuyện đó.

Không một quốc gia hay một cá nhân nào muốn xây dựng một đội quân hùng mạnh chỉ để không. Vậy mục đích của Việt Nam là gì?

Đó là bởi Việt Nam ở gần một gã khổng lồ với tham vọng to lớn muốn thống trị thế giới – một mối nguy hiểm lộ rõ chứ không phải chỉ là lời đùa.

Trong khi đó, In-đô chỉ phải đương đầu với với một vài lực lượng nổi dậy (không phải là vấn đề lớn lao, In-đô không cần phải chi tiêu quá nhiều vào quân sự, thay vào đó họ có thể đầu tư phát triển kinh tế).

Nhưng tôi không nghĩ rằng Việt Nam có một quân đội manh hơn In-đô, hãy nhìn vào video so sánh về lực lượng hai bên trong năm 2020: (chèn một chiếc video https://www.youtube.com/watch?v=QOY-K1pGoWE)

Tôi nghĩ rằng sức mạnh quân sự của hai bên khá tương đương với In-đô ở thứ hạng 16 và Việt Nam là 22.

Sự đánh giá của cá nhân tôi là mỗi bên đều có điểm mạnh và yếu, phụ thuộc vào mục đích của họ dựa trên vị trí địa lý và chiến lược phòng thủ.

Việt Nam có quân đội mạnh hơn về lục quân bởi biên giới trên bộ dài, trong khi hải quân In-đô mạnh hơn bởi họ có 15,000 hòn đào với 54,000 cây số vuông diện tích trên biển.

Hải quân In-đô mạnh nhất Đông Nam Á sau Thế chiến 2 và ngày nay, nó không thể bị xem thường.

In-đô có nền kinh tế lớn gấp 4 lần Việt Nam và gấp 2.5 lần về quy mô dân số, công nghiệp của họ cũng phát triển hơn chúng tôi nên họ có thể chế tạo ra các loại vũ khí hạng nặng như xe tăng, tàu ngầm, pháo phản lực,… và nhiều thứ mà chúng tôi không thể làm bây giờ, cũng có nghĩa là In-đô có đủ nguồn lực để khả dĩ kéo dài cuộc chiến hơn chúng tôi.

Việt Nam và In-đô có một vùng tranh chấp nhỏ ở biển Đông.

Dù vậy, cả hai quốc gia đã đồng ý giải quyết vùng tranh chấp và các xung đột bằng đàm phán để phân chia biên giới trên biển bằng sự nhân đạo, hữu nghị, và tình đoàn kết anh em của các nước Đông Nam Á.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm In-đô vào năm 2017, và đáp lại, Tổng thống In-đô Joko Widodo đã đến Việt Nam vào năm 2018. Cả hai đã thảo luận và đồng ý giải quyết xung đột bằng biện pháp đối thoại.

Tôi tin rằng có quốc gia nào đó đã muốn hai con hổ của Đông Nam Á đánh giết nhau và chờ cơ hội để kiếm chác, nhưng không ai bước vào cuộc chiến tranh vì vài cân cá.

Tav Eikei: Dành cho những kẻ đang kích động In-đô và Việt Nam. Phải, chủ nghĩa Cộng Sản bị đặt ngoài vòng pháp luật ở In-đô, từng có một vài điểm đen trong lịch sử. Kể cả các biểu tượng của chủ nghĩa Cộng Sản như búa và liềm cũng bị cấm. Về lý thuyết, In-đô là nước chống chủ nghĩa Cộng Sản.

Và về cơ bản, Việt Nam là một quốc gia Cộng Sản.

Vậy họ có nên là kẻ thù?

Thực ra là không. Chủ nghĩa Cộng Sản bị cấm ở In-đô thực ra chỉ là chính sách nội bộ còn sót lại trong quá trình xoa dịu cộng đồng người theo chủ nghĩa Quốc Gia và Hồi Giáo. Với bên ngoài, chẳng có một xung đột lợi ích nào giữa In-đô và Việt nam.

Quân đội In-đô đông để có thể giữ cho đất nước rộng lớn này thống nhất. Và quân đội Việt Nam lại tập trung để đối phó với kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc.

In-đô và Việt Nam chỉ là không có hứng thú với bất kỳ tranh chấp nào với nhau, mỗi bên trong chúng tôi có những việc riêng để quan tâm.

Và đó là cách tình láng giếng tốt đẹp hoạt động.

–> Hai Nguyen: Có 2 điểm cần lưu ý:

– Việt Nam và In-đô là hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN có quan hệ đối tác chiến lược chính thức

– Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến thăm In-đô vào năm 2017, không phải Chủ tịch nước, Thủ tướng, hay Chủ tịch Quốc Hội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *