#quansu
QUÂN ĐỘI ĐỘT QUYẾT
Người Đột Quyết là 1 trong những dân tộc hùng mạnh từng tồn tại và xưng bá trên khu vực từ thảo nguyên Mông Cổ, Mãn Châu ở phía đông kéo dài qua tận vùng biển Caspia (Lý Hải) cũng như 1 phần thảo nguyên biển Đen của Nga trong khoảng thời gian từ cuối thời Tây Ngụy, đầu Bắc Chu cho tới khi bị người Hồi Hột tiêu diệt giữa thời nhà Đường vào năm 744
Sự bành trướng của người Đột Quyết về phía tây ở thời cực thịnh trong các cuộc chiến với quân Khuyển Đạt Hepthalite a.k.a Bạch Hung cũng như nhà nước Sassanid đã châm ngòi làn sóng di cư của dân du mục thảo nguyên nói ngữ hệ Thổ về phía tây để rồi sau khi chính quốc Đột Quyết bị bay màu thì những tộc du mục gốc Thổ này lần lượt là dân Qangli Khương Lý, Kimek, Turgesh (Đột Kỵ Thi), Oghuz, Seljuk… đã lần lượt thiết lập nên những nhà nước hùng mạnh tranh hùng, uy hiếp các quốc gia phong kiến phương Tây cho tới 1 làn sóng du mục thảo nguyên của người Mông Cổ tràn tới từ phía đông dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục, hòa huyết 1 phần các bộ nhóm Thổ cũ để hình thành nên bộ phận dân Thổ – Mông mà sử còn gọi là Thát Đát (Tatar) về sau
Thảo nguyên Mông Cổ sau sự biến mất của người Hung Nô dần trở thành 1 chiếc nồi tả pín lù của dân du mục thảo nguyên trong quãng thời gian từ cuối thế kỷ thứ 1 cho tới giữa thế kỷ thứ 4 khi mà nhiều sắc dân thảo nguyên nói các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ Thổ hoặc Altaic…nhanh chóng xuất hiện, kéo tới rồi đi
Trong số các đám thảo nguyên này có người Tiên Ty, người Đinh Linh, Sắc Lặc, Cao Xa, Nhu Nhiên…
Trong số các bộ này thì liên bộ Tiên Ty nhanh chóng chiếm thế thượng phong khi tận dụng cơ hội để thay thế khoảng trống quyền lực mà người Hung Nô để lại
Tuy nhiên thì vào thời kỳ Ngũ Hồ Loạn Hoa khi các bộ lạc người Hồ không ngừng thôn tính nhau và cả đánh nhau với người Hán thì giữa các nhóm bộ lạc người du mục sống dưới ngọn cờ của dân Tiên Ty nhất là Thác Bạt Tiên Ty về sau lập nên Bắc Ngụy nhanh chóng có sự bất đồng về việc chọn nơi sống cũng như lối sống
Trong khi 1 bộ phận người Tiên Ty chuyển dần về phía nam để sau này bị đồng hóa dần với người Hán gồm các bộ tộc, thị tộc Khất Phục Tiên Ty của Tây Tần, Thốc Phát Tiên Ty a.k.a Hà Tây Tiên Ty của Nam Lương, Mộ Dung bộ của Thổ Cốc Hồn và các triều đại Yên quốc (trừ Bắc Yên), Vũ Văn thị của Bắc Chu về sau, Đoàn bộ, Thác Bạt Bắc Ngụy… thì cũng có 1 số quyết định ở lại vùng thảo nguyên cũng như giữ lại lối sống lâu đời của tổ tiên
Trong số người chọn ở lại có Uất Cửu Lư Xã Lôn vốn là người Nhu Nhiên thị tộc Uất Cửu Lư đang làm nô lệ của Thác Bạt Tiên Ty
Người Nhu Nhiên không phải đến thời Uất Cửu Lư Xã Lôn mới hình thành mà từ rất lâu trước đó họ đã được khai sinh bởi Uất Cửu Lư Mộc Cốt Lư song vào khoảng thời gian đầu trị vị của vua khai quốc Bắc Ngụy là Đạo Vũ Đế Thác Bạt Khuê thì có lẽ họ vẫn còn bị lệ thuộc vào Thác Bạt bộ
Khi họ Thác Bạt lãnh đạo 1 bộ phận dân du mục bị họ chinh phục được dời về phía nam thì Uất Cửu Lư Xã Lôn đã giữa đường bỏ trốn lên phía bắc và tập hợp những nhóm người du mục bao gồm cả những người Tiên Ty không theo Thác Bạt thị nam hạ về dưới ngộ cờ của mình và đến năm 402 thì chính thức xưng hãn ly khai khỏi họ Thác Bạt để lập nên hãn quốc Nhu Nhiên
Sau khi lập quốc thì người Nhu Nhiên dưới sự lãnh đạo của khả hãn Uất Cửu Lư thị nhanh chóng quay sang thôn tính các bộ thảo nguyên như dân Sắc Lặc mà tộc đầu tiên của nhóm này bị nhắm trước là Hộc Luật bộ
Không chỉ thôn tính các bộ lạc thảo nguyên khác mà người Nhu Nhiên còn tranh đoạt bá quyền ảnh hưởng lên vùng bồn địa Turpan (Thổ Lỗ Phiên) bằng cách đánh diệt tàn dư người Hung Nô thị tộc Thư Cừ đang chiếm giữ Cao Xương để rồi thay thế đưa ứng viên người Hán của mình lên cai trị và biến Cao Xương thành 1 tiểu quốc riêng
Tuy nhiên thì trong quá trình bành trướng của mình thì người Nhu Nhiên cũng gặp không ít khó khăn khi chinh phục các bộ Cao Xa và các họ hàng Sắc Lặc (Thiết Lặc) của họ
Không những vậy thì hãn vị của Nhu Nhiên cũng thường rơi vào tình trạng bị tranh giành giữa các thành viên Uất Cửu Lư thị và các cuộc chiến nội bộ nhanh chóng làm người Nhu Nhiên từ chỗ cường thịnh đi tới chỗ quặt quẹo
Vào cuối thời Bắc Ngụy thì dù người Nhu Nhiên hùng mạnh từng đem kỵ binh vào phụ trấn áp loạn Lục Trấn cho Bắc Ngụy song nội bộ lộn xộn khi mà thủ lĩnh Nhu Nhiên A Na Chôi bị đối thủ là Bà La Môn tranh quyền phải chạy về nam sống ké trên đất Bắc Ngụy hình thành cục diện hãn Bà La Môn đóng ở Tây Hải nay là Ngạch Tế Nạp, Nội Mông trong khi A Na Côi thì đóng ở 1 trong Lục trấn của Bắc Ngụy là Hoài Sóc trấn mà nay Cố Dương, Nội Mông
Dù Bà La Môn hãn sau đó bị đánh bại khiến cho A Na Côi thống nhất lại được Nhu Nhiên song cuộc chiến tranh giành hãn vị này cũng làm hao tổn nguyên khí của đế quốc Nhu nhiên tới mức người Thiết Lặc ở phái tây lợi dụng cơ hội tấn công dân Nhu Nhiên,
Giữa lúc nguy cấp thì có Thổ Môn (Bumin) thuộc thị tộc A Sử Na (Ashina) đã lãnh đạo người Đột Quyết vốn sống ở khu vực dãy Altai ở phía Tây Mông Cổ giữa 9 bộ Thiết Lặc nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thổ và lấy sói làm totem vật tổ bấy giờ đang thần phục Nhu Nhiên đứng ra dẹp loạn giúp tôn chủ
Với chiến công dẹp tan cuộc nổi dậy của dân Thiết Lặc, thủ lĩnh Thổ Môn đã xin cưới công chúa của Uất Cửu Lư thị để thưởng công song đã bị hãn Nhu Nhiên đáp lại 1 cách khinh miệt khi hồi đáp lấy việc dân Đột Quyết chỉ là các nô lệ thợ rèn của Nhu Nhiên không xứng được lấy công chúa của hãn quốc
Sự khinh miệt, kỳ thị của người Nhu Nhiên đã chọc giận dân Đột Quyết khiến Thổ Môn tức giận giết chết sứ Nhu Nhiên và tới năm 551 thì Thổ Môn quay sang xin cưới công chúa của Tây Ngụy và được Tây Ngụy chuẩn y cho cưới Trường Lạc công chúa
Đáp lại thịnh tình thì người Đột Quyết đã xích lại gần hơn với Tây Ngụy cũng như là tiến hành cuộc chiến rửa nhục với người Nhu Nhiên (cuộc chiến này được thái sư Tây Ngụy Vủ Văn Thái chống lưng với mục đích có lẽ là chống lại thực lực Nhu Nhiên vốn sau lưng cũng có thế lực kình địch Đông Ngụy nâng đỡ)
Người Đột Quyết với sự chống lưng của Tây Ngụy đã nhanh chóng đánh bại Nhu Nhiên và trong quãng thời gian từ 11 tháng 2 đến 10 tháng 3 năm 552 thì khả hãn quyền uy cuối cùng của Nhu Nhiên là Uất Cửu Lư A Na Côi sau khi binh bại trong trận chiến chống lại dân Đột Quyết do Thổ Môn lãnh đạo tại phía bắc trấn Hoài Hoang ( 1 trấn khác trong Lục Trấn xưa mà nay là trương Gia Khẩu, Hà Bắc) đã tự sát
Thất bại của dân Nhu Nhiên ở Hoài Hoang đã nhanh chóng đưa đế quốc Nhu Nhiên đến chỗ tiêu vong trong khi Thổ Môn cũng đã xưng hãn vào năm trong cùng năm 552 (có thể trước hoặc sau khi A Na Côi tự sát)
Nhu Nhiên nhanh chóng bị tan rã và chú của A Na Côi là khả hãn cuối cùng của Nhu Nhiên Uất Cửu Lư Đặng Thúc Tử đã dẫn theo 1 số ít người chạy tới nương nhờ Tây Ngụy cho tới khi Tây Ngụy theo yêu cầu của Đột Quyết đã cho xử tử vị hãn cuối cùng này vào năm 555, Nhu Nhiên đế quốc tới đây cũng tiêu vong
Song Thổ Môn thì không có vinh dự được chứng kiến điều đó khi đã mất cùng năm với tôn chủ kiêm kẻ thù A Na Côi của Nhu Nhiên
Đời hãn thứ 3 của Đột Quyết là Mộc Côn khả hãn thì bên cạnh việc chứng kiến tàn dư cuối cùng của Nhu Nhiên bị Tây Ngụy giết thì 1 bộ phận người Đột Quyết theo diệp hộ (tước vị của người cai trị cấp dưới của Đột Quyết , tương đương chức phó vương đời sau) là Istami (vai chú của Mộc Côn và là em trai của Thổ Môn) đã đem quân tây tiến tiêu diệt thế lực người Hung trắng Hepthalite, mở rộng bờ cõi đế quốc Đột Quyết để rồi trong khoảng từ năm 588 tới 629 thì người Đột Quyết ở phía tây phát sinh 3 lần chiến tranh với Sassanid của Ba Tư
Sau 2 lần đầu bị Sassanid đánh bại thì lần thứ 3 liên minh với Byzantine đã mang lại chiến thắng cho liên minh Byzantine – Đột Quyết
Song bên cạnh thắng lợi bên ngoài thì nội bộ lại rạn nứt khi mà Đột Quyết đại đế quốc dưới thời đệ tứ quốc chủ Đà Bát khả hãn đã trở nên rất cường thịnh và rộng lớn tới mức không những ngó bọn vua của Bắc Tề lẫn Bắc Chu tại Hoa Hạ xuống cấp là con trai mình còn chia đôi lãnh thổ và bổ nhiệm 2 vị Đông – Tây khả hãn cấp dưới
Sự chỉ định này nhanh chóng đi đến cuộc nội chiến kéo dài từ năm 584 tới năm 603
Cuộc chiến này nhanh chóng phân rã Đột Quyết to bự thành 4 phân vùng do 4 vị hãn thù địch chia nhau nắm gồm Am La hãn chiếm vùng lưu vự sông Thổ La, A Ba hãn (tên thật là Đại La Tiện) ở phía bắc đế quốc, Nhiếp Đồ hãn có vùng Trung Mông Cổ cũng như đại bản doanh Đột Quyết Otuken và hãn quốc phía tây là của Đạt Đầu hãn
Nguồn cơn nội chiến bắt đầu từ thời Thổ Môn hãn khi mà hãn vị truyền tay nhau trong anh em 1 nhà với chế độ anh chết em thay
Tuy nhiên thì tới thời Đà Bát thì bọn anh em trong nhà đều đ theo Trường Sinh Thiên cả nên hãn vị phải truyền sang cho hàng thế hệ con cháu
Song hãn vị lại được Đà Bát khả hãn không truyền cho con trai mình là Am La hay con trai trai Đệ nhị quốc chủ Đột Quyết là A Sử Na Khoa La (anh của Mộc Côn và Đà Bát) là Nhiếp Đồ (Sách Đồ) mà lại truyền vào tay con trai con trai của Mộc Côn khả hãn là Đại La Tiện dẫn đến bọn anh em họ gồm Nhiếp Đồ (Sách Đồ) và Am La không phục
A Sử Na Sách Đồ vốn cũng muốn làm khả hãn song do không vây cánh nên không được hãn vị song Sách Đồ lại không muốn Đại La Tiện cũng được hãn vị nên ngả theo Am La cáo buộc mẹ của Đại La Tiện xuất thân không sang nên đe dọa hội nghị Khố Lý Lặc Đài sẽ khởi binh nếu cho Đại La Tiện làm khả hãn
Trước việc bị hăm dọa thì hội nghị Kurultai cuối cùng cũng chốt cho Am La làm khả hãn song Am La nhớ ơn anh họ ngả về phe mình nên nhường ngôi khả hãn cho anh họ
Nhiếp Đồ để bịt miệng 2 thằng em họ cũng đã phong hãn vị cấp dưới cho 2 thằng em
Tuy nhiên thì tới năm 584 thì Sách Đồ khả hãn bất ngờ đánh vào đất của Đại La Tiện A Ba hãn, giết mẹ của A Ba hãn cũng như buộc A Ba hãn chạy về liên minh với bọn anh em họ ở phía tây của mình là bọn Đạt đầu khả hãn và Tamgan (Tamghan đang cai trị xứ riêng ở vùng sông Volga dưới quyền anh trai mình lả Đạt Đầu khả hãn)
Trước sự liên minh này thì Sách Đồ đánh không lại, buộc phải thần phục và liên hợp với Tùy triều của họ Dương ở Trung Nguyên
Tùy triều sau đó giúp Sách Đồ đánh bại và buộc A Ba hãn là co giò chạy về phía tây tập 2
Dù đánh bại được A Ba hãn song Sách Đồ khả hãn cũng làm mất lòng bộn anh em họ đồng cấp Đạt Đầu khả hãn khiến Đột Quyết bị phân liệt làm 2 mảnh Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết
Sau cái chết của bọn con trai Sách Đồ thì vào năm 599, Đạt Đầu tạm thời thống nhất 2 nửa Đột Quyết về lại 1 mối cho tới khi mất năm 603 thì 2 nửa Đột Quyết chính thức chia tay nhau vĩnh viễn từ đây
Đông Đột Quyết sau đó dưới thời Tùy triều Dương thị còn mạnh thì còn ngoan ngoãn nghe lời người Trung Nguyên song từ lúc Dạng đế Dương Quảng ăn hại mất cơ đồ của ông già thì thế cuộc lại xoay chiều khi 1 bọn quần hùng đuổi hươu thời Tùy mạt từ Yên vương Cao Khai Đạo, Hạ vương Đậu Kiến Đức, Hán Đông vương Lưu Hắc Thát, Định dương Khả Hãn Lưu Vũ Chu, Tây Tần Bá vương Tiết Cử, Lương đế Lương Sư Đô phải lần lượt tìm tới cầu cạnh trợ giúp trong cuộc chiến với Đường triều Lý thị
Tuy nhiên thì không chỉ bọn đối địch mà cả Lý thị vào lúc Lý Uyên dấy binh ở Thái Nguyên cũng phải tìm tới cầu cạnh Đột Quyết, dâng của xin binh
Dù vậy thì Đông Đột Quyết cũng chỉ đắc ý được nhất thời cho tới khi quần hùng cuối cùng trong số Tùy Đường anh hùng là Lương Sư Đô bị Lý Thế Dân sau khi đã sát huynh đệ bức phụ thiện vị ở sự biến Huyền Vũ môn tiễu trừ vào năm 628 thì bấy giờ với Đường triều thì Đông Đột Quyết đã trở thành cục nợ cần xử lý
Tuy nhiên thì lúc đầu, thế lực Đông Đột Quyết vẫn còn trên cơ Lý Đường tới mức vào 19 ngày sau sự biến Huyền Vũ Môn năm 626 thì khả hãn Hiệt Lợi a.k.a A Sử Na Đốt Bật đã kéo đại quân sâu xuống tận sông Vị, áp sát kinh thành Trường An của nhà Đường buộc Lý Thế Dân phải cùng thân tín Phòng Huyền Linh đích thân tới gặp trực tiếp để thương thảo nghị hòa và đề xuất cúng thêm tặng vật tiễn khả hãn Hiệt Lợi về thảo nguyên
Về sau khi mà Đường đã mạnh thì dưới sự chỉ huy của các danh tướng như Lý Tịnh, Lý Thế Tích, Sài Thiệu… thì nhà Đường tận dụng việc Đông Đột Quyết đang chịu sức ép ở hậu phương do cuộc nổi loạn của bọn tộc Thiết Lặc dưới sự dẫn dắt của Tiết Diên Đà bộ đã ra đòn kết liễu, bắt sống được khả hãn Hiệt Lợi vào năm 630, Đông Đột Quyết chính thức bị tiêu diệt song tộc nhân hãn tộc A Sử Na thị còn lại như Xử Bật hãn, A Sử Na Phục Niệm với sự hỗ trợ trung thành từ tộc nhân hậu tộc (thị tộc chuyên cung cấp vợ cho khả hãn Đột Quyết) là A Sử Đức thị vẫn không phục và tiếp tục nổi lên phục quốc dù nhiều người sau đó bị thất bại và xử tử song nỗ lực của họ đã không uổng phí khi tới năm 682, A Sử Na Cốt Đốt Lộc với sự phò trợ của Tonyukuk a.k.a A Sử Đức Nguyên Trân đã phục quốc thành công
Lãnh thổ Đông Đột Quyết từ sau năm 630 khi Hiệt Lợi Khả hãn bị Đường tóm đã rơi vào tay của bọn Tiết Diên Đà và bọn này nhanh chóng lập nên Tiết Diên Đà hãn quốc cho tới năm 646 thì bị Đường diệt
Sau khi Đông Đột Quyết mất, nhà Đường bắt đầu ngò sang vùng bồn địa Thổ Lỗ Phồn vốn gồm các tiểu quốc đang thần thuộc Tây Đột Quyết cũng như chính hãn quốc Tây Đột Quyết
Kể từ sau cuộc ly dị với Đông Đột Quyết thì Tây Đột Quyết a.k.a hãn quốc Onog, Thập Tiễn hãn quốc được cấu thành từ 10 thị tộc của 2 nhánh liên minh chính với thủ lĩnh các tộc giữ chức vụ khác nhau gồm liên minh Nỗ Thất Tất (Nushibi) gồm 5 bộ chiếm lĩnh phần đất tây bộ Tây Đột Quyết tính từ lưu vực sông Y Lê (sông Sở) tới sông Syr Daria gồm A Tất Kết, Ca Thư, Bạt Hàn Cán Thôn Sa, A Tất Kết của thủ lĩnh Nê Thục và Ca Thư của Xử Bán (thủ lĩnh 5 bộ này mang hàm Sỹ Cân erkin) và liên minh Đốt Lục Duolu gồm 5 bộ Xử Mộc Côn Chumuhun, Hồ Lộc Cư, Nhiếp Xá Đề, Đột Kỵ Thi Turgesh và Thử Ni Thi (thủ lĩnh 5 bộ giữ hàm Xuyết a.k.a Chor) sống ở phía đông sông Sở trong khoảng không gian từ hồ Balkhash kéo dài về đông tới rặng Thiên Sơn
Bên cạnh các bộ chủ đạo trên thì dưới quyền Tây Đột Quyết cũng có sự góp mặt của các bộ khác như Xử Mật Chumi hay 1 bộ khác là Xử Nguyệt Chuyue mà về sau đổi danh thành Sa Đà và từng lập ra 3 triều đại Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán tranh bá xưng hùng với các tiểu quốc của người Hán vào thời Ngũ Đại Thập Quốc
Nhóm Nỗ Thất Tất với đại bản doanh ở phía bắc ốc đảo Chach (nay là Tashkent) có lợi thế hơn trong việc giao lưu văn hóa với người Túc Đặc miền Trung Á trong khi nhóm Đốt Lục ở phía đông thì sống chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi truyền thống hơn
2 nhóm này sau đó đã tranh nhau đưa ứng viên bên mình (vẫn là người họ A Sử Na) lên hãn vị và hãn chung của Tây Đột Quyết thì định đô chính ở Toái Diệp Suyab a.k.a Ordukent (kinh đô mùa hè ở Navekat) gần với đường ranh giới phân chia lãnh thổ Nỗ Thất Tất – Đốt Lục (Đường Tăng sau đi thỉnh kinh có quá cảnh tại kinh thành Toái Diệp của Tây Đột quyết và được diệp hộ chào đón nồng nhiệt tới mức phái cả đoàn hộ tống tới tận cửa ải biên giới phía tây của Tây Đột Quyết với các tiểu quốc Trung Á bấy giờ là Thiết Môn quan) cũng như là vào năm 638 thì 2 liên minh cũng đã ký hiệp định Y Lê quy định lãnh thổ, biên giới của 2 bên
Về đại để thì lãnh thổ chung Tây Đột Quyết là từ Thiên Sơn kéo dài tới tận vùng sông Syr Daria cũng như cửa ải Thiết Môn quan nằm ở phía Tây a.k.a Temir Kapig ( ải núi này tới giờ vẫn được chưa tìm ra song nó được cho là nằm đâu đó giữa Balkh của Afghanistan với Samarkand của Uzbekistan và gần thành phố Qarshi của Uzbbekistan, cũng như được cho là đèo núi này có chiều dài khoảng 3 cây số thông giữa Túc Đặc với Đại Hạ xưa; vào thời Đường thì nơi đây người ta lắp cửa bằng sắt v à điều này được Đường Tam Tạng xác nhận trong Đại Đường Tây Vực Ký của mình khi di chuyển ra khỏi lãnh thổ Tây Đột Quyết để tiếp tục thỉnh chân kinh)
Sau khi hãn quốc phía đông bay màu thì Đường triều bắt đầu lấn tuyến sang hãn quốc Tây Đột Quyết
Tuy nhiên thì trước đó Đường binh đã phải vượt qua và chinh phục các thành bang ốc đảo thuộc bồn địa Tarim a.ka Thổ Lỗ Phan gồm Cao Xương, Khách Thập, Vu Điền, Quy Tư, Yên Kỳ kéo dài từ năm 640 tới năm 648
Năm 657 đời Đường Cao Tông thì Đường binh do danh tướng Tô Định Phương chỉ huy đã đánh bại 100,000 kỵ binh Tây Đột Quyết tại trận sông Irtysh và bắt sống được hãn cuối cùng của Tây Đột Quyết là A Sử Na Hạ Lỗ
Phần lãnh thổ chiếm được của Tây Đột Quyết đã được sát nhập vào An Tây Đô hộ phủ để rồi về sau khi Đường triều đang vất vả bởi loạn An Sử thì vùng này bị thế lực Thổ Phồn cùng các thế lực Hồi Giáo tranh giành nhau cũng như từ đống tro tàn này 1 số tộc trong 10 thị tộc Tây Đột Quyết như Turgesh Đột Kỵ Thi đã thành lập nên hãn quốc riêng là hãn quốc Đột Kỵ Thi từ năm 699 cho tới khi họ bị bọn du mục Cát La Lộc (Karluk) đánh diệt
Trong suốt thời gian các hãn quốc Đột Quyết tồn tại và cả khi bị tiêu diệt cũng như được tái lập sau đó thì có không ít thành viên của các bộ Đột Quyết gồm cả những người thuộc các bộ quan trọng mà thủ lĩnh mang hàm Sỹ Cân hay Xuyết hoặc cao hơn là người hoàng tộc A Sử Na thị song lại không phụng sự cho quốc gia dân tộc mình mà lại bán mạng cho kẻ địch Đại Đường với các trường hợp có thể kể đến như các tướng Đường Ca Thư Diệu, Ca Thư Hàn, Khế Tất Hà Lực, A Sử Na Xã Nhĩ và cả các phản tướng An Lộc Sơn (Loát Lạc Sơn) và Sử Tư Minh (Sử Tốt Cán)…
Trở lại với nửa phía đông thì nhân cơ hội tình hình chính sự nhà Đường vốn do Cao Tông quản bị bọn đàn bà Võ Tắc Thiên nhân cơ hội vua long thể bất an để chiếm dần quyền lực, thanh trừng bọn sỹ tộc chống đối mình mà đứng đầu Trưởng Tôn Vô Kỵ, năm 682, thủ lĩnh A Sử Na Cốt Đốt Lộc với sự phò tá của A Sử Đức Nguyên Trân (Tonyukuk) đã đứng lên nổi dậy chống lại Đường và thành lập nên Đệ nhị hãn quốc Đột Quyết a.k.a Hậu Đột Quyết
Dù binh lực Đường bấy giờ hùng mạnh song chia lửa nhưng không chơi chung đội với Đột Quyết vào lúc bấy giờ còn có 1 bọn Thổ Phiên ở phía tây, Tân La, Khiết Đan, Bột Hải cũng nhao nhao làm loạn khiến cho Đường binh suy yếu
Tuy nhiên thì sau khi lập quốc thì Đệ nhị hãn quốc Đột Quyết đã quay lưng lại luộc luôn thủ lĩnh Khiết Đan Tôn Vạn Trung vốn cũng đang chống Đường dù Đệ Nhị Đột Quyết hãn quốc sau đó cũng còn đánh cho Đường – Vũ Chu lên bờ xuống ruộng
Bên cạnh đánh Đường thì Hậu Đột Quyết cũng quay ra đánh nhau với các sắc dân du mục khác như Hiệt Kiết Tư Kirgiz, Thiết Lặc, Đột Kỵ Thi, Khiết Đan, Hề, Toquz… để rồi cuối cùng thì hoàng tộc A Sử Na thị trở thành trùm của 1 liên minh hãn quốc gồm 12 bộ lạc
Năm 711, lực lượng Hậu Đột Quyết do Tonyukuk và hoàng tử Kul Tigin (Khuyết Đặc Cần) chỉ huy đã đánh bại quân Đột Kỵ Thi trong trận sông Bolchu (được cho là sông Urungu ở Tân Cương ngày nay) và sau đó tiến sang giao tranh nhiều lần với dân Đại Thực (Ả Rập)
Các thắng lợi trong cuộc chiến chinh phục các tộc đã mang lại sự cường thịnh tới mức đệ nhị quốc chủ của Hậu Đột Quyết là Bì Già Khả Hãn (con trai của A Sử Na Cốt Đố Lộc và anh của Khuyết Đặc Cần) khi lên kế vị đã hỏi A Sử Na Nguyên Trân việc chuyển dân Đột Quyết sang sống định cư, xây thành quách chùa chiền Phật Giáo cho xứng tầm song A Sử Na Nguyên Trân đã khuyên khả hãn rằng nên giữ lại lối sống du mục vì chính lối sống này đã đem lại sức mạnh quân sự to lớn khi so sánh với tiềm lực hàng xóm Đại Đường trong khi vẫn giữ lại Đằng Cách Lý giáo (Tôn giáo Tengri thờ Trường Sinh Thiên) thay vì cải theo Phật giáo do sức mạnh Đột Quyết vốn là cơ động trên lưng ngựa trong khi nếu cải đạo rồi thì dân du mục sẽ chỉ còn biết sống hèn 1 chỗ chờ chết
Sở dĩ người Đột Quyết có thể nhiều lần quật khởi hùng cường trong lịch sử là nhờ vào sức mạnh quân đội mà thành phần chính là kỵ binh du mục thảo nguyên
Khả hãn là người thống trị tối cao của hãn quốc và dưới khả hãn 1 bậc là các cấp hãn thấp hơn cũng như các diệp hộ (vai trò như phó vương) và dưới nữa là các cấp thống đốc quân sự shad (trang phục các hãn cấp thấp là áo khoác màu xanh lục bằng lụa với búi tóc xổ buộc bằng sợ dây lụa theo kiểu của dân định cư)
Tuy trên danh nghĩa thì Đại hãn có quyền uy tối cao song các thủ lĩnh vẫn có quyền lực nhất định với bản tộc bao gồm cả việc chỉ huy bản tộc tham gia trận mạc
Nếu như vua chúa của dân định cư sống trong các lâu đài, cung điện nguy nga thì các khả hãn Đột Quyết không vì là dân thảo nguyên quanh năm bám mùi dê ngựa mà không biết sống xa xỉ với lọng che riêng cũng như Đại trướng của khả hãn là chiếc lều rộng được dựng nên từ những trụ lều mạ vàng, ngoài phủ lụa đỏ với các bông hoa bằng vàng được thêu lên bên trên cũng như các biểu tượng vật linh sẽ được dựng ở khu vực cửa
Quy mô của hãn trướng có thể chứa được hàng trăm người, nhiều giường cũng như thứ quan trọng nhất không thể thiếu trong hãn trướng chính là ngai vàng của khả hãn vốn được chạm hình 4 phía với hình khổng tước; ngai của các vương vùng Ferghana và Bukhara thì còn có chạm thêm hình cừu và lạc đà
Bên cạnh hãn trướng cố định to lớn thì các hãn có thể tá túc trong các hãn trướng hình mái vòm đơn giản hơn khi hành quân
Quân đội thảo nguyên nói chung đều theo chế độ tận dân vi binh với các vũ khí được trang bị gồm có các món cận chiến như các loại kiếm cong và thẳng, dao găm, giáo cũng như thứ vũ khí tầm xa nguy hiểm nhất cũng dân du mục là cung phản xạ phức hợp được làm gỗ, sừng, gân… cũng như là các loại tên bao gồm cả tên có mũi tạo ra tiếng rít gió được dùng cho mục đích liên lạc, báo hiệu
Ngoài ra thì với các quân đội thảo nguyên như Đột Quyết, Mông Cổ thì có 1 thứ không thể thiếu trong quân ngũ cũng như đoàn trại chính là cờ lông đuôi ngựa tug vốn được mang kèm trống của khả hãn
Ngoài cờ hiệu lông đuôi ngựa tug thì các kỳ hiệu mang hình vật tổ của bộ tộc Tos hoặc các cờ đuôi nheo của các cá nhân badrak cũng thường xuất hiện trên thân 1 số mũi giáo trong quân đội
Trang phục của các chiến binh thường gồm có áo dài thắt lưng, áo khoác may chần chống thấm, áo choàng cộc tay hoặc có ống tay dài, quần chẽn, mũ các loại như mũ lông hoặc cả mũ chiến cũng như giày, ủng bằng len, nỉ hoặc vải với một số loại bó khi sử dụng phải kéo lên như bít tất dài trong khi một số lại chùng…trong khi với các binh sỹ thân binh của khả hãn thì trang phục bằng da, lông tiệp với màu cờ của đại hãn cũng như màu tấm phủ yên của các quan chức của đại hãn sử dụng với các vũ khí như giáo, kỳ hiệu và cung luôn ở trong tình trạng tốt nhất
Song song với các thứ trên thì các chiến binh cũng thường mang chiếc túi vật dụng suluk nho nhỏ được làm bằng da thú mà các chiến binh săn được ở phía bên phải của đai lưng có đeo kiếm
Ngoài ra thì 1 số chiến binh lão luyện thường sẽ cạo sạch phần trước của đầu nhằm thể hiện việc tuân phục các trưởng lão trong khi việc để tóc dạng nút thắt trên đỉnh đầu thì với 1 số bộ lạc thì đó là dấu hiệu thể hiện các chiến binh là các bậc thầy có sở trường về thứ gì đó
Bên cạnh đó thì các chiến binh Đột Quyết cũng có sử dụng giáp đan bằng kim loại hoặc da đanh (say yarik) với 1 ít là giáp lưới (kupe yarik) cùng với mũ chiến
Với các chiến binh có khả năng xoay người ra sau lưng để xạ tiễn khi đang phi ngựa thì được cho phép mang gắn các dấu hiệu nhận biết như cánh đại bàng trắng hoặc lông vũ chim lên mũ trong khi các dũng sỹ tarkhan (Ba Đồ Lỗ, Baturu trong Mãn, Batu Bạt Đô trong tiếng Mông Cổ) thì có đai lưng kép bằng vải mạ vàng có các tua hoặc các vật treo tòn ten để trang trí
Tuy nhiên thì với các quý tộc bộ lạc cũng như các thân vương thì trang phục của họ cầu kỳ hơn với đồ được thêu cầu kỳ cũng như có thể là họ đeo trang sức – thứ vốn không giới hạn chỉ phụ nữ mới mang
Trang phục của 1 thân vương Đột Quyết bị người A Rập bắt được ngoài bộ giáp đan nặng nề còn có áo dài bằng lụa có viền được thêu bằng kim tuyến cũng như quần được thêu phủ kim tuyến
Các kỵ binh ưu tú hạng nặng thì họ còn có trang bị giáp mã (Kedimli) tuy nhiên thì có chút khác biệt giữa quân mã Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết ở chỗ quân Đông Đột Quyết dù cũng có kỵ xạ song lại trông cậy nhiều vào lực lượng trọng giáp kỵ binh
Ngoài giáp mã thì chiến mã của các chiến binh vốn thường là giống ngựa lùn đôi khi cũng được trang trí bằng việc thắt nút cho các sợi lông đuôi ngựa
Các chiến binh cũng phải tự túc mang theo phần lương thực trong thời gian chiến đấu của mình và quân lương này có khi là con cừu vắt qua 2 bên yên
Tuy nhiên thì trước khi việc trận mạc được tiến hành thì có 1 thứ cần phải làm trước tiên đó là đội quân nhạc cũng phải cần được chuẩn bị kỹ lưỡng như các chiến binh với các trống mới cũng như da trống được chuẩn bị
Ban quân nhạc cưỡi trên lưng động vật với trống, chũm chọe, tù và và chuông có vai trò quan trọng khi đảm nhận việc liên lạc, duy trì sĩ khí ba quân cũng như là biểu tượng của hãn quyền với số nhạc công trong đội nhạc công của Khả hãn có thể lên đến con số 80 người
Trước khi thực hiện các chiến dịch thì dân thảo nguyên như Đột Quyết thường sẽ tổ chức nghi lễ xuất quân với tiếng kèn trống, các kỳ xí được phất cao cũng như tiếng hò hét của binh sỹ lẫn việc các mũi tên được bắn bổng lên không trung đánh dấu việc họ bắt đầu bước vào lúc đang có chiến sự
Dù là Đệ Nhị hãn quốc Đột Quyết cũng có thời gian thịnh trị thì sau cái chết của Bì Già Khả Hãn vốn lên ngôi nhờ việc soán vị của anh em và qua đời do bị thuộc hạ hạ thủ bằng cách đánh bả khả hãn bằng loại độc dược phát tác chậm cũng như là các năng thần có khả năng trị quốc như Khuyết Đặc Cần và A Sử Đức Nguyên Trân thì quốc vận Hậu Đột Quyết nói chung và của cả dân tộc Đột Quyết nói riêng bước vào hồi suy bại
Lần lượt 2 con trai của Bì Già Khả hãn lên kế vị và do đứa thứ 2 lên kế ngôi khi còn quá nhỏ nên vợ của Bì Già Khả hãn là Bà Bặc Khả Đôn lên nhiếp chính
Tuy nhiên thì có ấu chúa hãy còn ít tuổi nên làm 1 số kẻ có dã tâm không phục
Trong số những kẻ không phục có 2 vị thủ lĩnh thống đốc quân sự ở cả 2 miền đông tây của Hãn quốc
Trước bầy lang sói thì Bà Bặc Khả Đôn để bảo vệ con trai mình đã ra tay trước bằng việc xử tử vị thống đốc ở phía tây song nó lại đánh động vị có dã tâm còn lại ở phía đông khiến viên thống đốc này nổi dậy đánh giết ấu chúa và buộc Bà Bặc Khả Đôn phải đưa gia tộc A Sử Đức của mình chạy đến tị nạn ở Đại Đường
Tuy nhiên thì trong cơn binh lửa thì thống đốc này đã bị bộ Bạt Tất Mật Basmyl do thủ lĩnh người hoàng tộc A Sử Na đánh giết
Tận dụng cơ hội hỗn loạn thì 1 người ngoài hoàng thất A Sử Na thị cũng lao vào đoạt được hãn vị song cũng lại bị thủ lĩnh bộ Bạt Tất Mật là A Sử Na Thi giết chết để rồi A Sử Na Thi lên làm hãn
Dù vậy thì lòng người vẫn chưa phục khi có thêm người ngoài hoàng tộc là Bạch Mi Khả hãn vốn là con trai của nổi lên hạ bệ A Sử Na Thi vào năm 744
Tận dụng cơ hội hỗn loạn của Hậu Đột Quyết thì tộc Hồi Cốt Uighur vốn cùng Cát La Lộc tộc được cho dẫn dắt các cánh trái phải của hãn quốc đã trỗi dậy cùng lúc với việc Đường Huyền Tông phái quân đi dọn dẹp tàn dư Đột Quyết
Năm 745, người Hồi Cốt sau khi đánh vào đại bản doanh Ortuken đã bắt chém khả hãn cuối cùng của Hậu Đột Quyết là Bạch Mi Khả hãn, các tàn dư còn lại của Đột Quyết buộc phải trốn tới các bộ lạc khác như bộ Bạt Tất Mật hoặc là qua tị nạn bên Đường triều như trường hợp A Sử Đức thị, Hậu Đột Quyết nói riêng và người Đột Quyết nói chung tới đây bị diệt vong và bị thay thế bởi người Hồi Hột
Tuy nhiên thì bóng ma Đột Quyết vẫn tiếp tục ám người Hán khi vào bọn tướng Đường gốc Đột Quyết là An Lộc Sơn – Sử Tư Minh về sau làm loạn nhà Đường , lập Đại Yên từ năm 755 tới năm 763
Tới lúc Đường mạt Ngũ Đại thì 1 bọn khác là Sa Đà bộ thuộc Tây Đột Quyết sau nhiều phen đánh đấm cũng đã thiết lập nên các thế lực Hậu Đường của Lý gia, Hậu Tấn của Thạch gia, Hậu Hán và Bắc Hán của họ Lưu để cai trị 1 phần lãnh thổ Trung Nguyên bị họ chiếm được trước khi bị Tống triều tiêu diệt vào năm 989
Dù vậy thì di sản bành trướng của người Đột Quyết đã mở ra làn sống tây chinh của các tộc người nói ngữ hệ Thổ sau đó như Sekljuk, Oghuz, Qipchak….
Không biết Trường Ca Hành kết có giống lịch sử bên đây không