Một vài thứ rất “Việt Nam”
A: Rui Zhang
Việt Nam là một người hàng xóm của chúng tôi, thế nhưng dường như chúng tôi lại chẳng hiểu về họ. Việt Nam có lẽ chính là nơi bạn có thể tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời, khách sạn rất thoải mái, sức hút riêng biệt và ẩm thực địa phương, những điều ấy sẽ để lại dấu ấn trong lòng bất kỳ người nào có “tâm hồn ăn uống”. Tuy nhiên, khi tới Việt Nam, đương nhiên chúng ta nên hiểu một vài đặc điểm của quốc gia này.
Mặc dù những điều ấy đã tạo thành bản sắc khu vực nhưng nó có thể khiến những người nước ngoài chưa chuẩn bị kỹ cảm thấy khó chịu.
1. Họ tên
Khi bạn mới đầu tìm hiểu về người bản xứ, bạn sẽ nghe thấy những cái tên giống nhau.Tại sao? Vì có tới 40% người Việt mang họ Nguyễn và 11% là người họ Trần.
2. Không gian riêng tư
Trên các phương tiện giao thông công cộng, người Việt nhất định sẽ ngồi vào chỗ đã có người. Họ sẽ không chiếm lấy chỗ trống ở hàng phía sau.
Ở các chung cư có nhiều gia đình, cửa nhà hay để mở. Đấy là chuyện thường ở huyện rồi. Nếu bạn đóng cửa thì nhà hàng xóm sẽ thắc mắc liệu bạn có gặp vấn đề gì không.
Ở nhà riêng to đùng ý, người ta lúc nào cũng có cửa sổ, mà chẳng có rèm hay màn che gì đâu.
Thêm nữa, chẳng ai để ý khoảng cách khi giao tiếp. Người đối thoại của chúng ta sẽ rất gần gũi với bạn nếu anh ta muốn nói cho bạn biết một bí mật gì đó.
Nếu bạn đang xếp hàng, bạn nên chú ý để không giẫm vào chân người đằng sau hoặc phải chen chúc với họ.
3. Những tình huống bất tiện
Vào buổi gặp đầu tiên, họ hỏi bạn bao nhiêu tuổi, lương lậu thế nào. Những câu hỏi đó trở thành tiêu chuẩn cho một cuộc chuyện trò lịch sự với người Việt. Nhìn chung, người Việt tâm niệm rằng những vấn đề này làm cho cuộc đối thoại trở nên đầy sâu sắc và thể hiện sự quan tâm chân thành đến bạn.
4. Luôn nói “Ừ”
Người Việt không thích nói “Không”. Hơn nữa, nếu bạn đưa ra yêu cầu mà đối phương không hiểu được, bạn sẽ nhận lại một chữ “ừ”. Trong trường hợp này, lời khuyên cho bạn là để ý phản ứng của họ, nhưng nhớ là phải lịch sự. Dù sao thì đây cũng là văn hóa và là đất của họ mà.
5. Thời gian
Đúng giờ không phải là đặc điểm của người Việt. Nếu họ hứa với bạn điều gì đó kiểu “trong vòng 5 phút thôi” hay “mai nhé” thì chắc kèo là sẽ bị hoãn vô thời hạn luôn.
6. Rác
Nếu bạn đến Việt Nam, bạn phải chuẩn bị tinh thần bởi vì ở nhiều quán vỉa hè, rác bị vứt ngay dưới gầm bàn. Gần đây, để đối phó với hiện tượng này thì nhiều chủ quán đã cho đặt các thùng rác chuyên dụng trong quán.
Một số đàn ông Việt Nam còn giải quyết một số nhu cầu nhỏ nhặt (tiểu tiện) ngay trên đường phố, điều này khiến rất nhiều người nước ngoài bị sốc.
7. Răng đen
Đấy là chuyện của 100 năm trước, một phần quan trọng làm nên vẻ đẹp của phụ nữ Việt là hàm răng đen. Lý do là họ tin rằng răng đen bảo vệ họ khỏi ma quỷ và điềm xấu, còn răng trắng là mất dạy.
8. Làn da
Cũng giống như chúng ta và nhiều quốc gia châu Á khác, phụ nữ Việt cho rằng da trắng thì đẹp. Đó là lý do vào những ngày nắng, nữ giới che chắn cơ thể bằng mọi cách. Váy dài, găng tay dài, khẩu trang, và áo dài tay mặc ngoài nữa, ngay cả khi ngoài đường nóng bức thở họ vẫn mặc vậy. Khẩu trang còn một chức năng quan trọng nữa là chắn bụi khi di chuyển bằng xe máy.
9. Móng tay
Nếu móng tay dài, người ta không thể làm việc trên cánh đồng hay nhưng công việc thu nhập thấp. Nhiều người Việt cố gắng dùng những cách đơn giản nhất để thể hiện tình trạng hiện tại của mình. Thường thì ngón út sẽ có móng dài, rất hiếm khi người ta nuôi dài cả bộ móng.
10. Nhà bếp
Người Việt ăn hầu hết các loài động vật: dơi, chuột, thằn lằn, cả cá sấu, rùa, rắn, ong và trứng vịt lộn luôn. Nhưng mà món cơ bản nhất vẫn là cơm, được nấu bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Bên cạnh đó, người Việt thích đồ ngọt. Hầu hết các món đều cho thêm đường, từ sữa cho đến thịt. (Xin lỗi mọi người, từ “trượt” chắc là em đang nghe người khác nói chuyện nên bị nhầm)
11. Tiền
Năm 2003, tiền giấy được thay thế bằng tiền polyme. Và do đó, ta không phải lo lắng nếu tiền bị rơi vào nước nữa.
12. Thể thao
Người Việt Nam rất thích thể thao. Đặc biệt phổ biến là bóng đá và bóng chuyền chân hay còn gọi là cầu mây.
13. Giải trí
Tương tự như chúng ta, thông thường một tiếng từ 12 giờ trưa đến 1 giờ chiều là thời gian nghỉ trưa ở Việt Nam và không được tính vào 8 giờ làm việc mỗi ngày. Hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, nhân viên văn phòng ngủ gật trên ghế bành hoặc nằm trong túi ngủ trên sàn. Điều đáng chú ý là hầu hết người Việt Nam thức dậy lúc 5-6 giờ sáng và có thời gian để làm nhiều việc trước bữa tối.
———————–
Link: https://qr.ae/pN2fvS
———————–
Dịch bởi Minh Thư