Sinh viên và Nghề nghiệp
Bài viết này nói ngắn gọn về những thứ Sinh viên cần có khi ra trường, một số trải nghiệm của chính người viết, một chút về định hướng nghề nghiệp. Bài viết này dựa trên trải nghiệm cá nhân là chính, không mang tính khái quát hóa, có gì nhờ anh chị bổ sung thêm
1. Đại học cho bạn những gì? Kỹ năng cần có khi ra trường
Thứ nhất, Đại học là 1 xã hội thu nhỏ, nhiều tầng lớp, thực tế kiến thức trường cung cấp là nền tảng, để có thể đi làm bên ngoài cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức bổ trợ. Việc này đến từ việc tham gia các câu lạc bộ, các công việc làm thêm, những quyển sách mà các bạn đọc. Ví dụ, ngành tài chính – kế toán của trường Kinh tế sẽ cho bạn kiến thức về tài chính, kinh tế cơ bản, nghiệp vụ ngân hàng, kế toán. Nhưng khi đi làm thực tế sẽ phát sinh nhiều quy trình, chuẩn mực, nên kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất là TỰ HỌC.
Thứ hai, những hoạt động từ các môn học sẽ cho bạn kỹ năng TRÌNH BÀY, đề trình bày thì phải có TƯ DUY LOGIC tốt. Trình bày slide là một nghệ thuật trong việc truyền tải ý tưởng và tư duy. Đi làm sale hay project thì kiểu gì cũng trình bày Powerpoint or Word thôi.
Để ra trường mà kiếm được việc làm thì phải giao tiếp tốt, ít nhất phải có Anh Văn, nhiều bạn sẽ hỏi là thi TOEIC hay IELTS. Toeic là đánh giá năng lực thường là nghe và đọc, thường môi trường làm việc cần Anh Văn sẽ không prefer TOEIC, Big4 Kiểm toán thích IELTS hơn vì test được cả nghe nói đọc viết. Cá nhân người viết từng thi cả hai và confirm là học IELTS không chắc luyện phản xạ tốt hơn TOEIC nhưng IELTS được chấp nhận nhiều hơn, cả du học và làm việc. Có thêm ngoại ngữ thứ hai là điểm cộng.
Thứ kế chính là kỹ năng vi tính văn phòng, tầm 5 năm trước thì chỉ cần giỏi Word, Excel, Powerpoint, giờ một số ngành sẽ cần thêm Microsoft BI, ERP. Thậm chí các kỳ thi như MOS hay IC3 cũng cung cấp chưa đủ kiến thức và kỹ năng để đi làm. Cái cần nhất là tư duy, mà để tư duy tốt cần 2 thứ, trải nghiệm và công cụ. Ví dụ để học excel thì nên xem các clip chỉ về tool trên youtube, trải nghiệm thì từ giaiphapexcel. Chứng chỉ IC3 hay MOS thì một số nơi như ic3.info cũng có đào tạo từ xa.
Cuối cùng và không kém phần quan trọng là Tư duy phản biện, mình từng nói chuyện với một Manager của Big4. Khi giao task họ cần những bạn hiểu công việc và làm được việc, họ cũng sẵn sàng giải thích công việc cho bạn nhưng không có nghĩa là cầm tay chỉ việc. Bạn cần có tư duy độc lập xử lý công việc, sau đó phản hồi lại các cấp trên, lắng nghe nhận xét và góp ý, nhưng cũng biết cách bảo vệ lập luận. Hãy cầu thị, biết bảo vệ quan điểm nhưng không cứng nhắc và đừng là tờ giấy trắng khi hỏi ý các Sếp.
Những kỹ năng phụ mà các bạn chê trong khi hằng ngày tôi vẫn tự làm dù tôi là: Pha trà, rót nước, chuẩn bị bàn ghế cho khách, photo tài liệu, sắp xếp hồ sơ, dọn dẹp hồ sơ trên máy tính. Tất cả những việc này, là cần thiết, không phải để thể hiện mà là sự độc lập và thái độ trong công việc. Rất nhiều bạn intern xem thường những kỹ năng nhỏ xíu này. Những công việc này đến trong lúc tôi làm ở các CLB Đoàn Hội. Nó giúp tôi trải nghiệm những thứ đơn giản mà hữu ích, ngoài ra còn có, làm hậu cần, làm IT, làm event, thiết kế background, tôi làm tất.
Cuối cùng, việc hoàn thiện bản thân không hề dừng lại sau khi có việc, cá nhân người viết sau khi lấy xong Master vẫn tự học CFA mỗi ngày dù chưa đi thi.
Extra: Đại học còn cho tôi những người Thầy, những người ma tôi luôn giữ những mối quan hệ dù 5 hay 10 năm trôi qua, những mối quan hệ giúp tôi nhận ra mình là ai, mình đã làm gì, còn thiếu gì, và những người bạn bè cùng giúp tôi tiến bộ
Ví dụ: Hai người Thầy đầu tiên là qua Mùa Hè Xanh, người đã giúp tôi từ một người được Mẹ lo nhiều thứ thành 1 người tự lo nhiều thứ, từ social skill đến Interpersonal skills. Đến giờ, hai người vẫn dạy tôi rất nhiều thứ trong cuộc sống. Việc học cùng những người bạn ở Khoa Tài Chính UEH bắt tôi phải siêng năng hơn, giờ trong đám đó đang có 1 đứa du học Úc, 2 đứa là CFA Charterholder.
2. Định hướng nghề nghiệp
Hôm trước mình có thấy một câu hỏi về việc lựa chọn giữa CFA và IELTS. Và điều đầu tiên bật ra trong suy nghĩ của mình là, bạn sinh viên này đang nghĩ cái quái gì thế, bạn ấy có biết IELTS là gì không, CFA là gì không? Cách thức thi, cách thức học, giá trị của chứng chỉ. Các bạn ấy có thể hỏi nhưng phải là một câu hỏi có chuẩn bị vì chưa hề có ai đem so CFA với IELTS cả.
Vậy câu chuyện định hướng nghề ở đây là gì? Nó phải đến từ cấp 3, đến từ va chạm xã hội, phải mở mang trước rằng, xã hội này đang có những ngành nghề gì, bác sĩ, kỹ sư, kế toán, ngân hàng, những ngành nghề này cần những kỹ năng bắt buộc nào, trường nào dạy, dạy như thế nào, rồi tại bản thân mình có những yếu tố nào phù hợp hay chưa phù hợp. Ví dụ chuyện sẽ rất dễ dàng nếu bạn giỏi lập trình ở cấp 3, bạn apply vào Trường KHTN, hoặc ĐH CNTT và bổ sung thêm kiến thức toán cơ sở. Nhưng ra trường thì phải tự bổ sung thêm tiếng Anh, các ngôn ngữ khác hoặc chứng chỉ khác.
Vậy câu chuyện chọn nghề tóm lại là gì: Bạn phải có bức tranh toàn cảnh về lao động, ngành nghề và công ty, xong từ những cái bạn có bạn xem mình có hợp, có thích và có phát triển với nghề được không. Trong quá trình thăng tiến thì mình sẽ làm gì, bổ sung cái gì. Và đây chính là các bước LẬP KẾ HOẠCH, failing to plan is planning to fail. Bạn càng tìm hiểu kỹ, bạn càng có nhiều cơ hội thành công.
Bạn mình có 1 em, từ năm 2 đã đi thực tập HR và ẻm hiểu được công việc và dù tốt nghiệp kiểm toán. Ẻm vẫn chọn HR.
3. Một số vấn đề bản thân người viết đã gặp
Như vậy 2 phần đầu đã trả lời cho 2 câu hỏi, kỹ năng cần có là gì và làm sao để biết được mình nên chọn nghề gì? Tất cả xuất phát từ thế giới và hiểu biết của bạn về chính bạn và thế giới như thế nào.
Cuối cùng, trong quá trình tuyển dụng Intern Finance cho người bạn của mình mình đã gặp những ca sau:
– Gửi CV dùng ảnh selfie, ảnh vui ngầu, hoàn toàn không chuyên nghiệp
– Email sai chính tả, dùng nhiều ngôn ngữ lẫn lộn.
– Email và Cover letter câu cú không rõ ràng
– CV hoặc là quá thiếu thông tin, hoặc là quá thừa thông tin, CV tốt nhất chỉ là 1 trang, có đủ các thông tin cần thiết về information, GPA, bằng cấp, kinh nghiệm, project, task. Nên nhớ CV show cho bạn hoặc là điểm (đừng ai nói điểm không quan trọng 7.01 và 7.99 khác nhau nhiều), bù điểm bằng kinh nghiệm làm việc, và quan trọng nhất chính là tư duy thể hiện thông tin trên CV
– Một số bạn trả lời cợt nhả hoặc ờ uhm với HR và Manager: cái này là tối kỵ, nên nhớ BNBR áp dụng nhiều nhất là khi tuyển dụng
– Ngày phỏng vấn không ăn mặc chỉn chu, áo không ủi, giày dép luộm thuộm, không chào hỏi
– Khi phỏng vấn trả lời phải gọn gàng, súc tích, biết cởi mở, và phải email cám ơn nhà tuyển dụng (đây là tip)
– Một số bạn “nổ” với HR là chương trình học của em tương đương CFA level 3 mà không biết HR và Manager vừa thi xong. Chỉ cần hỏi mấy câu là biết hỏng kiến thức
Nên phần 3 này điều quan trọng nhất là THÁI ĐỘ. Thái độ cầu thị và bản lĩnh rõ ràng, tự tin cùng kiến thức vững chắc sẽ giúp cho các bạn được việc. Thái độ lễ phép trong việc gửi email. Thái độ lịch sự khi trả lời và phỏng vấn.
____
Bổ sung ý của bạn Ly Que Anh
– Khi gửi mail apply một công việc đừng chỉ add cái cv rồi quăng đó ạ huhu, ít nhất cũng phải có vài dòng giới thiệu bản thân, với cả CV không cần chi tiết tới độ học mẫu giáo với tiểu học ở đâu đâu
– CV nên để định dạng pdf, đừng share đường link drive nha mọi người, với em từng gặp trường hợp có bạn dẫn link từ document máy tính luôn á omg
– Nếu nhận lịch phỏng vấn, hãy cố gắng sắp xếp để tham dự chứ đừng hẹn lại ạ, vì thật sự xếp lịch phỏng vấn cũng là cả quá trình đó chứ không phải muốn dời là dời, và ở cty em là khi HR gặp trường hợp ứng viên hẹn lại thì 90% họ say bai bái luôn.
– Đừng thúc hối bên tuyển dụng xem hồ sơ của mình, có hôm 9h tối có người nhắn tin cho em “Chị ơi em gửi CV rồi á có gì chị kiểm tra rồi nhắn em sớm nha” => Cái này gây mất cảm tình cực kỳ cực kỳ lớn luôn đó mn, hôm đó đọc cái tin đó xong ngồi nổi sùng cả đêm luôn mà cứ thấy ức chế sao á
– Khi gửi mail apply một công việc đừng chỉ add cái cv rồi quăng đó ạ huhu, ít nhất cũng phải có vài dòng giới thiệu bản thân, với cả CV không cần chi tiết tới độ học mẫu giáo với tiểu học ở đâu đâu
– CV nên để định dạng pdf, đừng share đường link drive nha mọi người, với em từng gặp trường hợp có bạn dẫn link từ document máy tính luôn á omg
– Nếu nhận lịch phỏng vấn, hãy cố gắng sắp xếp để tham dự chứ đừng hẹn lại ạ, vì thật sự xếp lịch phỏng vấn cũng là cả quá trình đó chứ không phải muốn dời là dời, và ở cty em là khi HR gặp trường hợp ứng viên hẹn lại thì 90% họ say bai bái luôn.
– Đừng thúc hối bên tuyển dụng xem hồ sơ của mình, có hôm 9h tối có người nhắn tin cho em “Chị ơi em gửi CV rồi á có gì chị kiểm tra rồi nhắn em sớm nha” => Cái này gây mất cảm tình cực kỳ cực kỳ lớn luôn đó mn, hôm đó đọc cái tin đó xong ngồi nổi sùng cả đêm luôn mà cứ thấy ức chế sao á
___
Một ý khác của bạn Nguyen Vuong
– CV ghi đủ ý, cô đọng, chính xác, nên trình bày theo bullet point. Ghi nhiều quá thiệt tình là không ai đọc đâu.
– Khi gửi CV, nếu mình chưa có kinh nghiệm thì lời lẽ khi apply nó dễ thương tí, như là “dạ em chào anh/chị…”, ý mình là cho nó có sắc thái tình cảm tí nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp, cũng đừng xài icon nhé.
– Định dạng CV nên là .pdf, không xài định dạng khác, cũng đừng gửi link bắt down về nhe, tối kị á. Policy nhiều công ty không cho nhân viên down bất cứ thứ gì về đâu.
– Tự tin, trung thực khi phỏng vấn. Cái gì biết thì nói, không biết thì “dạ để em tìm hiểu thêm”, đừng cãi tay đôi và cho mình là đúng nhé. Quan trọng nhất là cái thái độ thui. Phải tự tin lên nhé. Đừng “uhmm, ờ” nhiều quá khi đang phỏng vấn nhe.
– Viết thư cảm ơn. Nó sẽ làm bạn nổi bật hơn những người ko viết và cũng làm nhà tuyển dụng ấm lòng hơn đó, người ta cũng chú ý bạn nhiều hơn
– Khi gửi CV, nếu mình chưa có kinh nghiệm thì lời lẽ khi apply nó dễ thương tí, như là “dạ em chào anh/chị…”, ý mình là cho nó có sắc thái tình cảm tí nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp, cũng đừng xài icon nhé.
– Định dạng CV nên là .pdf, không xài định dạng khác, cũng đừng gửi link bắt down về nhe, tối kị á. Policy nhiều công ty không cho nhân viên down bất cứ thứ gì về đâu.
– Tự tin, trung thực khi phỏng vấn. Cái gì biết thì nói, không biết thì “dạ để em tìm hiểu thêm”, đừng cãi tay đôi và cho mình là đúng nhé. Quan trọng nhất là cái thái độ thui. Phải tự tin lên nhé. Đừng “uhmm, ờ” nhiều quá khi đang phỏng vấn nhe.
– Viết thư cảm ơn. Nó sẽ làm bạn nổi bật hơn những người ko viết và cũng làm nhà tuyển dụng ấm lòng hơn đó, người ta cũng chú ý bạn nhiều hơn
Nhân đây, bạn mình còn đang tuyển 1 Intern Finance cho các bạn sinh viên năm cuối ở HCM hoặc Biên Hòa, Bình Dương (https://www.facebook.com/nqbinhtv/posts/10213330405694726)
cùng 1 fresher cho vị trí LOGISTICS CONTROLLING OFFICER (https://www.facebook.com/nqbinhtv/posts/10213479259215971).
Bạn nào có hứng thú thì cứ đọc theo post rồi apply