Mình quyết định rút ngắn chủ đề lại, chỉ còn bài này để giải thích sự tồn tại của cộng đồng người Triều Tiên ở các nước Trung Á. Những phần về người Triều Tiên trong các giai đoạn lịch sử khác ở Đế quốc Nga xin gác lại.
1/ Sơ lược về khu vực Trung Á và các nạn đói lớn.
Khu vực Trung Á là một khu vực lớn cấu thành nên Liên Bang Xô Viết. Dù ngày nay khu vực này gồm 5 nước cộng hòa, nhưng trước kia chính quyền Xô Viết ban đầu chỉ phân khu vực này thành 2 phần lớn, chia theo địa hình. Khu vực đồng cỏ rộng lớn phía Bắc gọi là Kazakhstan – tương ứng với đúng nước Kazakhstan ngày nay. Toàn bộ khu vực còn lại được gọi là Turkestan bao gồm các nước cộng hòa ngày nay là Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và tỉnh Tân Cương của Trung Quốc (quan trọng là phần này này: vào đầu thời kỳ Xô Viết thì Tân Cương coi như là lãnh thổ Liên Xô). Để phân biệt kỹ hơn chút nữa thì Tân Cương gọi là ''Đông Turkestan'', còn Tây Turkestan là các nước còn lại.
Đặc điểm dân cư ở Trung Á là các dân tộc du mục, nông nghiệp kém phát triển. Vì vậy mà khi bước vào giai đoạn nhiều biến động đầu thế kỷ 20, khu vực này đã hứng chịu liên tiếp những nạn đói lớn, gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và làm xáo trộn đáng kể cấu trúc dân cư, điều mà đến ngày nay vẫn còn để lại di sản. Một trong những di sản đó là cộng đồng người Triều Tiên ở Trung Á. Còn một di sản nữa khó tìm tư liệu hơn đó là cộng đồng Kazakh tị nạn ở các tỉnh Thanh Hải, Tứ Xuyên của Trung Quốc ngày xưa.
Nạn đói lần thứ nhất diễn ra vào năm 1919-1920 tại khu vực Turkestan (tức bao gồm các nước trừ Kazakhstan). Nạn đói này gây ra bởi nhiều nguyên nhân, lớn nhất là hạn hán nghiêm trọng và hậu quả của nội chiến Nga. Trong Nội chiến Nga, Trung Á là một căn cứ lớn của lực lượng Bạch vệ. Cả Bạch vệ và Hồng quân đều có những hành động cướp bóc lương thực của người dân, dẫn đến sự thiếu hụt lương thực lớn trong dân cư các dân tộc bản xứ. Nạn đói lần này được giải quyết bằng một chương trình cứu trợ của quốc tế cho Liên Xô, thực chất là chương trình cứu đói trên toàn châu Âu (tìm hiểu: chương trình American Relief Administration). Tuy nhiên, hậu quả của nó cũng khiến Kazakhstan mất 13% dân số và Turkestan mất 1/3 dân số. Nhưng con số này có thể không chính xác, vì đã tính số người Trung Á phải di cư đến các nước láng giềng, đặc biệt là di cư đến Tân Cương, Trung Quốc. Chỉ riêng quân Bạch vệ Nga năm 1919 đã có hơn 30.000 chạy đến Tân Cương, sau trở thành lính đánh thuê đắc lực cho lãnh chúa Thịnh Thế Tài chống lại quân Tưởng Giới Thạch.
Nạn đói lần thứ 2 với quy mô và tác động lớn hơn nhiều diễn ra vào năm 1931 đến 1933, diễn ra tại Kazakhstan. Đây được coi là sự kiện lịch sử bước ngoặt của Kazakhstan, làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc dân cư của nước này. Khác với lần trước, nạn đói lần này ở Kazakhstan gây ra bởi nguyên nhân hoàn toàn chủ quan: chính sách tập thể hóa nông nghiệp của Liên Xô. Xuất phát từ một chính sách chủ quan, duy ý chí của lãnh đạo khu vực Kazakhstan là Philip Isaevich Goloshchekin vào năm 1931, chính quyền Xô Viết ở đây đã cưỡng bức dân du mục Kazakh vào các khu tập thể, đồng thời tịch thu gia súc của họ. Hậu quả, do không làm được nông nghiệp, lại bị cưỡng ép định cư và lấy gia súc, người du mục Kazakh đã chịu đợt mất mùa khủng khiếp trong các năm 1931-1933.
Do các nạn đói liên tiếp, hơn 1 triệu người Kazakh đã chết đói. Hơn 200.000 người Kazakh phải đi tị nạn đến các nước ngoài lãnh thổ Liên Xô, gồm Trung Quốc, Afghanistan, Ba Tư,… Riêng ở vùng Tân Cương của Trung Quốc, dân cư Kazakh đã thành lập các nhóm cướp vũ trang quy mô lớn, nổi dậy vũ trang liên tục, phải đến năm 1955 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới dẹp được hoàn toàn.
Tổng cộng các xáo trộn dân cư diễn ra trong nạn đói (chết đói, di cư trong và ngoài lãnh thổ Liên Xô,…), người Kazakh đã mất đi 1,8 triệu cư dân, chiếm 47% dân số. Việc một dân tộc mất đi một nửa dân số là một việc chưa từng có trong Liên Bang Xô Viết. Nó đã để lại hậu quả kéo dài, khi hàng chục năm sau đó, người Kazakh trở thành dân tộc thiểu số trên chính quê hương mình. Điều này đã gây sốc với cả các lãnh đạo Xô Viết ở Moscow, khiến họ phải ra lệnh điều tra và cứu đói khẩn cấp cho Kazakhstan. Năm 1939, cựu bí thư Kazakhstan – Philip Isaevich Goloshchekin – người đã gây ra nạn đói năm 1930, bị kết án và tử hình.
2/ Trục xuất dân cư đến Trung Á và sự hồi sinh khu vực.
Do nhiều nguyên nhân, một trong số đó được coi là để bù đắp dân số bị mất mát cho Kazakhstan, từ năm 1937 chính quyền Liên Xô đã tiến hành một số đợt trục xuất dân cư từ khác khu vực khác đến Trung Á. Các đợt trục xuất diễn ra liên tục qua nhiều giai đoạn khác nhau, gồm đủ các thành phần: người bản địa Siberia, người bản địa Kavkaz, tù chính trị Liên Xô, tù binh Ba Lan, Phần Lan, Romania sau năm 1940, tù binh Đức sau năm 1945,… Nhưng nhóm dân cư chịu đợt trục xuất sớm và lớn nhất là người Triều Tiên ở Viễn Đông năm 1937.
Vào năm 1937, trong thời kỳ Đại Thanh Trừng ở Liên Xô cùng lúc quân Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, chính phủ Liên Xô đã có ý lo ngại cộng đồng người châu Á ở Viễn Đông có thể trở thành gián điệp. Vì vậy, Liên Xô cho rằng cần thiết phải di dời nhóm dân cư ở đó. Trong khi số phận người Trung Quốc trở thành bí ẩn, thì người Triều Tiên lại có những ghi chép rõ ràng về quá trình trục xuất. Ở dưới bài này mình sẽ để một bản chụp Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân Liên Xô và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 21/8/1937, kèm theo phần chú thích nội dung.
Cuộc trục xuất năm 1937 đã đưa 200.000 người Triều Tiên khỏi các khu vực sinh sống ở Viễn Đông lên tàu hỏa đến vùng đất điêu tàn ở Trung Á. Ban đầu có vẻ là bi kịch, hàng nghìn người chết trên đường và chết đói sau đó. Nhưng, bằng một tinh thần quật cường mà cả Liên Bang Xô Viết công nhận, người Triều Tiên đã gạt nước mắt đứng lên. Và sự đứng lên của họ không chỉ kéo dân tộc Triều Tiên, mà kéo theo cả vùng Trung Á.
Không lâu sau khi bị trục xuất đến, người Triều Tiên nhanh chóng biến những vùng đất hoang tàn của Trung Á thành nơi trồng lúa gạo và ngô – những sản phẩm còn khá xa lạ với cư dân trong vùng. Chỉ trong vài năm họ đã sản xuất được lượng lương thực đủ để giải quyết nạn đói vùng Trung Á. Không ngạc nhiên khi người Triều Tiên nhanh chóng chiếm được những vị trí quan trọng trong xã hội vùng Trung Á, kể cả trong quân đội, chính quyền,… Đến tận ngày nay trong chính quyền, quân đội, hay trong giới doanh nhân Trung Á vẫn còn nhiều người gốc Triều Tiên.
Những đóng góp của người Triều Tiên trong sự hồi sinh của vùng Trung Á được công nhận nhiều nhất trong những năm 1950. Cụ thể, đến tận năm 1953, Liên Xô vẫn đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Năm 1953, tổng bí thư Khrushchev thực hiện chương trình ''Đất chưa khai phá'' (Virgin Lands) – giải ngũ một phần lớn quân đội Liên Xô để tập trung thanh niên đi khai hoang đất đai, trồng lương thực. Năm 1953, một Triển lãm nông nghiệp toàn Liên Bang được tổ chức, và đó là nơi người Triều Tiên đã có màn trình diễn ấn tượng. Những giống cây lương thực mới, năng suất cao của người Triều Tiên, được giới thiệu là đã xóa bỏ nạn đói tại khu vực Trung Á – vốn là khu vực chịu nạn đói nặng nhất của Liên Xô trước kia. Kazakhstan từ đó từ khu vực chết đói, trở thành vựa lúa mì lớn hàng đầu của Liên bang Xô Viết. Để ghi nhớ thành tựu của chương trình, thủ đô của Kazakhstan được đổi tên thành Tselinograd (dựa theo tên tiếng Nga của chương trình là ''Osvoyeniye tseliny''.
Không lâu sau khi bị trục xuất đến, người Triều Tiên nhanh chóng biến những vùng đất hoang tàn của Trung Á thành nơi trồng lúa gạo, ngô và lúa mỳ – những sản phẩm còn khá xa lạ với cư dân trong vùng. Chỉ trong vài năm họ đã sản xuất được lượng lương thực đủ để giải quyết nạn đói vùng Trung Á. Không ngạc nhiên khi người Triều Tiên nhanh chóng chiếm được những vị trí quan trọng trong xã hội vùng Trung Á, kể cả trong quân đội, chính quyền,… Đến tận ngày nay trong chính quyền, quân đội, hay trong giới doanh nhân Trung Á vẫn còn nhiều người gốc Triều Tiên.
Những đóng góp của người Triều Tiên trong sự hồi sinh của vùng Trung Á được công nhận nhiều nhất trong những năm 1950. Cụ thể, đến tận năm 1953, Liên Xô vẫn đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Năm 1953, tổng bí thư Khrushchev thực hiện chương trình ''Đất chưa khai phá'' (Virgin Lands) – giải ngũ một phần lớn quân đội Liên Xô để tập trung thanh niên đi khai hoang đất đai, trồng lương thực. Năm 1953, một Triển lãm nông nghiệp toàn Liên Bang được tổ chức, và đó là nơi người Triều Tiên đã có màn trình diễn ấn tượng. Những giống cây lương thực mới, năng suất cao của người Triều Tiên, được giới thiệu là đã xóa bỏ nạn đói tại khu vực Trung Á – vốn là khu vực chịu nạn đói nặng nhất của Liên Xô trước kia. Kazakhstan từ đó từ khu vực chết đói, trở thành vựa lúa mì lớn hàng đầu của Liên bang Xô Viết. Đến ngày nay, 3 quốc gia Nga, Ukraine và Kazakhstan vẫn được coi là vựa lúa mỳ lớn của châu Âu. Để ghi nhớ thành tựu của chương trình, thủ đô của Kazakhstan được đổi tên thành Tselinograd (dựa theo tên tiếng Nga của chương trình là ''Osvoyeniye tseliny'').
Như vậy, sự hiện diện của người Triều Tiên và sau đó là chương trình ''Đất chưa khai phá'' đã giúp hồi sinh khu vực Trung Á từ đói nghèo trở thành vùng sản xuất lương thực. Tuy nhiên, mặt khác nó cũng biến khu vực này thành một vùng đa sắc tộc, thậm chí nói thô ra là hỗn tạp sắc tộc. Sau năm thế chiến 2, vùng Trung Á chứng kiến những đoàn tàu chở hàng trăm nghìn người Đức, Ba Lan, Romania, Hy Lạp, Tatar, Chechen,… từ châu Âu đổ vào. Có thể coi Kazakhstan là khu vực duy nhất mà người Đức và Triều Tiên sống chung một làng. Nhưng nó cũng đẩy các dân tộc bản địa Trung Á, vốn đã thấp trong tỷ lệ dân cư, càng xuống thấp hơn, gây ra mâu thuẫn sắc tộc âm ỉ.
Vào những năm cuối của Liên Xô, khu vực Trung Á chứng kiến bạo lực sắc tộc bùng phát, làm hàng triệu người Nga phải bỏ chạy về nước, và không ít người trong số đó bị chính phủ Nga chối bỏ. Tổng thống Putin khi giải thích với một báo Đức về câu nói ''Sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa chính trị'' – đã giải thích rằng ông nhìn vào số phận của ''25 triệu người Nga bị ruồng bỏ ở nước ngoài này'' (hiện bài phỏng vấn ở trên web Văn phòng Tổng thống Nga). Cùng với đó, hàng trăm nghìn người Đức ở Kazakhstan (được gọi là Kasachstandeutsche) cũng được chính phủ Đức đón về, trong lúc đó Đức cũng tranh thủ đón luôn những người Nga bị kẹt về. Một lượng lớn người Nga sang Đức sau năm 1990 được giải thích một phần ở đây đây. Cùng với đó, một làn sóng người Triều Tiên ở Trung Á cũng tìm cách trở về Hàn Quốc sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng những khác biệt và nghi ngờ về ý thức hệ đã khiến cho những cộng đồng Triều Tiên ở Trung Á không được chào đón khi trở về.
Mãi đến năm 1990, do sự ra đi của hàng triệu người Nga, người Kazakh mới một lần nữa trở lại thành dân tộc lớn nhất trên quê hương mình như ngày nay.