#wednonquoraSOCIAL GRAPH LÀ GÌ? LIÊN QUAN GÌ TỚI BLUE ZONE?Trước hết, xin nói trước …

#wednonquoraSOCIAL GRAPH LÀ GÌ? LIÊN QUAN GÌ TỚI BLUE ZONE?Trước hết, xin nói trước …

#wednonquora
SOCIAL GRAPH LÀ GÌ? LIÊN QUAN GÌ TỚI BLUE ZONE?
Trước hết, xin nói trước là mình không phải là chuyên gia trong việc phân tích Social Graph (đồ thị xã hội). Những gì mình trình bày ở đây là những gì mình biết thôi! Chả là hồi trước, khi Facebook còn cho người dùng xài Graph search (thứ đã giúp đội ông Trump chiến thắng bầu cử) mình đã có nghiên cứu về nó.
Hãy nhìn các hình mình gửi kèm theo đây để hiểu sơ qua đồ thị xã hội là gì. Đồ thị xã hội, hiểu theo cách của mình, thì đấy là một đồ thị (hay một sơ đồ) mô tả mối quan hệ giữa các cá nhân và các đối tượng. Ví dụ ai là bạn bè của tôi, ai là đồng nghiệp của tôi, ai là thần tượng mà tôi theo dõi, đâu là loại nhạc tôi thích ….
Hồi đấy, mình định dùng cái này để phân tích xem mạng lưới các mối quan hệ của người dùng Facebook VN như thế nào, tìm ra một số nhân tố quan trọng: người ta tác động vào thì sẽ có sự lan toả thông tin lớn. Nếu tìm được thì chỉ cần thuê mấy người đó đăng bài marketing sẽ cho hiệu quả cao. Đại khái vậy. Người này không hẳn là người có nhiều bạn bè, đôi khi họ chỉ có 5 người bạn thôi nhưng những người bạn của họ mỗi người có đến 5000 bạn bè thì vẫn là một nhân tố quan trọng.
Tóm lại là Social Graph cho thấy được mối quan hệ của các cá nhân trong mạng lưới quan hệ mạng xã hội (hay nói rộng ra là mối quan hệ xã hội). Thuật ngữ này xuất phát từ chính … Facebook.
Vụ gần đây, người ta nhắc đến Blue Zone và bảo rằng nó sẽ làm lộ cái Social Graph của cá nhân: Ví dụ chính phủ sẽ biết bạn có bồ, bạn đi nhà nghỉ với ai, bạn có các mối quan hệ nào ….
Với góc nhìn cá nhân mình, mình không thấy như vậy.
Điều quan trọng trong phân tích đồ thị xã hội là tương tác, chứ ko phải xuất hiện cùng địa điểm. Sẽ ra sao nếu 2 người cùng đi làm ở 1 toà nhà nhưng làm cho 2 công ty khác nhau? Rõ ràng nó là dữ liệu gây nhiễu. Rồi sẽ ra sao nếu 2 người sống gần nhau đi làm cùng 1 toà nhà? Chúng ta lưu ý rằng, Blue Zone chỉ lưu lại lịch sử tiếp xúc, bản thân nó ko sử dụng định vị để biết là 2 người đang cùng đi làm việc hay … cùng đi nhà nghỉ. Như vậy, việc phân tích dữ liệu của Blue Zone để cho ra mối quan hệ giữa các cá nhân là điều khó khăn, và cho ra độ chính xác rất thấp.
Nhưng với Facebook thì khác. Bằng cách xem xét dữ liệu tương tác cá nhân, họ biết được rõ ràng đồ thị xã hội của bạn. Ai là người trong gia đình, ai là bạn bè, ai là đồng nghiệp, thậm chí các sở thích cá nhân của bạn
Nhưng, nói như thế không có nghĩa là chính phủ ko thể biết cái đồ thị xã hội của bạn. Họ có thể làm điều đó bằng cách nào:
1. Điện thoại: Bạn gọi cho ai, nhăn tin cho ai, vị trí của bạn (nhờ các cột thu phát sóng điện thoại).
2. Dữ liệu cá nhân của bạn lưu ở các cơ quan nhà nước: giấy tờ nhân thân, dữ liệu y tế, lịch sử các giao dịch mua bán được lưu ở cơ quan thuế.
3. Hàng tá các dữ liệu khác, rải rác ở khắp nơi: ví dụ như giấy phạt của công an
Với chừng đấy dữ liệu, bạn có nghĩ là có đủ để nhà nước hiểu bạn là ai, bạn có các mối quan hệ như thế nào không? Được hết đấy.
Nhưng họ không thể biết được lịch sử tiếp xúc gần của bạn, thứ mà họ sử dụng cho mục đích chống dịch. Họ không thể biết sáng nay bạn đang đi bộ từ chỗ gửi xe đến chỗ làm việc, bạn đi ngang qua 1 người đang nhiễm Covid và anh ta đã hắt xì. Vì bạn đâu gọi điện cho anh ta, dữ liệu ở bảo hiểm xã hội cũng không thấy anh ta làm cùng cơ quan với bạn, anh ta cũng chẳng phải là người thân ở chung được khai báo trong hộ khẩu và tạm trú tạm vắng.
Thế nên, các bạn ạ. Với những gì mình biết, thì Blue Zone là một công cụ chống dịch đơn thuần. Nó không thể là một công cụ để xây dựng đồ thị xã hội (nhưng có khi là do tài năng của mình ko đủ để xây dựng giải pháp). Nhà nước có các công cụ mạnh hơn nhiều để biết về bạn và các mối quan hệ của bạn.
Vậy nên, cứ cài Blue Zone đi, chứ nói thật là mình mang Blue Zone ra ngoài, cầm lên quét nhưng chả thấy ai, buồn lắm; mà cũng lo nữa.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *