Một bản giới thiệu về chủ nghĩa siêu hiện đại – Metamodernism: Triết lý văn hóa của thời đại kỹ thuật số.
Tác giả: Anne- Laure Le Cunff
Thuật ngữ siêu hiện đại đã được đặt ra vào năm 1975 bởi Mas’ud Zavazadel, một nhà văn, nhà nghiên cứu, để miêu tả một xu hướng văn hóa mới nổi trong văn học Mỹ. Kể từ đó, thuật ngữ này đã trở nên nổi tiếng và thường xuyên được thảo luận khắp ngõ ngách của Internet. Nếu bạn hoạt động trên Twitter, blog, sử dụng bộ lọc và nhãn dán để chỉnh sửa ảnh trước khi đăng tải onilne, tạo meme, bạn có thể vô tình ứng dụng quy tắc của chủ nghĩa siêu hiện đại mà không biết.
Khi tôi chạy một cuộc thăm dò để hỏi xem mọi người có biết chủ nghĩa siêu hiện đại là gì không? 75% nói họ không biết đến nó, và 20% nói họ có một hiểu biết rất mơ hồ. Hãy nhớ rằng đây chỉ là một cuộc khảo sát online ở trong một trong những chỗ theo chủ nghĩa hậu hiện đại nhất trên Internet: Twitter. Nên hãy cùng nhau thay đổi điều này. Tôi hứa sẽ không có biệt ngữ, và không có giả định người đọc có kiến thức từ trước.
Để hiểu hậu hiện đại, bạn cần hiểu chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Chủ nghĩa hiện đại là một phong trào triết học ở Mỹ và Châu Âu trong suốt nửa đầu thế kỉ 20. Nó thường được liên tưởng đến thời đại của Radio. Khẩu hiệu “Make it new!” — làm cái mới — bởi nhà thơ Ezra Pound vào năm 1934, đã nắm được bản chất của chủ nghĩa hiện đại, điều mà được khuyến khích tạo ra để bỏ lại đằng sau văn hóa lỗi thời của quá khứ và kiểm tra lại tất cả các khía cạnh của sự tồn tại. Nó cân nhắc triết học tối đa, với những người sáng tạo phát triển vượt lên trên sự hữu hạn của đời người bằng cách làm nên Lịch sử.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa hậu hiện đại — khoảng từ năm 1945 đến 2005 — nổi lên để bác bỏ những đại tự sự của chủ nghĩa hiện đại. Liên hệ với thời đại của Tivi, nó thường được định nghĩa bởi thái độ hoài nghi, trớ trêu, và thuyết tương đối của đạo đức. Bạn có thể coi thế hệ theo chủ nghĩa hậu hiện đại là bị vỡ mộng: Họ từ chối khả năng có tri thức đáng tin cậy, phủ nhận sự tồn tại của một thực tại phổ quát, và đóng khung mỹ học là độc đoán và chủ quan.
Nhiều người chỉ trích chủ nghĩa hậu hiện đại vì sự tiêu cực của nó, sự thật là nó cổ xúy chủ nghĩa tối nghĩa (obscurantism) — tại sao phải tiến hành bất kỳ nghiên cứu khoa học nào nếu không có gì là thật? — và sự thật là nó đơn giản là loài người không thể không tin vào bất cứ điều gì cả. “The idea that we live in a postmodern culture is a myth. In fact, a postmodern culture is an impossibility; it would be utterly unlivable” — ý tưởng cho rằng chúng ta sống trong văn hóa hậu hiện đại chỉ là huyền thoại. Trên thực tế, một văn hóa hậu hiện đại là không thể; nó sẽ hoàn toàn không thể sống được – bởi nhà triết học William Lane Craig. (Người theo đạo Cơ đốc, nên có thể bị thiên vị trong vấn đề chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng vẫn nêu được một điểm thú vị.)
Chịu đựng cái này cùng tôi (Một chút )), nhưng cuộc đối thoại này được biết đến như cuộc tranh luận về chủ nghĩa hậu-hậu hiện đại (Post-postmodernism). Chủ nghĩa hậu-hậu hiện đại không phải là triết học văn hóa theo sau chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Thay vào đó, nó là một sự tìm kiếm tập thể cho cái mà chúng ta ta nên hướng đến; một nhiệm vụ tìm kiếm một thế giới quan cân bằng hơn, thứ sẽ tính đến cả sự lạc quan của chủ nghĩa hiện đại và tính đa nguyên của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Sau nhiều câu trả lời cho câu hỏi lớn đó, chủ nghĩa siêu hiện đại đã và đang là triết lý văn hóa thịnh hành từ giữa những năm 2000. Nó liên hệ với thời đại Internet, và nó là về việc chứa đựng cả bản chất phân cực của con người. Nghi ngờ không thể tồn tại mà không có hi vọng. Thất bại không thể tồn tại mà không có kinh nghiệm. Cuộc sống có thể mang cảm xúc và thờ ơ, chân thành và mỉa mai, sự phấn khích và sầu muộn. Theo hai nhà lý luận văn hóa Timotheus Vermeulen và Robin van den Akker, chủ nghĩa siêu hiện đại “can be conceived of as a kind of informed naivety, a pragmatic idealism.” — có thể được coi là một kiểu ngây thơ có hiểu biết, một chủ nghĩa duy tâm thực dụng. Cho thế hệ theo chủ nghĩa siêu hiện đại, “grand narratives are as necessary as they are problematic, hope is not simply something to distrust, love not necessarily something to be ridiculed” — những đại tự sự cũng cần thiết như chúng có vấn đề, hy vọng không đơn giản chỉ là thứ để ngờ vực, tình yêu không nhất thiết phải là thứ để chế nhạo — Vermeulen giải thích.
Để tóm tắt lại, chúng ta đi từ chủ nghĩa hiện đại — ”Make it new!”- “Hãy làm cái mới” — Hãy tạo nên Lịch sử! — đến chủ nghĩa hậu hiện đại — mọi thứ đều tệ hại! Không có gì thực sự quan trọng!—đến chủ nghĩa siêu hiện đại: Có thể mọi thứ không chỉ là trắng và đen? Có thể có một sự trung lập?
Một hình ảnh phổ biến thường được dùng để miêu tả chủ nghĩa siêu hiện đại là một con lắc, dao động liên tục giữa sáng tạo và hủy diệt, hy vọng và nghi ngờ, lạc quan và thực tế. Khi nói đến chủ nghĩa siêu hiện đại trong sự so sánh với chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, Fabio Vittorini đã miêu tả nó như “a pendulum-like motion between the naive and/or fanatic idealism of the former and the skeptical and/or apathetic pragmatism of the latter.” — một chuyển động giống như con lắc giữa chủ nghĩa duy tâm ngây thơ và/ hoặc cuồng tín của chủ nghĩa trước đây và chủ nghĩa thực dụng hoài nghi và/ hoặc thờ ơ của chủ nghĩa sau.
Chủ nghĩa siêu hiện đại nhấn mạnh vào lời hứa, cảm xúc, và kể chuyện. Vâng, Trái đất đang chết dần, nhưng biết đâu chúng ta có thể làm gì đó. Vâng, tất cả chúng ta rồi sẽ biến mất và cuối cùng sẽ chẳng ai nhớ chúng ta, nhưng không phải nó chính là giải phóng và tự do đấy sao?
Với chủ nghĩa siêu hiện đại, bạn không cần phải tạo nên Lịch sử để câu chuyện của bạn có ý nghĩa, hay quan trọng. Và tạo nên Lịch sử cũng không có nghĩa là câu chuyện của bạn có ý nghĩa hay quan trọng gì. Chủ nghĩa siêu hiện đại là về khám phá “ở giữa”.
Như Pieter Levels đã nói: “You can approach the nihilism of that in a positive or negative way. Negatively that means whatever you do, it doesn’t matter, so you can just as well do nothing. Positively it means whatever you do, it doesn’t matter, so you can now just enjoy the thing you do intrinsically. Not for the end purpose.” —bạn có thể tiếp cận chủ nghĩa hư vô theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực có nghĩa là dù bạn làm gì, thì nó cũng không quan trọng, vì vậy bạn có thể không làm gì cả. Về mặt tích cực, điều đó có nghĩa là bất cứ điều gì bạn làm, điều đó không quan trọng, vì vậy giờ đây, bạn có thể tận hưởng những gì bạn làm về bản chất. Mà không phải vì một mục đích cuối cùng nào cả.
“Metamodernism oscillates between a modern enthusiasm and a postmodern irony, between hope and melancholy, between naiveté and knowingness, empathy and apathy, unity and plurality, totality and fragmentation, purity and ambiguity.”
Timotheus Vermeulen, nhà lý luận văn hóa.
“Chủ nghĩa siêu hiện đại dao động giữa sự nhiệt tình hiện đại và sự mỉa mai hậu hiện đại, giữa hy vọng và âu sầu, giữa ngây thơ và hiểu biết, đồng cảm và thờ ơ, thống nhất và đa dạng, tổng thể và phân mảnh, thuần túy và mơ hồ.“
Như tôi đã đề cập, chủ nghĩa hiện đại liên hệ với thời đại Radio, chủ nghĩa hậu hiện đại liên hệ với thời đại Tivi, và chủ nghĩa siêu hiện đại liên hệ với thời đại Internet. Nhưng tôi thấy rằng việc đơn giản liên hệ chủ nghĩa siêu hiện đại với thời đại Internet khá là bị giới. Thay vào đó, tôi nghĩ chủ nghĩa siêu hiện đại sẽ tốt hơn khi liên hệ với thời đại của những người sáng tạo trực tuyến ( Age of the online creator).
Trong khi đa số cư dân mạng thụ động, chủ nghĩa siêu hiện đại sẽ không bị bối rối với chủ nghĩa ngụy hiện đại ( pseudo-modernism). Học giả người anh Alan Kirby đã nêu: “In pseudo-modernism one phones, clicks, presses, surfs, chooses, moves, downloads.” — trong chủ nghĩa ngụy hiện đại, một chiếc điện thoại, nhấp, nhấn, lướt, chọn, di chuyển, tải xuống.
Thay vào đó, chủ nghĩa siêu hiện đại là về sự kết nối thật sự chân thành, sự đồng cảm và cộng đồng. Trong khi chủ nghĩa hiện đại thì lại về sáng tạo cái gì đó hoàn mới (điều mà bạn có thể đồng ý rằng là ảo tưởng); chủ nghĩa hậu hiện đại thì về giải cấu trúc quá khứ và từ chối tương lai; chủ nghĩa ngụy hiện đại thì đại diện cho chủ nghĩa tiêu dùng trực tuyến vô tâm — chủ nghĩa siêu hiện đại là tạo ra cái gì đó mới với những gì đã được tạo ra trước đó, trong khi thừa nhận tính phù du vốn có của thân phận con người.
Đây là một số ví dụ về những gì chủ nghĩa siêu hiện đại tạo ra mà bạn sẽ rất hay tìm thấy trên mạng:
- Fanfiction. Những người viết fanfiction biết họ sẽ không bao giờ làm lên Lịch sử (cái sẽ được coi là một tầm nhìn theo chủ nghĩa hiện đại), nhưng họ tin vào ý nghĩa nội tại của việc tạo ra cái gì đó mới, kể cả nó dựa vào những vật liệu sẵn có (điều đi ngược lại tầm nhìn của chủ nghĩa hậu hiện đại, từ chối sự tiến bộ.)
- Remixes. Rất nhiều bài hát nổi tiếng trong 15 năm trở lại đây thực chất là covers – hát lại. Bài hát “Doin’ Time” mà Lana Del Rey hát là một bản cover của bản hit Sublime năm 1996. “Moon River” bởi Frank Ocean xuất hiện lần đầu vào năm 1961 trong phim Breakfast at Tiffany’s. Beyoncé, Taylor Swift, và rất nhiều nghệ sĩ khác bạn có thể kể tên — tất cả họ đã từng phát hành ít nhất một bản cover hoặc bản phối lại bài hát của người khác – remix. Sự cân bằng xuyên suốt giữa cái cũ và cái hiện đại để tạo ra một tổng thể hoàn toàn mới chính là sự sâu sắc của chủ nghĩa siêu hiện đại.
- Meme. Vâng, meme là chủ nghĩa siêu hiện đại! Ít nhất là trong quá trình tạo ra meme của riêng bạn. Lấy một cái ảnh chụp màn hình từ một bộ phim và thêm chú thích, điều mà sẽ tạo ra một ý nghĩa hoàn toàn mới, đó chính là sự tiếp cận đến quá trình sáng tạo.
- Vlog. Cách thức chia sẻ sự phản chiếu cá nhân hòa trộn với tính cá nhân và tập thể, sự trần tục và nghệ thuật. Nó không cố tạo lên Lịch sử, nhưng nó có thể kết thúc với sự tiếp cận và ảnh hưởng đến hàng triệu người, sinh ra công đồng trong quá trình đó. Vlog là thứ kẹt ở giữa lãnh đạm và quan tâm, bề ngoài và ảnh hưởng. Nó sẽ xuất hiện trong lớp sử chứ? Khá chắc là không. Điều đó có nghĩa là bạn không nên làm nó?Tôi thấy một điều thú vị là tôi đã trải qua cả ba giai đoạn ở mức độ cá nhân — chủ nghĩa hiện đại, hậu hiện đại, và siêu hiện đại — trong suốt cuộc đời của mình. Khi còn là một đứa trẻ, tôi chìm đắm vào việc xây dựng cái mà tôi nghĩ là đồ mới (“Let’s make History!”)- Hãy tạo lên lịch sử. Khi ở tuổi vị thành niên, tôi chối bỏ mọi thứ (“nothing matters, everything sucks, is this world even real?”) – chẳng có gì quan trọng cả, mọi thứ đều tồi tệ, ngay cả thế giới này có thật không vậy?. Ngày nay, khi đã là người lớn, tôi có cái nhìn đa sắc thái hơn về thế giới(“hope is scary but necessary” but also “I’m going to remix this meme”) — hi vọng rất đáng sợ nhưng cần thiết, nhưng cùng với đó, tôi sẽ phối lại cái meme này.
Đây là link bài gốc: https://nesslabs.com/metamodernism
Ghi chú người dịch: Bài viết thực chất còn dài hơn nhưng sợ mọi người thấy dài quá lại ngại, nên mình chỉ đăng một phần. Mình thấy chỗ này cũng đủ để mọi người hình dung được chủ nghĩa này. (Nhưng nếu mọi người muốn mình có thể đăng cả, hoặc các bạn có thể đọc trên spiderum link mình sẽ để ở dưới.)
Có cả video phân tích về chủ nghĩa này trong phim Rick and Morty (vì sai sót nên nếu ai đã đọc bài dịch trc của mình sẽ thấy link giống nhau, đó là do mình lấy nhầm link hihi). Link ở dưới nhé.
Chúc mọi người đọc vui vẻ.