Một vài vũ khí thời trung cổ hiếm người biết nhưng thực sự chết người trong chiến tranh?
Trả lời: Adan Miles, sở hữu, mặc và chiến đấu trong lớp giáp trụ hậu thế kỷ 15 chất lượng bảo tàng
Link gốc: https://qr.ae/pN2bVm
Ba món tôi nghĩ đến ngay lập tức:
1, Goedendag
Goedendag (có nghĩa là “ngày đẹp trời”) có bản chất là một cây gậy bóng chày với vòng sắt có cạnh mài sắc để gia tăng sức nặng và sức sát thường cùng một mũi nhọn ở đầu. Nó có sức mạnh của một cây chùy và có thể đâm xuyên qua lớp giáp dày bằng mũi nhọn nơi đầu. Không phải là một thứ vũ khí đẹp đẽ lịch thiệp, nó nổi tiếng nhờ việc tiêu diệt những kị sĩ Pháp ngã ngựa trong trận Courtrai.
P/s : Trận Courtrai diễn ra vào ngày 11 tháng 7 năm 1302 giữa quân đội hoàng gia Pháp và quân đội nổi dậy của người Flanders. Dù là quân nổi dậy với trang bị kém hơn nhưng trường thương thủ của người Flanders đã chiến thắng kỵ binh Pháp một cách hiển hách với con số thương vong chênh lệch 10 lần (100-300 cho Flanders và 1000-15000 cho người Pháp)
2, Ahlspiess
Một vũ khí dài, thiết kế với mục đích duy nhất: đâm xuyên giáp kẻ địch. Với chiều dài của một thanh cự phủ thông thường, nó bỏ phần lưỡi tầm sét để tập trung hoàn toàn vào khả năng xuyên thấu chết người với phần mũi thương có hình dạng khác nhau như: tam giác, vuông, hay quả trám.
3. Cây đập lúa (flail)
Cây đập lúa không hề xa lạ với mọi người kể cả những khách qua đường trong việc tìm hiểu vũ khí trung cổ. Tuy nhiên, có một ngộ nhận phổ biến của mọi người về cây đập lúa thời trung cổ như sau: nó là vũ khí một tay với quả chùy gắn đầy gai nhọn trên ở phần đầu, nối với cán bằng một sợi xích sắt. Có cực kỳ, CỰC KỲ ít thực chứng về thứ vũ khí đó trong hồ sơ lịch sử, tranh vẽ hay chứng cứ khảo cổ học. Nó hiếm khi được sử dụng, nếu thực sự có tồn tại.
Thứ thực sự ĐƯỢC SỬ DỤNG, là cây đập lúa của nông dân. Một vũ khí dài, cán dài 1-1.5 mét, đầu gắn quả nặng dài 0,3 – 0,6 mét có gai nhọn được móc thẳng vào cán hoặc một sợi xích ngắn không quá 12 móc.