Bạn thấy bực mình với điều phi thực tế nào mà bạn hay nhìn thấy trên phim vậy?

Bạn thấy bực mình với điều phi thực tế nào mà bạn hay nhìn thấy trên phim vậy?

Link: https://qr.ae/pNrjSO

A: Adam Bradford

==========

Việc gây mê.
Vào ngày 28 tháng 5 năm 2016, một cậu bé 3 tuổi (danh tính chưa rõ) đã rơi xuống chuồng nhốt khỉ đột tại vườn thú Cincinnati.
Những con khỉ đột này đã được các nhân viên huấn luyện cách phản hồi tín hiệu đi vào trong một khu chuồng con tách biệt. Tuy nhiên, chỉ có hai con cái nghe lời và con đực, Harambe (theo tên một bài hát của Rita Marley) thì đi lại gần cậu bé.
Dường như bị kích động bởi tiếng la hét của du khách thăm quan, Harambe bắt đầu thể hiện những hành vi mang tính chất hung hăng và đe dọa với cậu bé. Khi con khỉ bắt đầu kéo đứa bé ra khỏi vũng nước, quản lý vườn thú đã quyết định bắn chết Harambe. Một viên đạn súng trường là đủ để kết liễu chú khỉ đột này.
Những kẻ xem quá nhiều phim ảnh bắt đầu chỉ trích vườn thú và một mực tin rằng việc sử dụng súng gây mê sẽ giúp cho câu truyện này trở nên có hậu hơn.
Bạn thấy đấy, ở trong phim, đạn súng gây mê có thể được sản xuất hàng loạt một cách dễ dàng như viên đạn bình thường. Ngoài ra, dù viên đạn có trúng vào bộ phận nào đi nữa, đối tượng cũng sẽ bị gây mê chỉ trong vài giây và đôi khi là ngay lập tức.
Trên thực tế, đạn gây mê cần phải được làm riêng cho từng đối tượng một. Nếu như liều lượng không đủ – mục tiêu sẽ không bị gây mê, nếu như liều lượng quá cao – mục tiêu sẽ chết. Thêm vào đó, tùy theo loài động vật bị bắn, hóa chất được sử dụng và vị trí trúng đạn, thuốc mê cần khoảng thời gian từ một tiếng trở lên để thoát hết khỏi phi tiêu gây mê và lan theo đường mạch máu. Con vật bị bắn cũng sẽ không đột nhiên chuyển từ cảnh giác sang bất tỉnh đâu – chúng sẽ dần dần lịm đi, giống như lúc say.
Thậm chí trong trường hợp khả quan nhất: bất tỉnh sau một vài phút; khả năng mục tiêu bị hoảng sợ hay kích động ngay sau khi trúng đạn là rất cao. Đây là điều không thể chấp nhận được nếu như đứa bé vẫn đang ở trong chuồng (Harambe lúc này còn đang nắm lấy cậu bé cơ).
Đó là lí do tại sao tôi thấy cực kỳ bực mình. Việc mô tả súng gây mê trên phim ảnh diễn ra nhiều và nhất quán đến mức những người xem phim nghĩ rằng đời thực cũng y như vậy và gây ảnh hưởng đến sự an toàn của những người khác.
———-
Comment của Jennifer Quail:
Một điều nữa mà phim ảnh không thể hiện được: Súng bắn thuốc mê cực kỳ thiếu chính xác khi so với súng bình thường. Ngoài ra, loại thuốc mê mà các sở thú sử dụng CỰC KỲ nguy hiểm. Chỉ có những bác sĩ thú y có giấy phép mới được sử dụng nó và quy trình làm việc an toàn thì cực gắt gao. Ít nhất một người trong đội bắt thú cần phải được huấn luyện CPR (Hồi sức tim phổi) bởi vì con người có thể chết nếu như hấp thụ thuốc qua da (bị ngừng hô hấp). Đây lại là một thứ phi thực tế khác trong phim: “Một người bình thường khi trúng đạn gây mê của động vật chỉ bị ngất đi thôi, không bị quá liều thuốc gây mê CNS(Centrai Nervous System – Hệ thần kinh trung ương) đâu”. Nếu như bắn trượt khi sử dụng súng thường, người đang gặp nguy CÓ THỂ sẽ mất mạng. Nếu như bắn trượt khi sử dụng súng gây mê, người đó khả năng cao là SẼ chết. Một đứa trẻ con dính phải liều thuốc gây mê của một con khỉ đội Lưng bạc ư? Chết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *