–Có rất nhiều kiểu người đọc, theo độ tuổi thì có người đọc trẻ, người đọc già; t…

Người đọc sách lớn tuổi là những ai?

Có rất nhiều kiểu người đọc, theo độ tuổi thì có người đọc trẻ, người đọc già;theo cách đọc sẽ có đọc lướt nắm thông tin, đọc nghiền ngẫm nghiên cứu cho đến những con “mọt sách” đọc muốn nát cả gáy sách,.. còn có những người đọc chỉ đọc văn học, cũng có những người dọc chỉ thích đọc sách nghiên cứu.. Còn tôi, tôi thích một người đọc “lớn tuổi”, khái niệm lớn tuổi này không chỉ điểm vào độ tuổi mà còn là phong các đọc hay quan điểm sống của chính người đọc đó.

1. Người đọc sách lớn tuổi là những ai?

Với tôi, có thể họ sẽ là những người đọc “có tuổi” thật, hay họ là những người có “tuổi đọc” thâm niên, họ có phong cách đọc riêng rất đặc biệt.
+ Người đọc “có tuổi”:
Với những người đọc có tuổi, khi họ đọc sách, ta thấy được toàn bộ con người – cuộc đời của họ qua cách mà họ đọc. Nhìn từ xa đến gần, dáng vẻ mang chất thời gian, đôi tay nhăn nheo với những vết sẹo có từ thời trẻ hay luôn khư khư với cái ấm trà luôn nghi ngút những dòng hơi nước tỏa ngát hương.
+ Người có “thâm niên đọc”:
Có thể nói đây chính là những “mọt sách” chính hiệu. Mê đọc sách từ trong trứng! Đọc từ nhỏ, chắc có thể từ khi mới đẻ luôn cũng có khi! Đọc có truyền thống! Đọc mọi lúc mọi nơi! Thiếu hơi sách thì không chịu được. Đôi lúc lại khệ nệ những chồng sách to mỗi khi đi Hội Sách, Đường Sách.
+ Người có “phong cách đọc”
Đọc sách cũng có cái “chất” ở trỏng? và cũng phải đọc theo cái cách mà chỉ họ mới đọc được theo cái cách đó thôi. Có một anh bạn tôi quen, chỉ đọc sách được ở trong Toilet và quyển sách sẽ như 1 quyển sổ nháp chi chít ghi chú đủ thể loại! Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng lại thực tế đến mức người ta thấy bình thường. Giống như cái thương hiệu “đi đường quyền” chỉ có ở cái cô tay cầm 5tr, tay kia cầm 10tr vậy đó! Còn với bạn tôi, đó là “chỉ đọc sách trong Toa – lét”. Hay ở 1 cái case khác, đó là tôi, tôi chỉ đọc khi nằm 1 cái tư thế “mèo treo ngược cành cây” – theo cách tui gọi là như thế, ở cái tư thế vô cùng kì dì mà mẹ tôi đã đánh tôi không biết bao nhiêu lần nhưng không bỏ được! Còn nhiều loại “phong cách đọc” lắm! nhưng nói chung lại thì đây là loại người đọc người ta nhìn vô sẽ thấy một cái kiểu đọc chỉ họ mới có.

2. Sự khác biệt giữa “một người đọc lớn tuổi” và một người đọc bình thường?

Ở người đọc bình thường, có thể là đọc sách giải trí, cho vui hay đọc theo phong trào,… tất cả đều tốt nhưng với tôi đó chưa đủ, chưa có tình yêu “thâm kín” dành riêng cho những quyển sách mà đó chỉ dừng lại ở một thứ tình cảm đại trà như mấy câu thả thính vu vơ ở cái ứng dụng tin- gì gì đấy!
Ở “người đọc lớn tuổi”, tôi tìm thấy…

– NHỮNG CÁI RIÊNG.

Nếu bạn nhìn vào 1 cụ già đang đọc sách, bạn có thấy mình trong đó không? bạn có tưởng tượng về tương lai của mình không? Bởi ở những cụ, đọc sách là tổng kết, là chắt lọc, là kiểm chứng và là nhìn lại những gì đã qua. Đọc sách thể hiện một “mảnh đời” của họ.
Cái riêng đó còn thể hiện ở cái chất của một người đọc độc lập, họ tự do như chú chim bay giữa biển chữ, như chú mèo ung dung cuộn mình bên khung cửa sổ đầy nắng ấm, hay như những chú kiến chăm chỉ, cẩn trọng bò qua từng con chữ, hay chăm chú như một chú báo, sư tử đang dõi theo con mồi mà chờ vồ dập lấy..

– ĐỌC NHƯ MỘT PHẦN CỦA CUỘC SỐNG CỦA HỌ

Họ không phải “chỉ đọc” mà còn nhiều hơn thế! Họ đọc vì bản thân họ cảm thấy được là chính mình khi đọc. và khi đọc, họ được là chính mình.
Cá tính?
Quan điểm?
Góc nhìn?
Nhân cách?
hay thậm chí là cái tôi bên trong họ! đều được bộc lộ.
Bạn hiếm khi có thể thấy được ai đó đọc thứ gì đó chung, cùng nhau! Vì đó là sự xung đột giữa những con người khác nhau… họ tôn trọng nhau, nên ít họ xâm lấn vào thế giới riêng của nhau!

3. Hình ảnh “một người đọc sách lớn tuổi”

Cuộc sống, đôi khi dài như dòng sông, rộng như biển lớn,
Nhưng cũng nhỏ xíu như một cái ao, cạn như chén rượu tàn…

Ở đó bao nhiêu cảnh người, thì ấy lại có bấy nhiêu người đọc đặc biệt?
Bạn có thể bắt gặp họ ở tất cả mọi nơi, bởi ở rừng mà, thiếu gì cây lá…
Mỗi người đọc cũng chính là một màu sắc đơn nhất, cô đơn nhưng lại đẹp đến xuyến xao, chẳng ngôn từ nào có thể mô tả được…

Bạn,
đã là “một người đọc lớn tuổi” chưa?

Nguyên Đức, 19.08.2020
#story #30phut_đọc_sách

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *