Trận Đát La Tư – thất bại thảm hại của triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Trung Hoa (n…

Trận Đát La Tư – thất bại thảm hại của triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Trung Hoa (nhà Đường) trước đế chế Hồi Giáo

Trận Đát La Tư – thất bại thảm hại của triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Trung Hoa (nhà Đường) trước đế chế Hồi Giáo.
Trận chiến Talas (Đát La Tư) vào năm 751 là một cuộc xung đột giữa triều đại Hồi giáo Abbas và nhà Đường (Trung Quốc) nhằm giành quyền kiểm soát Trung Á. Vào tháng 7 năm 751, người Abbasid bắt đầu một cuộc tấn công lớn chống lại Trung Quốc trên bờ sông Talas; 40.000 quân Hồi giáo gặp 3 vạn quân Đường (10.000 quân tinh nhuệ Trung Quốc và 20.000 lính đánh thuê Karluk) Trong số 10.000 quân Đường, chỉ có 2.000 sống sót trở về.
Nguyên nhân thất bại là do các lính đánh thuê Karluk bỏ chạy và đồng minh Ferghana đột ngột rút quân, vốn ban đầu họ là những người ủng hộ Trung Quốc. Các lực lượng Karluk chiếm hai phần ba của quân đội nhà Đường, đã đào ngũ khỏi liên minh Trung Quốc và đổi sang phía Hồi giáo khi trận chiến đang diễn ra. Việc quân Karluk tấn công quân đội nhà Đường từ phía sau và quân Ả Rập tấn công từ phía trước khiến các binh sĩ nhà Đường không thể giữ vững vị trí của họ. Tư lệnh quân Đường, Cao Tiên Chi nhận ra rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi nên tháo chạy khỏi chiến trường. Mặc dù thua trận, Cao Tiên Chi đã gây tổn thất nặng nề cho đội kỵ binh Ả Rập cố gắng truy kích mình. Sau trận đánh, Cao tướng quân dự tính tổ chức 1 cuộc phản công nhưng vào năm 755, loạn An Sử nổ ra, tất cả quân Đường đồn trú ở Trung Á được lệnh quay về Trung Nguyên đè bẹp cuộc nổi loạn.
Vào cuối những năm 740, quân đội Trung Hoa làm chủ Kabul và những tỉnh Kashmir của ấn Độ. Nhưng những chiến thắng đó đã không thể kéo dài thêm được nữa khi họ tiến đến khu vực sông Talas. Các cuộc xâm lược của Đạo hồi xuyên qua Ba Tư và Trung Á cùng với sự mở rộng về hướng tây của triều Đường dẫn tới cuộc chạm trán giữa những kẻ xâm lược – trận chiến sông Talas – Trận đánh duy nhất giữa đế quốc Ả Rập Hồi giáo và đế quốc Trung Hoa.
Chỉ huy quân Đường là Cao Tiên Chi, người đã thành công trong các trận chiến tại khu vực Gilgit và Ferghana. Các tín đồ Đạo Hồi được dẫn dắt bởi Ziyad ibn Salih, người đại biểu cho Abu Hồi giáo (những người Ba Tư chuyển sang Đạo hồi), với 40, 000 Ghazis (những quân nhân bị mê hoặc bởi lời hứa của Đạo hồi về sự giàu có, phụ nữ hay tử vì đạo). Họ đến Trung Quốc để tiến hành một cuộc chiến chống lại người Trung Hoa. Khi quân đội Ả Rập tiến từ phía nam về phía sông Talas, Tổng quan Cao Tiên Chi đã quyết định tiến về phía Aulie- Ata trên sông Talas với mười ngàn quân gồm kỵ binh và bộ binh.
Ngày 10 tháng bảy năm 751, hai đội quân gặp nhau tại bờ sông Talas. Kỵ binh nặng Trung Hoa bước đầu có vẻ chiếm ưu thế trước kỵ binh Ả Rập, nhưng người Ả Rập lại có được thoả thuận với những người Qarluq (Thổ nhĩ kỳ) trong hàng ngũ quân đội Trung Hoa, bằng việc hứa cho họ sự giàu có và tự do để đổi lấy việc theo Đạo hồi và phản bội những người chủ Trung Hoa của họ.
Người Qarluq có sẵn ý muốn chống lại người Trung hoa để thoát khỏi lệ thuộc nên nhìn nhận điều này như một cơ hội. Người Qarlug sau đó giữ vai trò chính trong việc thuyết phục những bộ lạc Thổ nhĩ kỳ Seljuk theo Đạo Hồi. Trong lúc trận đánh đang diễn ra, quân đánh thuê Qarluq đã mở một khe hở trong phòng tuyến của mình và cho phép người Ả Rập lội qua chỗ cạn, giúp họ bao vây và tiêu diệt một phần quân đội Trung Hoa.
Các cung thủ Qarluq tiến hành bao vây đoàn hậu cần, quân lương cùng quân dự bị nhà Đường và trút mưa tên lên đầu họ. Sau đó, người Ả Rập bắt đầu tàn sát, chặt đầu kẻ thù và đem diễu hành trước quân địch. Người Trung Hoa chưa từng đối đầu với chiến thuật chiến tranh rùng rợn như vậy, quá bàng hoàng, bắt đầu rơi vào hỗn loạn. Họ bỏ chạy tán loạn làm thế trận trung quân tan vỡ, nhanh chóng bị các đợt tấn công của kỵ binh nặng Ả Rập ghiền nát. Như vậy nhờ mưu kế và tính tàn bạo kết hợp trong cuộc tấn công của người Ả Rập và những kẻ phản bội Qarluq, người Trung Hoa đã gặp một thất bại cay đắng. Sau đó, quân Qarluq cướp bóc tất cả những gì có thể và rút về thảo nguyên.
Người Ả Rập bắt được khoảng mười ngàn tù binh Trung Hoa cùng Đồng minh, đưa họ về Samarqand và xa hơn nữa. Họ cũng khai thác các phát minh của Trung Hoa trong vây hãm thành trì, máy bắn đá,… những công cụ đã tỏ ra rất hữu ích khi họ tấn công các thành phố của người Byzantine sau này.
Theo Wikipedia (có sửa chữa và bổ sung)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *