Trả lời: Brad Le, học tại Đại học cộng đồng Mt. Hood, Gresham, OR (2021)
Link gốc: https://qr.ae/pN2C6O
Có một trò chơi tên là “The Witcher 3”, vào một thời điểm trong game, bạn gặp Vua Radovid đệ Ngũ của Redania. Radovid được game miêu tả như một thiên tài quân sự. Trong lần gặp mặt đầu tiên bạn thấy ông ta đang chơi cờ.
“Chúng nói nó là trò chơi của đế vương. Cờ vua dạy người ta tư duy chiến lược. Rặt những rác rưởi! Hai bên có những quân cờ giống hệt nhau, quy tắc bất biến không thay đổi. Làm sao thứ này có thể phản ánh đời sống thật?”
Quan điểm này cũng được phản ánh qua sự thật lịch sử luôn.
Theo Wikipedia, các quốc gia có lực lượng quân sự khác nhau xuyên suốt thế chiến.
Mỹ có 16 triệu người, Đức 13 triệu, Liên bang Xô-viết 35 triệu và Nhật Bản có 6 triệu.
Nhật Bản dù lực lượng mỏng hơn Mỹ lại thể hiện sức mạnh đáng sợ. Thêm nữa, một vài quốc gia rất sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề trong một số trường hợp nhất định.
Nhật Bản dù lực lượng mỏng hơn Mỹ lại thể hiện sức mạnh đáng sợ. Thêm nữa, một vài quốc gia rất sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề trong một số trường hợp nhất định.
Lính Anh tạo những cỗ xe tăng bù nhìn để đánh lừa tình báo địch.
Cách con người chiến đấu cũng thay đổi và tiến hóa dần dần. Lấy ISIS làm ví dụ, họ có một lịch sử về cách đặt bom trên đường và đánh du kích.
Lính Mỹ thì ngược lại sử dụng hệ thống logistic mạnh mẽ với không kích và việc huấn luyện bài bản.
Vậy đó, tôi nghĩ cờ vua thực sự mang lại cho ta một mức độ hiểu biết quân sự nhất định qua việc dạy ta một vài khái niệm cơ bản. Như, đôi khi bạn phải thí quân để đạt mục tiêu, dự đoán nước đi của kẻ thù là điều tiên quyết, hay bảo vệ người lãnh đạo là việc quan trọng. Tóm lại, không phải phương tiện giúp ta hiểu về chiến tranh nhưng có thể dạy ta vài cách tư duy hữu ích.
P/s : Kiện tướng cờ vua không thành tướng tài được nhưng ông giáo dạy Lịch sử thì có thể nhé