Zeus và tôn giáo Hy LạpThần hệ và những tranh đấu giữa các thế hệ thần thánhTừ cái t…

Zeus và tôn giáo Hy Lạp

Zeus và tôn giáo Hy Lạp
Thần hệ và những tranh đấu giữa các thế hệ thần thánh
Từ cái tên Zeus đã nói lên bản chất của ông: một vị thần trời Ấn-Âu. Theo Homer, lãnh thổ Zeus nhận được là “thiên đường rộng lớn giữa không trung và những đám mây.” Thiên tính của ông được xác nhận qua vô số đám cưới với những nữ thần bản địa khác nhau.
Tuy nhiên, Zeus không giống với những vị thần trời Ấn-Âu cổ đại khác, ví dụ như Dyaus của Vệ Đà. Ông chẳng những không tạo ra vũ trụ mà thậm chí còn không nằm trong nhóm thần thánh nguyên thủy Hy Lạp.
Theo Hesiod, thủa ban đầu chỉ có Hỗn Loạn, rồi từ đâu đó nổi lên Gaea (Mặt Đất)và Eros. rồi Gaea “mang bầu một sinh vật ngang bằng với bà, có thể phủ kín bà hoàn toàn, chính là Uranus lấp lánh (Bầu trời).” Hesiod mô tả Uranus, “tất cả khát khao yêu đương, ông mang theo màn đêm tiến tới và bao phủ Mặt Đất.” Kết quả của cuộc hôn phối này là một thế hệ thần thánh thứ hai, các Uranide: 6 Titan và 6 Titanide, 3 Cyclope một mắt, và 3 Người khổng lồ có trăm cánh tay.
Uranus ghét lũ con này “từ ngày đầu tiên,” và ông giấu chúng trong người Gaea. Tức giận, vị nữ thần tạo ra 1 cái liềm lớn và bảo bọn trẻ cần phải trừng phạt cha. Không đứa nào nói một lời vì quá sợ, chỉ có Kronos là nhận làm. Và khi Uranus tiến đến “muốn chọc vào cơ thể Mặt Đất trong cơn say,” Kronos đã thiến ông bằng cái liềm. Từ vũng máu chảy xuống người Gaea sinh ra 3 Erinye, những nữ thần báo thù, những người khổng lồ, và những nữ thần của những cây tần bì. Cơ quan sinh dục của Uranus bị ném xuống biển và sinh ra Aphrodite.
Phân đoạn này đại diện cho phiên bản bạo lực của thần thoại cổ xưa về việc tách trời và đất, một thần thoại tìm thấy ở nhiều tầng lớp văn hóa khác nhau. Việc thiến Uranus đặt dấu chấm hết cho việc sinh sản không ngừng. Việc thần sáng thế bị con trái cắt xẻ là chủ đề phổ biến. Hesiod có thể biết rõ về các truyền thuyết phương Đông này. Kronos sau đó thay thế vị trí của cha, cưới người em Rhea và có 5 người con: Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon. Nhưng vì ông đã học được bài học từ Gaea và Uranus về những đứa con, Kronos nuốt lũ trẻ ngay khi chúng chào đời. Bực mình, Rhea nghe theo lời khuyên của Gaea, một hôm khi bà sinh ra Zeus, bà đến Crete và giấu đứa bé trong một cái hang bất khả nhập. Rồi bà bọc một hòn đá to bằng tã lót và đưa cho Kronos nuốt.
Đến tuổi trưởng thành, Zeus bắt cha phải nôn các anh chị em của ông ra, dồng thời cũng thả tự do những người anh em của cha ông đã bị Uranus xích lại. Với lòng biết ơn, họ dâng cho ông sấm và chớp, với vũ khí mới Zeus giờ có thể ra lệnh cho “cả người phàm và những vị thần bất tử.” Nhưng phải chinh phục Kronos và các Titan trước. Cuộc chiến tiếp diễn không ngững trong 10 năm đến khi Zeus và các vị thần trẻ theo lời khuyên của Gaea tìm đến những Người khổng lồ trăm tay bị Uranus giam hãm dưới địa ngục. Ngay sau đó các Titan bị đánh bại hoàn toàn và bị nhốt dưới địa ngục Tartarus dưới sự canh gác của những Người khổng lồ trăm tay.
Sự mô tả trận chiến Titan mang lại ấn tượng về giai đoạn tiền vũ trụ. Chiến thắng của Zeus đối với các Titan – những kẻ là hóa thân của sức mạnh và bạo lực một cách thái quá – tương đương với một cách tổ chức vũ trụ mới. Theo một nghĩa nào đó, Zeus sáng ạo ra một thế giới mới. Tuy nhiên, sự sáng tạo này bị đe dọa trong vài trường hợp. Trọng một đoạn văn mà từ lâu bị cho là được thêm vào, nhưng tính chân thực mới được chỉ ra bởi biên tập viên gần đây nhất của Theogony (Thần hệ), một quái vật gọi là Typhon, con của Gaea và Tartatus, nổi dậy chống lại Zeus. “Từ những bên vai hắn mọc ra một trăm cái đầu rắn, những con rồng khủng khiếp, thè ra những cái lưỡi đen ngòm; và từ mắt hắn … phát ra ánh sáng như lửa,” v.v. Zeus đánh hắn với lưỡi tầm sét và đẩy hắn xuống địa ngục Tartarus. Cuối cùng, theo trận chiến Người khổng lồ, một phân đoạn không được Homer và Hesiod biết đến, nhưng được đề cập lần đầu bởi Pindar, những người khổng lồ sinh ra bởi Gaea và máu của Uranus nổi dậy chống lại Zeus và những người anh em. Apollodorus thêm vào rằng Gaea mang bầu những người khổng lồ để trả thù cho các Titan và sau khi những người khổng lồ bị lật đổ thì bà sinh ra Typhon.
Những mưu mô của Gaea chống lại quyền tối cao của Zeus biểu hiện sự bế tắc trong những nỗ lực của một vị thần nguyên thủy đối với việc sáng tạo vũ trụ hay với việc lập nên một trật tự mới. Tuy vậy, vẫn là do Gaea và Uranus mà Zeus có thể giữ được quyền lực tối cao, và do đó đặt dấu chấm hết cho sự tiếp nối bạo lực của những triều đại thần thánh.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *