Tôi muốn học cách tranh luận như một người lớn – không hề rơi một giọt nước mắt nào.
Tôi đã luôn là một người mẫn cảm và tôi luôn có thói quen rơm rớm nước mắt mỗi khi có một cuộc tranh luận người lớn. Tôi đã như thế từ đó tới giờ và tôi nghĩ đều là do ba tôi luôn lên giọng với tôi thay vì từ tốn giải thích khi tôi còn nhỏ. Kiểu, đó là cách mà não bộ của tôi phản ứng nếu có ai chỉ trích tôi dù chỉ theo một cách nhẹ nhàng. Tôi đã kể chuyện này với chuyên viên tâm lý nhưng họ chỉ trả lời đơn giản là có những người dễ xúc động hơn người khác và tôi cũng đồng ý là đôi khi nhạy cảm cũng là một điều tốt, nhưng tôi thấy trong mấy cuộc tranh luận đơn giản như những người lớn với nhau thì đâu phải là lúc để chúng ta đa sầu đa cảm như vậy. Tôi muốn mình có thể tiếp thu những lời chỉ trích và thảo luận mọi thứ không cần phải phản ứng mạnh tới thế. Nên là hãy cho tôi biết làm thế nào để đừng dễ xúc động trong những lúc không nên?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/goqjjv
_____________________
u/cjwyatt (308 points)
Có vẻ như vấn đề ở đây là những cuộc đối thoại đó đang đe doạ tới lòng tự tôn của bạn, và bạn bị đả kích ngay lập tức. Cho nên sẽ có hai điều: phản ứng của bạn và nước mắt của bạn khi bạn cố cất tiếng.
Những giọt nước mắt là kết quả của sự phản ứng nên chúng ta sẽ chú trọng tới vấn đề phản ứng cảm xúc của bạn. Tại sao những sự chỉ trích lại nguy hiểm với sự tự tôn của bạn tới thế? Bạn có thể nhìn nhận bản thân là một người không hoàn hảo hoặc không được ưa chuộng nhưng vẫn xứng đáng được yêu thương không? Bạn có thể thừa nhận sai lầm và nhìn nhận nó như một cơ hội để tiến bộ hơn là một sự thử thách về giá trị bản thân không?
Nếu cha cậu từng la hét vào mặt bạn, ông ấy đang khiến những lời chỉ trích biến thành những thứ phá huỷ cái tôi của bạn. Đó là vấn đề ở đây. Bạn phải cải thiện (cách nhìn của bạn về) giá trị của bản thân.
Tôi đoán là vậy.
>u/Ducknana (118 points)
Lời của cậu như đang dành cho tôi vậy. Tôi nghĩ là tôi tự đánh giá bản thân khá tốt, tôi biết mình sai ở đâu nhưng chỉ cần có ai lôi những lỗi của tôi lên là tôi sẽ phản ứng như vậy ngay lập tức. Tôi chắc chắn sẽ cải thiện vấn đề về giá trị cá nhân và sẽ chấp nhận việc mình sẽ mắc lỗi như những người khác, cũng như việc tôi không hoàn hảo. Cảm kích cậu lắm nhé.
_____________________
u/redditswordfish (52 points)
Theo cậu “những cuộc đối thoại nghiêm túc” là gì, và khi cậu nói “dễ xúc động” là đang nói tới việc cậu cảm thấy những cảm xúc nào đó hay chỉ là khóc và xấu hổ chẳng vì lý do gì cả?
Tôi đã từng có cái kiểu thứ hai. Hồi đó tôi chỉ cảm thấy “dễ xúc động” khi nói về những thứ tôi cảm thấy không chắc chắn. Cảm xúc cá nhân này, rồi về tài chính, về vị trí xã hội, chính trị, vân vân. Chẳng ai phán xét tôi và cũng chẳng có gì khiến tôi phải cảm thấy tồi tệ, nhưng tôi vẫn run rẩy khi nói về những thứ nhất định. Có thể cậu cần luyện tập nhiều hơn về việc có khả năng cậu sẽ bị tổn thương/xúc phạm nơi công cộng. Đó là điều đã giúp tôi đó. Tôi nhận ra rằng khả năng chấp nhận tổn thương cũng là một kỹ năng mềm mà tôi vẫn chưa nắm được. Tôi luyện tập bằng việc thảo luận về những thứ khiến tôi ngẫu nhiên rơi nước mắt vì nó cho tới lúc những đề tài đó trở nên chán ngấy và thường nhật và tôi không còn rơi nước mắt nữa.
>u/Ducknana (31 points)
Ý tôi là khi có ai nói cậu kiểu dạo này cậu gắt gỏng quá hoặc cậu thô lỗ với ai đó và người ta gọi cậu ra để nói về chúng. Tức là những thứ cậu làm trong vô ý ấy. Tôi muốn học cách lắng nghe và nhận chỉ trích (nếu tôi cũng thấy như vậy) và trả lời đơn giản rằng “cảm ơn vì đã nhắc, tớ sẽ cải thiện” và thế là xong. Tôi nghĩ là tôi cũng muốn học cách nhận chỉ trích nữa.
_____________________
u/linuxhiker (20 points)
Đừng nghĩ về nó như một thứ nhắm tới bạn. Bạn đang cố giải quyết vấn đề. Thế thôi. Nếu cậu có thể nghĩ về nó như đang giải quyết vấn đề thì cậu sẽ có thể tách rời phần cảm xúc và để mặt lí trí lên tiếng.
_____________________
u/rococorodeo (12 points)
Tớ cũng vậy nhưng tớ dần cũng cải thiện được, thật. Tớ học được cách thành thật với người khác lúc thích hợp và để họ biết mà lắng nghe lời tớ nói. Tớ chỉ khóc “khi tức tối”. Sẽ có những người không hiểu được cậu và sẽ rất tệ khi phải giải quyết vấn đề với họ, nhưng qua từng lần giải quyết vấn đề thì cục nghẹn trong họng cậu sẽ dần nhỏ đi. Cho dù cậu có khóc và không dừng cái phản ứng tự nhiên đó lại được cũng hãy thúc đẩy bộ não vượt qua cái phản xạ có điều kiện đó (chứ không phải ngăn chặn) để tới được giai đoạn thứ hai (cách đối phó mà cậu tự rút ra từ những lần trước) nhanh hơn.
>u/coralbluesemigloss (9 points)
Tôi tới đây để nói điều này. Một khi tôi không còn sợ chuyện rơi nước mắt nữa thì tôi cũng không còn rơi nước mắt không kiểm soát trong những lần đối thoại gay gắt nữa.
Để người khác biết được rằng đó chỉ là một phản ứng tự nhiên là một điều hữu ích. Tôi thường gạt những giọt nước mắt đi và nói “đừng có quan tâm tới chuyện tôi đang khóc, tôi vẫn đang lắng nghe đây.” Vợ tôi và bạn bè tôi cũng dần quen với điều đó rồi.
_____________________
Bài đăng của bạn An cute trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/596251307951748
[Illustration: Ceneri / Vetta – Getty Images]