Tác giả nổi tiếng người Pháp nào được ghi nhận là người sáng tác câu văn dài nhất từng được xuất bản?
Trả lời: Alex Johnston, đọc văn học từ tuổi 12
Link gốc: https://qr.ae/pN27JP
Không ai cả.
Tác giả người Czech Bohumil Hrabal xuất bản cuốn tiểu thuyết năm 1964,Dancing Lessons for the Advanced in Age (tạm dịch : Bài học Khiêu vũ Nâng cao trong Thời đại), được viết bằng một câu dài vô cùng tận.
Cuốn tiểu thuyết Ducks, Newburyport của Lucy Ellmann hầu như được viết bằng một câu văn dài hơn 1000 trang.
Tiểu thuyết The Rotters’ Club(tạm dịch: Câu lạc bộ Những kẻ Mục rữa), cuốn tôi đã đọc, có một câu văn dài tận 13955 từ. Dù vậy, tôi chẳng nhớ nổi nó ra sao.
Vậy nên nếu có bất kỳ ai ghi nhận một tác gia Pháp nổi tiếng nào đó viết ra câu văn dài nhất từng được xuất bản thì họ sai cmnr.
Tôi đoán có ai đó đã nghĩ tới Proust.
Hành vi “kỳ dị” duy nhất của một tác gia Pháp tôi biết là cuốn La Disparition (tạm dịch: Biến mất) của Perec. Một cuốn tiểu thuyết 300 trang được viết mà không dùng bất kỳ chữ “e” nào.
Perec viết khá nhiều thứ kỳ dị, bao gồm một truyện ngắn dài hay tiểu thuyết ngắn ngắn Les Revenentes, trong đó, đúng vậy, ‘e’ là nguyên âm duy nhất.
Tôi khá quen thuộc với những tác phẩm của ổng. Thực ra tôi nghĩ tiểu thuyết La vie mode d’emploi (tạm dịch: Sổ tay cuộc sống) là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ trước.
Edit 1 :
Mấy ông nhà văn có cả một trường phái gọi là Oulipo (workshop of potential literature) chuyên nghĩ ra mấy trò giới hạn trong sáng tác cơ.
Lipogram, Univocalism hay Snowball poem ( thơ mỗi dòng một từ, từ sau dài hơn từ trước 1 ký tự).
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Oulipo
Edit 2: trong tiếng Pháp thì chữ ‘e’ là nguyên âm phổ biến nhất. Tuy nhiên chữ ‘e’ ko hẳn là người được chọn. Sau khi lượn 1 vòng wiki thì tớ tìm ra 1 số ví dụ khác:
Năm 2001, 1 tác giả người Canada đã viết cuốn tiểu thuyết tên ‘Eunoia‘(tựa đề chứa đủ 5 nguyên âm) gồm 5 chương. Chương 1 không có chữ ‘a’ nào. Chương 2 không có chữ ‘e’ nào. Cứ thế tiếp tục…
Trong tiếng Pháp thì năm 1816, J. R. Ronden viết 1 vở kịch ‘la Pièce sans A’ (The Play without A) tức là ‘Vở diễn không A’ không có chữ ‘a’ nào.
Năm 1853, Jacques Arago viết 1 phiên bản của cuốn sách Voyage autour du monde (Voyage around the world) mà không có chữ ‘a’ nào.
Hay bài thơ ‘Con quạ’ của Poe không có chữ ‘z’ nào nhưng ko ai chứng minh đc đây có phải chủ ý của ông hay không.
Trong tiếng Việt mình thì chữ ‘e’ không quá chuộng nhưng chữ ‘ê’ thì là thành phần khá quan trọng nên có lẽ dịch tác phẩm “Biến mất” của Perec không phải là vô kế khả thi :3
Ảnh: “Rituals”, u/iamnotfurniture, poster colour on paper,2020