Trả lời: Keck Medicine of USC, 500+ internationally renowned doctors at a leading academic medical center
LINK: HTTPS://QR.AE/PNRQZP
_________________________________
Hóa ra đường cũng không ngọt ngào lắm đâu. Bên cạnh việc gây ra bệnh béo phì và tiểu đường, ăn một chế độ ăn gồm chất béo bão hòa chứa đường sẽ dẫn đến sự bất thường của một số chức năng não, bao gồm khả năng ghi nhớ kém hoặc liên quan đến các hoạt động nhận thức. Đây là những gì bạn cần biết để tránh tình trạng “quá tải” đường.Nhưng không phải tất cả đường đều xấu cả.
Cơ thể chúng ta chuyển hóa hầu hết thức ăn thành đường. Đường tốt, hay còn gọi là glucose, đến từ cacbohiđrat như các loại bánh mì và mì ống. Chúng cung cấp năng lượng cho các tế bào trên khắp cơ thể chúng ta, bao gồm cả các tế bào trong não bộ.
Lọai đường thứ hai là fructose. Khi ăn trái cây và các loại rau củ, fructose sẽ vô hại, nhưng khi tiêu thụ trong các loại thực phẩm như các loại nước ngọt có ga, mật ong, và hầu như bất kỳ loại thực phẩm chế biến nào như gia vị, các loại sốt trộn salad hay đồ ăn vặt, fructose có thể gây bất lợi cho sức khỏe của chúng ta. Bà Kathleen Page (1), tiến sĩ, phó giáo sư y khoa lâm sàng tại Viện Y Học Keck (Mỹ) cho biết, fructose không có tác dụng kích thích các hormone, như insulin, một hormone rất quan trọng trong việc giúp chúng ta cảm thấy no.
Đường có thể gây nghiện.
Chỉ cần một chút đường cũng có thể kích thích não bộ giải phóng dopamine, một hóa chất tự nhiên trong não giúp chúng ta cảm thấy hưng phấn và tràn đầy cảm hứng. Nó cũng là một hóa chất khiến những người nghiện rượu và ma túy phải liên tục tìm kiếm sự phê pha. Trong một nghiên cứu của trường đại học Nam California (Mỹ), những người ăn thực phẩm chứa fructose sẽ cảm thấy đói bụng và thèm ăn nhiều hơn những người ăn thực phẩm chứa đường glucose.
“Chúng tôi cho những người tham gia nghiên cứu lựa chọn giữa việc được phục vụ thức ăn ngon ngay sau khi nghiên cứu chấm dứt hoặc sẽ nhận được tiền một tháng sau đó.” bác sĩ Page nói. “Khi những tình nguyện viên tiêu thụ fructose, họ sẽ sẵn sàng từ bỏ tiền để chọn có được những đồ ăn ngon có hàm lượng calo cao ngay lập tức hơn là khi họ tiêu thụ glucose.”
Đường làm lão hóa da.
Chúng ta không để đổ hết lỗi lên ánh nắng mặt trời. Quá nhiều đường sẽ phá vỡ collagen và elastin trong da, đồng nghĩa với việc ngăn chặn khả năng phục hồi của tế bào. Tệ hơn nữa là không có cách nào để khắc phục tình trạng lão hóa một khi những nếp nhăn đã hình thành sớm. Cách duy nhất là giữ lượng đường nạp vào ở mức tối thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn.
Đường làm tê liệt “bộ cảm ứng” báo hiệu chúng ta đã ăn quá nhiều.
Một thực tế mà ai cũng biết đó là chế độ ăn chứa nhiều đường sẽ làm chúng ta béo. Nhưng chỉ gần đây thì các nhà khoa học mới nhận ra rằng việc tiêu thụ đường mạn tính (2) sẽ làm tê liệt hệ thống anorexigenic oxytocin ở não, bộ cảm ứng có tác dụng ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Khi não bộ của chúng ta không tiết ra những hormone báo hiệu rằng ta đã no, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục ăn nữa.
Đường làm giảm nồng độ hormone BDNF.
Yếu tố cung cấp dinh dưỡng thần kinh cho não (BDNF) giúp não bộ chúng ta trong việc học tập và hình thành nên những ký ức mới. Khi mức BDNF xuống thấp, chúng ta không thể học thêm những điều mới mẻ. Trí nhớ của chúng ta giảm dần. Một số nghiên cứu (3) còn chỉ ra mối liên kết giữa BDNF thấp với bệnh Alzheimer, trầm cảm và mất trí nhớ.
Cai nghiện đường là có thật.
Loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn uống (4) của chúng ta có thể gây ra các phản ứng tương tự như cai nghiện ma túy – nghiến răng, bồn chồn, run rẩy và liên tục lắc đầu. Cách đầu tiên và quan trọng nhất để thoát khỏi sự phụ thuộc vào đường là sự thay đổi quyết liệt trong chế độ ăn uống. Cách tốt nhất để giảm lượng đường fructose là giảm tiêu thụ chất ngọt có đường, nguồn cung cấp fructose chính trong chế độ ăn uống của người Mỹ, tiến sĩ Page cho hay.
Nếu bạn đã sẵn sàng tìm hiểu các lựa chọn dinh dưỡng lành mạnh hơn, hãy xem xét việc gặp gỡ với một chuyên gia tiêu hóa (5) nào đó để thảo luận và xây dựng một kế hoạch cá nhân cụ thể cho mình.
(1): https://www.keckmedicine.org/find-a-provider/
(2):https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3175817/
(3): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17151862
(4): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12055324
(5): https://digestive.keckmedicine.org/