Q: Nhà phát minh nào sẽ bối rối nhất trước cách phát minh của họ đang được sử dụng n…

Nhà phát minh nào sẽ bối rối nhất trước cách phát minh của họ đang được sử dụng ngày nay?

Nhà phát minh nào sẽ bối rối nhất trước cách phát minh của họ đang được sử dụng ngày nay?
===============
A: Michael Karnerfors
Link: https://qr.ae/pNsBjB
Quý ngài Heinrich Rudolf H. đây.
Nhà phát minh người Đức này có thể sẽ cực kỳ bối rối.
Khi được hỏi về tầm quan trọng của một thí nghiệm Ngài đã thực hiện, Heinrich đã nói…
“Nó hoàn toàn không có ứng dụng gì hết […] đây chỉ là một thí nghiệm để chứng minh rằng Maestro Maxwell đã đúng — chúng ta có những sóng điện từ bí ẩn mà chúng ta không thể thấy bằng mắt thường. Nhưng mà chúng có mặt ở đó (xung quanh chúng ta).”
Khi được hỏi rằng ứng dụng thực tế của thí nghiệm này, Ngài trả lời…
“Chắc là không có đâu, tôi đoán vậy.”
Quý ngài Heinrich Rudolf Hertz đây vừa phát minh ra sóng vô tuyến*.
Nói rằng sự bức xạ và phát hiện ra sóng vô tuyến đã phần nhỏ nào định dạng xã hội hiện đại kể từ khi Hertz “phát minh” ra nó — hay theo lời của Ngài là: chứng minh các phương trình của Maxwell (vi.wikipedia.org/wiki/Phương_trình_Maxwell) trong thực tế — chính là tái định nghĩa khái niệm “nói giảm nói tránh”.
Và tôi cũng chắc rằng — nếu chúng ta đưa Ngài Hertz vượt thời gian tới thời nay — và cho Ngài thấy rằng ký hiệu “Hz” nằm trên hầu hết các thiết bị thông tin liên lạc (vi.wikipedia.org/wiki/Hertz), là hệ quả trực tiếp của Ngài và thí nghiệm của Ngài, thì Hertz không há hốc mồm thì cũng tròn mắt, để rồi đập đầu vào gối một cú thật ác liệt để tự trách móc sao vừa nãy mình lại có một câu trả lời thiển cận đến thế (đoạn “Nothing, I guess”)
———-
*: Đại khái vậy. Thiết bị mà Hertz chế ra không có tính ứng dụng nhưng là thiết bị chuyên dụng đầu tiên có thể truyền đi và phát hiện sóng vô tuyến.
===============
co-translator: Giao Bui
#175

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *