Graf Zeppelin – Khi bạn đú trend sai nước

Trong những ngày đầu tiên lên nắm quyền, Adolf Hitler quyết tâm xây dựng lại Reichmarine, sau là Kriegsmarine thành một hạm đội tầm cỡ thế giới, nhận thấy bọn láng giềng như Anh trà, Fap và cả Nhật lùn đều đã có mẫu hạm, Hitler cho rằng Đức cũng phải có vài chiếc để đú theo đám đó nên vào năm 1935, Hitler cử một phái đoàn sang Nhật nghiên cứu mẫu hạm Akagi để lấy tư liệu và 1 năm sau, Flguzeugträger A bắt đầu được xây dựng bởi công ti Deutsche Werke nhưng công việc bị trì hoãn do nơi đóng Graf Zeppelin được dùng để đóng Gneisenau và sau khi Gneisenau hoàn thành, cô mới được tiếp tục đóng. Đến năm 1938, Graf Zeppelin đã hoàn thành 80% và được hạ thủy, cô được đặt theo tên ngài Reichgraf Maximilian von Zeppelin .

Mặc dù có kích thước lớn nhưng Graf Zeppelin không thể mang theo nhiều máy bay do dàn vũ khí quá nhiều, phần khác là do cô quá nặng, nặng bằng lớp Essex. Graf Zeppelin có vận tốc thiết kế là 35 knots, nhanh hơn mọi mẫu hạm khác lúc đó. Không như các mẫu hạm Mĩ và Nhật cùng thời, cô có sàn đáp bọc thép giống Illustrious.

Ban đầu, Erich Raeder đề nghị Luftwaffe thiết kế một mẫu máy bay riêng cho Graf Zeppelin nhưng Goering từ chối với lí do nền công nghiệp Đức không thể tạo ra chúng cho đến năm 1946, nhưng Goering đã đề ra một giải pháp thay thế là cải tạo các máy bay Bf-109 và Ju-87 đồng thời nghiên cứu, chế tạo ra máy bay phóng lôi Fi-167, nhưng khi đang gần hoàn tất, dự án Fi-167 bị hủy và thay vào đó, họ biến Ju-87 thành máy bay phóng lôi

Graf Zeppelin được thiết kế để có thể đi đánh cướp tàu buôn và chống bọn máy bay “Cá Kiếm” của Anh, với ưu thế trên không, Graf Zeppelin có thể qua mặt 2 tay thợ săn mạnh nhất của Đức là Scharnhost và Gneisenau. Nhưng kì vọng nhiều rồi thất vọng cũng nhiều, và đó chính là nhiên liệu. 1 mẫu hạm như Zeppelin ngốn hết nhiên liệu còn nhiều hơn cả Bismarck trong cùng một chuyến đi. Người Nhật và Mĩ lúc đó sử dụng các tàu dầu đi theo hạm đội để tiếp nhiên liệu nhưng với Đức, đó là điều bất khả thi.

Do mâu thuẫn giữa Luftwaffe và Kriegsmarine, việc hoàn thành Graf Zeppelin luôn bị trì hoãn, cô có lúc phải làm kho chứa củi rồi bị đưa nhau đi trốn liên tục, và đến năm 1945, khi gần thất bại, Đức cố đánh chìm cô nhưng cô không chìm, bị quân Soviet bắt được và kéo về, sau đó cô bị đánh chìm khi làm mục tiêu tác xạ của hải quân Soviet năm 1947

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *