NHỮNG PHA HIGHLIGHT CỦA HERMANN GÖRING TẠI TOÀ ÁN NUREMBERG

Phải nói là mấy công tố viên phe Đồng minh trong Phiên toà Nuremberg có vẻ không thực hiện tốt công việc cho lắm, dẫn tới những tình huống rất “bất ngờ” trong phiên xử, điển hình như khi Hausser bị xét xử vào ngày 6 tháng 8 năm 1946, các công tố viên tố cáo ông vì những tội ác của Sư đoàn SS số 97 với 134… trong khi số sư đoàn SS cao nhất của Đức chỉ có 38.

Mayer, lúc đó đã cai nghiện morphine nên tỉnh táo hơn bao giờ hết, đã lợi dụng điều này và có những pha highlight đáng kinh ngạc trong suốt quá trình xét xử, như:

Toàn bộ cuộc đối thoại giữa Jackson và Göring ở đây cho bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn: http://law2.umkc.edu/…/proj…/ftrials/nuremberg/Goering1.html

Mình chỉ dịch một số đoạn hay nhất. Với bài chỉ trích đoạn thoại tại Toà Nuremberg thôi chứ không nói gì tới việc phản đối hay ủng hộ chế độ Đức Quốc Xã nhé.

_____

GÖRING: Liên quan đến câu hỏi của bên nguyên rằng tại sao những trường hợp này lại không được toà án Đức xét xử, bị cáo muốn nhấn mạnh rằng một nghị định có hiệu lực đã được thông qua bởi bị cáo và Frick rằng những người bị đưa đến trại tập trung sau 24 giờ sẽ được thông báo lý do tại sao họ bị đưa đến, và sau 48 giờ, hoặc sau một khoảng thời gian ngắn, họ có quyền kháng cáo. Nhưng điều này không có nghĩa là huỷ bỏ lệnh của bị cáo rằng việc kháng cáo có thể không được toà án Đức chấp thuận do phải “tạm giữ bảo vệ” họ để đảm bảo an ninh chính trị.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: “Tạm giam bảo vệ” có nghĩa là bị cáo bắt giữ những người không hề phạm bất cứ tội danh nào, những người mà chỉ vì bị cáo nghĩ họ có thể sẽ phạm tội đúng không?

GÖRING: Đúng. Những người bị bắt giữ và bị “tạm giam bảo vệ” là những người chưa phạm phải bất kỳ tội danh nào, nhưng bị nghi ngờ rằng sẽ phạm pháp nếu được thả tự do. Cũng giống như các biện pháp “bảo vệ” quy mô lớn mà các ông đang thực hiện ở Đức bây giờ vậy.

_____

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Giờ, như bị cáo đã biết, rằng Ernst không hề thú nhận rằng ba người này đã đốt toà Reichstag, và y khai rằng bị cáo với Goebbels đã lên kế hoạch và chuẩn bị các vật liệu cháy như photpho lỏng và dầu hoả đặt ở một lối đi ngầm để họ dễ dàng lấy, lối đi đó dẫn từ nhà bị cáo đến toà Reichstag. Những điều vừa rồi có đúng không?

GÖRING: Bị cáo không biết gì về lời thú tội của lãnh đạo SA Ernst cả, nhưng trước bị cáo có đọc qua một số câu chuyện bịa đặt từ mấy tờ báo lá cải nước ngoài, hình như từ tài xế của Rohm thì phải. Đấy là sau năm 1934.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Nhưng có phải có một con đường dẫn từ nhà bị cáo đến toà Reichstag, đúng không?

GÖRING: Có một con đường, một bên là toà Reichstag, một bên là Dinh tổng thống Đức, còn ở giữa là đường sắt cho tàu hoả chạy. Tiếc là nhà bị cáo không có nằm ở đấy.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Và, trong một khoảng thời gian ngắn sau đó, Ernst bị đem ra tử hình mà không thông qua bất kỳ phiên xử nào, và không có cơ hội để biện hộ cho mình, có đúng không.

GÖRING: Điều đó không đúng, vụ hoả hoạn Reichstag diễn ra vào tháng 2 năm 1933. Ernst bị xử bắn vào ngày 30 tháng 6 năm 1934, bởi vì y cùng với Rohm đã lên kế hoạch lật đổ chính phủ và chống lại Quốc trưởng. Y, vì vậy, có hơn 1 năm tư để biện hộ cho vụ hoả hoạn Reichstag, nếu có thể biện hộ được thì y đã làm rồi.

_____

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Bên nguyên đã hiểu từ lời khai của bị cáo – và bên nguyên nghĩ rằng bị cáo có thể trả lời “có” hoặc “không” cho câu hỏi này, và bên nguyên sẽ rất cảm kích nếu bị cáo làm vậy – tôi đã hiểu từ lời khai của bị cáo rằng bị cáo phản đối, và nói với Quốc trưởng rằng bị cáo phản đối, việc tấn công Nga tại thời điểm đó, có đúng không?

GÖRING: Chính xác.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Giờ, bị cáo phản đối vì bị cáo nghĩ rằng đấy là một bước đi nguy hiểm cho nước Đức, có đúng không?

GÖRING: Phải, bị cáo nghĩ rằng đây không phải thời điểm thích hợp để làm việc này, và nó nên được dời sang một thời điểm thích hợp hơn.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Nhưng tuy nhiên, bởi vì chế độ của Quốc trưởng, theo như toà nghĩ về bị cáo; THÌ BỊ CÁO KHÔNG THỂ CẢNH BÁO CHO NGƯỜI DÂN ĐỨC SAO, BỊ CÁO KHÔNG THỂ GÂY ÁP LỰC GÌ CHO CHÍNH PHỦ ĐỂ NGĂN HÀNH ĐỘNG ĐÓ SAO, BỊ CÁO CÒN KHÔNG THỂ TỪ CHỨC ĐỂ BẢO VỆ DANH TIẾNG CỦA MÌNH SAO?

GÖRING: Có quá nhiều câu hỏi cùng một lúc, bị cáo có thể trả lời từng câu một chứ?

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Trả lời riêng biệt, nếu bị cáo muốn.

GÖRING: Câu hỏi thứ nhất, bị cáo nghĩ, là tại sao bị cáo lại không nhân cơ hội cảnh báo cho người dân Đức về mối nguy hiểm. Bị cáo không có lý do gì để làm việc đó. CHÚNG TÔI ĐANG TRONG MỘT CUỘC CHIẾN TRANH, VÀ NHỮNG Ý KIẾN RIÊNG CỦA CÁ NHÂN, LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN LƯỢC, KHÔNG PHẢI LÀ THỨ ĐỂ ĐƯA RA TRƯỚC CÔNG CHÚNG TRONG THỜI CHIẾN. Bị cáo không nghĩ chuyện đó từng xảy ra ở bất kỳ đâu trong lịch sử thế giới. Thứ hai là về việc từ chức của bị cáo, bị cáo không muốn nói về chuyện này nữa, NHƯNG TRONG THỜI CHIẾN BỊ CÁO LÀ MỘT SĨ QUAN, MỘT NGƯỜI LÍNH, VÀ BỊ CÁO KHÔNG QUAN TÂM VIỆC Ý KIẾN CÁ NHÂN CỦA BỊ CÁO CÓ GIỐNG LÃNH ĐẠO HAY KHÔNG, BỊ CÁO CHỈ QUAN TÂM LÀ MÌNH ĐANG PHỤC VỤ CHO ĐẤT NƯỚC NHƯ MỘT NGƯỜI LÍNH.

Thứ ba, BỊ CÁO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT NGƯỜI SẼ TỪ BỎ MỘT AI ĐÓ, NGƯỜI MÀ BỊ CÁO ĐÃ TỪNG THỀ SẼ QUYẾT TRUNG THÀNH, MỖI KHI NGƯỜI ĐÓ KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI BỊ CÁO. Nếu như vậy thì bị cáo đã không phục vụ người đó ngay từ đầu rồi, bị cáo chưa từng nghĩ mình sẽ rời Quốc trưởng.

_____

[Liên quan đến một tập tài liệu năm 1935, khi từ “dọn dẹp” ám chỉ việc dọn dẹp vùng giao thông dân sự trong khu vực bị dịch sai thành từ “giải phóng” khu vực sông Rhine, tài liệu này được dùng trên phiên toà như bằng chứng rằng không giống như lời khai của Göring, việc chiếm đóng vùng Rhineland đã được chuẩn bị rất lâu từ trước]

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Huy động, chính xác rồi.

GÖRING: Việc đó, nếu bên nguyên còn nhớ, bị cáo đã nhấn mạnh rõ ràng trong lời khai của mình, rằng trong khu vực phi quân sự việc chuẩn bị cho huy động chung đã được thực hiện. Bị cáo đề cập đến việc quốc hữu hoá các trại ngựa, vâng vâng, bị cáo chỉ muốn nói thêm rằng toà đã hiểu lầm, “dọn dẹp Rhine” không liên quan gì đến Rhineland cả, chúng tôi chỉ dọn dẹp khu vực sông mà thôi.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Vậy, việc chuẩn bị này là nhằm mục đích chiếm đóng vũ trang Rhineland đúng không?

GÖRING: Không, hoàn toàn sai. Nếu Đức buộc phải tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh nào, dù là ở mặt trận nào đi nữa, giả sử là ở phía Đông đi, thì việc huy động phải được tổ chức ở khắp cả nước Đức vì lý do an ninh quốc gia, kể cả trong khu vực phi quân sự Rhineland; chúng tôi chỉ chuẩn bị để sẵn sàng huy động thôi, nhưng mục đích không phải để chiếm đóng Rhineland.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Ý bị cáo là việc chuẩn bị này không nhằm mục đích quân sự?

GÖRING: Mấy cái đấy là chuẩn bị chung để huy động thôi, nước nào mà chả làm vậy, và không phải nhằm mục đích chiếm Rhineland.

CÔNG TỐ VIÊN JACKSON: Vậy tại sao tài liệu này lại phải giữ bí mật trước những quốc gia khác.

GÖRING: Bị cáo không nhớ là mình đã từng đọc bảng công bố chuẩn bị huy động của Hoa Kỳ chưa nhỉ?

_____

Một điều khá thú vị là sau phiên toà này, việc đầu tiên Jackson làm trong ngày tiếp theo là yêu cầu Göring chỉ được trả lời “có” hoặc “không” cho tất cả các câu hỏi, và bất kỳ lời giải thích nào ngoài 2 câu trả lời đó sẽ dành cho việc lấy khẩu cung sau này.

_____

“Theo tất cả các sự kiện xảy ra trong 25 năm nay, từ các hội nghị, bài phát biểu, luật pháp, hành động và quyết định, bên Công tố tuyên bố rằng mọi thứ đều được sắp xếp có chủ ý ngay từ đầu theo trình tự không bị gián đoạn. Đây là một quan điểm sai lầm, hoàn toàn không có logic, và sẽ được xét lại một ngày nào đó bởi lịch sử, sau khi các thủ tục tố tụng ở đây đã chứng minh sự sai lầm của những cáo buộc này.

Ngài Jackson trong bài phát biểu cuối cùng, nói rằng các quốc gia ký kết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Đức, và vì sự đầu hàng vô điều kiện này chỉ đơn thuần là một tình trạng đình chiến hiện nay. Hiện giờ, luật quốc tế là của chung. Nó phải được áp dụng cho cả hai phía. Do đó, nếu những thứ đang được thực hiện ở Đức hiện nay, từ phía các cường quốc chiếm đóng, là được chấp nhận theo luật quốc tế, thì Đức trước đây ở vị trí tương tự, cũng có thể làm những việc này với Pháp, Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Nam Tư và Hy Lạp. Nếu giờ đây, Công ước Geneva không còn hiệu lực, nếu giờ đây ở tất cả các nhà máy của ngành công nghiệp Đức bị dỡ bỏ và tất cả các thành tựu thuộc mọi lĩnh vực của Đức bị mang đến các quốc gia khác, nếu giờ đây tài sản của hàng triệu người Đức bị tịch thu và nhiều hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và sở hữu của nhân dân Đức được phép diễn ra, vậy thì tất cả những gì mà Đức đã làm với những quốc gia nói trên không thể coi là phạm pháp luật quốc tế được.”

(Phát biểu của Göring ngày 31 tháng 8 năm 1946.)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *