4/8/1867 – 4/8/2020Đã 153 năm, kể từ ngày 4-8-1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời …

4/8/1867 – 4/8/2020Đã 153 năm, kể từ ngày 4-8-1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời …

4/8/1867 – 4/8/2020

Đã 153 năm, kể từ ngày 4-8-1867, cụ Phan Thanh Giản kết thúc đời mình bằng 17 ngày nhịn ăn và chén thuốc độc tự vẫn vì buồn đau, thương dân thương nước. Bi kịch đời cụ là bi kịch lịch sử cần được làm sáng tỏ. Và chuyện ấy đã thành sự thật.

Sau khi Phan Thanh Giản qua đời, vua Tự Đức hạ lệnh nghị tội ông cùng các đại thần khác đã để mất 6 tỉnh Nam Kỳ vào tay thực dân Pháp. Phan Thanh Giản bị truy đoạt chức quan, định tội trảm giam hậu, bị đục tên trên bia tiến sĩ. Đến năm 1886, vua Đồng Khánh mới ra sắc chỉ phục hồi chức sắc cho ông.
Suốt thời gian dài, Phan Thanh Giản bị phê phán là kẻ bán nước vì đã dâng thành Vĩnh Long, ký hòa ước bất lợi với thực dân Pháp. Tuy nhiên, các nhà sử học hiện nay đã có cách nhìn nhận công bằng hơn về những công trạng, tấm lòng vì nước, vì dân của ông.
Việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là lỗi hệ thống của cả triều đình nhà Nguyễn, của chế độ phong kiến Việt Nam đến hồi suy kiệt.
Cuối cùng, ông dặn con cháu chỉ ghi trên mộ của mình dòng chữ: Đại Nam hải nhai lão thư sinh tánh Phan chi cửu, nghĩa là: Người học trò già họ Phan ở góc biển Đại Nam, rồi đem linh cửu về chôn ở làng Bảo Thạnh (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre ngày nay).
FUN FACT: Theo sách “Kể chuyện lịch sử Việt Nam”, năm Phan Thanh Giản 20 tuổi, cha ông bị bắt giam vào ngục. Thương cha tuổi cao sức yếu, ông đến thành Vĩnh Long gặp quan Hiệp trấn để xin đi tù thay cha.
Không được chấp nhận, hàng ngày, ông đến ngục thất làm những việc nặng nhọc thay cha mình. Thấy Phan Thanh Giản là người con chí hiếu, sau khi cha mãn hạn tù, quan Hiệp trấn đã giúp ông ở lại địa phương để được học tập.
Tại đây, ông gặp người phụ nữ nhân hậu tên Ân. Bà này đã giúp ông tiền và cơm, áo… để tiếp tục theo đuổi việc đèn sách.
Ngoài ra, mình có biết một cuốn sách có nói những năm cuối đời của ông là Phan Thanh Giản – Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam hiện đại: Những năm cuối đời (1862-1867), yên tâm là không có 1 sự PR nào ở đây hết vì cuốn này sẽ khó có thể xuất bản nữa ??. Ông nào sở hữu cuốn này thì thuộc dạng sách quý hiếm rồi.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *