[DỊCH BỆNH VÀ CÁCH LY CỦA ĐẾ QUỐC OTTOMAN]

DỊCH BỆNH VÀ CÁCH LY CỦA ĐẾ QUỐC OTTOMAN

(Post theo đơn đặc hàng hôm qua và theo phong trào Covid-19 ?).

———

Nguồn:
Cuốn “Plague, Quarantines and Geopolitics in The Ottoman Empire” của Birsen Bulmuş.
Cuốn “Ottoman Medicine: Healing and Medical Institutions, 1500-1700” của Miri Shefer-Mossensohn.

(Nói trước mấy bữa nay t đang lười, nên bài sẽ ngắn lại và cắt xén bớt một mớ thông tin).

———

Mặc dù cả các lãnh đạo tôn giáo ở Ottoman và châu Âu thường phản đối việc áp dụng các biện pháp chống dịch, nhưng từ thế kỷ 16 trở đi, không thể chối cãi rằng châu Âu đã cho phép cách ly người bệnh trước Ottoman. Các nhà văn thời Phục hưng từ Boccaccio đến Fracastoro đã viết về bản chất truyền nhiễm của dịch hạch, và một số thành bang ở Ý vào thế kỷ 15 đã áp dụng biện pháp cách ly với những người mắc dịch hạch. Các quốc gia hàng hải ở châu Âu khác như Anh và Pháp cũng bắt đầu cho cách ly khoảng từ thế kỷ 16 đến 18 – đặc biệt là sau dịch bệnh nổ ra ở London năm 1665 và ở Marseilles năm 1720, khiến chính phủ các nước ban bố nhiều lệnh cấm nghiêm ngặt để ngăn các thuỷ thủ đem dịch từ nước ngoài về.

Thật tế thì vấn đề y tế ở Ottoman và các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông khác từ năm 1347 đến 1600 cũng không khác gì so với các nước châu Âu. Có thể thấy các học giả Hồi giáo như Al-Khatimah, Al-Khatib, Al-Yahudi, Bitlisi and Taşköprüzade,… đều có vốn hiểu biết về dịch bệnh Khoảng cách y tế và hiểu biết về dịch bệnh của châu Âu và Ottoman chỉ xuất hiện vào khoảng năm 1600 đến 1800 do sự xuất hiện của chủ nghĩa trọng thương và sự phát triển của thương mại hàng hải ở tây bắc châu Âu – những cải cách xã hội như cách ly trở thành những cải cách do chính phủ khi có nhiều thuỷ thủ mang mầm bệnh lạ về nước.

Tuy nhiên, Ottoman không áp dụng các biện pháp cách ly cho đến tận những năm 1830. Theo lẽ thường thì Ottoman phải phát triển các biện pháp phòng dịch sớm nhất vào thế kỷ 16, do những đổi mới xã hội và hành chính cũng đang diễn ra, và sự giao thương gần gũi của họ với Venice, Ragusa, và nhiều thành bang Ý khác đã bắt đầu cho cách ly người bệnh. Không có bất kỳ tài liệu quan chức nào cho thấy những cải cách kiểm soát dịch diễn ra vào thế kỷ 16. Tuy nhiên, các yếu tố địa lý khác cũng cần phải được xem xét, cải cách cách ly diễn ra ở châu Âu là để bảo vệ kinh doanh, thương mại qua biển, nhưng lại không liên quan nhiều đến Ottoman sau khi họ mất kiểm soát Địa Trung Hải, Biển Đỏ và Ấn Độ Dương và không muốn mở rộng ảnh hưởng ra Đại Tây Dương và Thái Bình Dương như các nước châu Âu. Các cộng đồng thuỷ thủ châu Âu ở Kostantîniyye, Izmir, Beirut và Cairo cũng tự cách ly bản thân khi có dịch.

Nhưng cũng phải nói là Ottoman cũng đã có một số biện pháp phòng dịch tốt hơn người ta nghĩ. Mặc dù họ không có “Bills of Mortality” hay “Books of the Dead” như ở Anh và Florence vào thế kỷ 17, họ vẫn có những người như Molla Mustafa Ševki Bašeski, một quý tộc Hồi giáo của Ottoman sống tại Sarajevo ghi chép về dịch bệnh ở thành phố năm 1746 và nhượng năm sau đó. Trong sách của ông có ghi cả tên, địa chỉ và nghề nghiệp của các bệnh nhân.

Một điều đáng nhắc tới nữa là Ahmed Efendi, nhà chiêm tinh Ottoman, đã ghi chép về câu chuyện giữa dịch bệnh và quy hoạch Kostantîniyye như sau:

“Một ngày sau cuộc động đất, Sultan cho mời các triết gia và hỏi làm cách nào để ngăn được chúng. Các học giả trả lời họ có thể giải quyết vấn đề nhưng giải pháp có thể gây ra dịch bệnh. Họ nói bằng cách xây dựng các hồ chứa ngầm (sertablar) thì có thể ngăn chặn được động đất, các giếng nước cũng có thể sử dụng được. Tuy nhiên, các hồ chứa nước ngầm sẽ thải mùi hôi thối ra môi trường, gây ra dịch bệnh. Sultan trả lời rằng tốt nhất nên xử dụng cách này do hậu quả của dịch bệnh đỡ hơn nhiều so với động đất.”

Câu chuyện này là bằng chứng cho thấy động đất và hỏa hoạn đối với Sultan và chính quyền Ottoman quan trọng hơn nhiều so với dịch bệnh. Tuy nhiên, sau này cũng có những phát triển để ngừa dịch như hệ thống cấp nước sạch, một thứ mà không nơi nào có được, ngay cả Anh, bằng chứng có thể thấy qua cuộc Đại hỏa hoạn ở London năm 1666. Người ngoài nhìn vào cũng phải ngưỡng mộ, như James DeCay thậm chí so sách hệ thống nước sạch ở Kostantîniyye với Mỹ, ông kết luận rằng hệ thống nước này phải dài ít nhất 50 mile và trị giá lên tới 50 triệu đô (giá năm 1831).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *