ĐỖ VĂN XUYỀN VÀ VIỆC XÀO XÁO CHỮ THÁI THÀNH “CHỮ VIỆT CỔ”

ĐỖ VĂN XUYỀN VÀ VIỆC XÀO XÁO CHỮ THÁI THÀNH “CHỮ VIỆT CỔ”

ĐỖ VĂN XUYỀN VÀ VIỆC XÀO XÁO CHỮ THÁI THÀNH “CHỮ VIỆT CỔ”

Đỗ Văn Xuyền(10/7/1937-19/6/2017)
Ngày 29/3/2013 tại Hà Nội ông Xuyền xuất bản cuốn sách “cuộc hành trình đi tìm chữ việt cổ”. Theo đó ông khẳng định chữ việt cổ là không có dấu, nên phải dùng tới 2 loại phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ.(nguồn: cảnh sát toàn cầu online 24/5/2017)
Việc tìm ra chữ cổ của người việt là tốt, đáng hoan nghênh. Nhưng điều đáng nói ở đây là thứ mà ông xuyền gọi là “chữ việt cổ” đó lại có hình dáng/cách viết +nguyên tắc ghép vần và thanh điệu không khác gì chữ thái.
Báo nhân dân điện tử thứ 4, ngày 13/3/2013 dẫn: “trong nhiều bộ chữ được nhân dân tây bắc bảo vệ hàng ngàn năm qua, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền cho rằng ông đã tìm được nguồn gốc chữ khoa đẩu. Đó là bộ tài liệu chữ thái thổ tự được chi châu Điện Biên Phạm Thận Duật phát hiện ra từ năm 1855-1856[…]Theo ông Xuyền, sự truy quét và triệt tiêu đến cùng của quân xâm lăng đã khiến những tinh hoa của người việt chỉ còn tồn tại ở miền biên viễn[…]chữ khoa đẩu là thứ chữ gốc được nhiều dân tộc sử dụng, có cải tiến để phù hợp với ngôn ngữ của mình. Bộ chữ ban đầu đã được ngụy trang để tránh sự nhòm ngó của kẻ thù”(hết trích)

Tóm gọn lại, tôi rút ra 3 điểm chính sau:
1.”chữ việt cổ” của Đỗ Văn Xuyền có hình dáng, nguyên tắc ghép vần và thanh điệu giống chữ thái.
2. Những nơi ông Xuyền tìm ra “chữ việt cổ” cơ bản là địa bàn sinh sống của người thái.
3. Ông Xuyền lập luận bởi sự xâm lăng của ngoại bang nên người việt không giữ được chữ viết, mà chỉ các dân tộc miền biên viễn giữ được dưới dạng ngụy trang.
Như vậy chữ việt cổ đã có từ cách đây hàng mấy nghìn năm, rồi người hán xâm lược, người việt bị cấm dùng chữ viết, chữ việt cổ được gìn giữ bởi các dân tộc thiểu số miền biên viễn.

Lập luận của ông Xuyền có một lỗ hổng rất lớn, đó là: người thái mới chỉ di cư từ vân nam(tq) xuống tây bắc vn ngày nay vào thế kỷ VII-XIII sau công nguyên. Cách thời Triệu Đà xâm lược bắc bộ-tức là thời mà người việt đang dùng chữ việt cổ-ít nhất cũng ngót nghét 700-800 năm. Người việt ở thế kỷ II TCN không thể nào dạy chữ cho người thái ở thế kỷ VII SCN đi từ một nơi xa xôi đến để truyền con chữ được.[nếu người thái có phép xuyên không từ thế kỷ VII SCN về thế kỷ II TCN hoặc người việt sống quá thọ suốt 7-800 năm thì may ra có khả năng làm được điều này]
Giả sử người việt có dạy lại cho người thái vào thế kỷ VII SCN đi chăng nữa, thì không có lý gì mà người việt đã giữ gìn được chữ viết của mình trong 700-800 năm dạy lại cho người khác được mà chính mình lại không gìn giữ được? Trong khi đó đến thế kỷ IX-X người việt cơ bản đã có sự độc lập so với phương bắc. Nghe rất nực cười khi mà thầy dạy chữ cho trò xong mà thầy lại quên luôn chữ.
Tiếp theo, chữ thái được phát triển dựa trên nền tảng chữ pallava(ấn độ) chả liên quan gì đến người việt hay hán cả. Chữ thái ở vn hiện nay là một trong các hệ chữ thái-nghĩa là nó tương đồng với chữ lào và thái lan(chỉ hơi khác về nét viết nhưng giống về bản chất) mà lào và thái lan thì chẳng phải là miền biên viễn của vn rồi.

Sau cùng, điều đơn giản nhất để chứng minh “chữ việt cổ” của ông Xuyền có từ trước thời Triệu Đà thì ít ra cũng phải khai quật được một tấm bia, một mảnh vải, một mẩu giấy, một khúc gỗ, một viên gạch nài đó…vv…chứa “chữ việt cổ” chứ? Nhưng thực tế là chả có gì, toàn làm ngược: dùng chữ ông Xuyền để chép lại các bài thơ viết bằng chữ hán.

Kết luận: tôi khẳng định thứ chữ mà ông Xuyền trưng ra cho bàn dân thiên hạ xem và gọi nó là chữ việt cổ thực ra là chữ thái. Hay nói cách khác là ông xuyền chả tìm ra được chữ việt cổ nào cả.
Sở dĩ việc dễ dàng dùng chữ thái để chép được tiếng việt là vì tiếng thái cũng có 6 thanh cơ bản như tiếng việt(ngoài ra còn có thêm 2 thanh âm tắc được quy ước thêm nhưng chỉ là dạng biến thể).
Ông Xuyền đã lợi dụng tinh thần dân tộc, lòng mong mỏi của hàng triệu người việt mà đã xào xáo lại một thứ chữ của dân tộc khác rồi lừa dối dân tộc mình(vì muốn lưu danh sử sách, trở thành anh hùng-danh nhân văn hóa của dân tộc chăng?). Ông Xuyền là tội đồ của lịch sử-bởi việc làm của ông ta là bóp méo lịch sử, nhào nặn và sáng tác lịch sử. Ông ta có lỗi với người thái, có lỗi với người việt và có lỗi với lịch sử.
Dưới đây là các hình ảnh minh họa.





4 comments

  1. Người viết bài này chưa tìm hiểu và suy nghĩ kỹ đã quy chụp công sức nghiên cứu của người khác. Trong quá trình nghiên cứu ông Xuyền đã tìm hiểu rất kỹ sự giống nhau và khác nhau của chữ Thái cổ và chữ Việt cổ, chữ nào là gốc. Xin hỏi chữ “a” và chữ “ă”, “â” thì chữ nào là gốc? Giữa chữ Việt cổ và chữ Thái cổ cũng có những liên hệ như vậy.

  2. Tôi cũng đồng ý với A Hà Hùng về tác giả bài viết Trên. Không tìm hiểu về Lịch Sử người Việt (Bách Việt: Lạc Việt, Âu Việt, Điền Việt, … ), tiếng nói Người Thái tương đồng với người Choang ở Trung Quốc, người Thái, Tày, Nùng ở Việt Nam, người Shan ở Miến Điện, người Lào, người Thái Lan. Họ chính là người Điền Việt đó, khu vực sinh sống chủ yếu là Điền Việt và vùng Giáp danh của Âu Việt và Lạc Việt “Nừng-Xòng-Xàm: 1-2-3”.
    Hy vọng, cũng là người Việt ông Thanh (tác giả bài viết trên) có cái nhìn khách quan và Phản biện hai chiều, chứ không chụp mũ, đưa ra những giả thuyết và kết luận luôn.
    T.Q.Vinh

    1. Người Thái đã học chữ Khmer rồi cải tiến thành chữ mình . Mà chữ khmer sau công nguyên mới xuất hiện. Vậy nên chữ “giống chữ Thái” không thể là chữ Việt cổ được. Ngoài ra, tiếng Việt cổ rất khác tiếng Việt hiện đại, nếu ông Xuyền không tìm được văn bản mẫu cho tiếng Việt cổ thì rõ ràng ổng nói dối

      1. có thể sẽ có sai sót, nhầm lẫn khi đối chiếu các văn bản, nhưng theo tui thấy ông ấy đã bóc tánh và cũng đã có các dẫn chứng thuyết phục làm rõ các nền chữ cổ cho khác đi so với chữ Thái hiện tại. Tui nghĩ đó là một sự cố gắng đáng trân trọng. Chứ còn muốn biết người Việt ta xưa kia xài chữ thế nào chắc chỉ có dùng máy thời gian quay về thì may ra …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *